221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
814693
Thị trường di động VN: Công nghệ CDMA sẽ cất cánh?
1
Article
null
Thị trường di động VN: Công nghệ CDMA sẽ cất cánh?
,

(VietNamNet)Đầu tháng 6 vừa qua, Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Đại hội Quốc tế công nghệ CDMA IA450, thu hút  gần 20 nhà khai thác từ khắp nơi trên thế giới. Sau thị trường Đông Âu, Bắc Mỹ, việc ''đổ bộ'' của các nhà khai thác dịch vụ tới thị trường châu Á đang được coi là tâm điểm chú ý của công nghệ CDMA.

Soạn: AM 824049 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một trong những tiện ích công nghệ CDMA mới được giới thiệu.

Hiện tại, Nhật Bản và Hàn Quốc đang là hai ''vương quốc'' thống trị công nghệ này với hàng loạt các tiện ích di động hiện đại. Tại Việt Nam, công nghệ CDMA đang gia nhập làng di động ra sao và trong tương lai, sẽ ảnh hưởng thế nào đến hơn 12 triệu ''cư dân'' di động hiện có?

Lý do CDMA hướng tới Việt Nam

Không phải ngẫu nhiên, Đại hội Quốc tế IA450 lần này được tổ chức tại VN. Thứ nhất, xét về lượng, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá, Việt Nam sẽ tăng trưởng bùng nổ trong công nghiệp truyền thông di động. Số người sử dụng di động tại Việt Nam đã tăng từ 4,9 triệu vào năm 2004 lên 9,2 triệu vào năm 2005, và sẽ vượt quá 14 triệu vào năm 2006 vì có thêm hai nhà khai thác mới gia nhập.

Bộ Bưu chính - Viễn thông đã duyệt lại dự báo về số người sử dụng ĐTDĐ sẽ đạt 20 triệu trước 2010. Đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng, màu mỡ với tốc độ tăng trưởng vào hạng nhất, nhì trong khu vực để hút các nhà đầu tư công nghệ.

Thứ hai, mặc dù đã có ''đàn anh'' GSM đi trước, nhưng trong cán cân so sánh, 3G CDMA450 giúp Việt Nam đáp ứng các mục tiêu CNTT-VT là cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu di động có dung lượng cao và giá cả vừa phải tại những vùng đô thị và nông thôn, đem lại thuận lợi xã hội và thương mại đến cộng đồng địa phương.

Thứ ba, CDMA hứa hẹn mang tới cho khách hàng khả năng tiết kiệm chi phí, trong khi dung lượng thuê bao lớn hơn, hiệu suất băng tần và các công năng truyền tải dữ liệu có tốc độ nhanh.

Chờ đợi sự bứt phá từ mạng 096 

Ứng dụng công nghệ CDMA tại Việt Nam, hiện tại, được trông chờ và hy vọng nhiều nhất vẫn là tân binh EVN Telecom. Mạng S-Fone tuy ra đời trước đó rất lâu nhưng vẫn chưa thể bứt phá, khẳng định ưu thế so với các mạng di động GSM.

Theo ông Nguyễn Mạnh Bằng, giám đốc công ty Viễn thông Điện lực, chủ quản mạng E-Mobile, hạn chế của  di động CDMA vẫn là phổ tần số hạn hẹp, thiết bị đầu cuối chưa đa dạng và tỷ lệ kết nối với các mạng đi trước còn thấp.

Sắp tới, các khách hàng của E-Mobile còn được sử dụng các dịch vụ gia tăng như dịch vụ mạng riêng ảo, dịch vụ định vị - là những tiện ích đã đang rất phổ biến tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, bề dày của GSM đã có tới hàng chục năm trên thế giới. Ngày nay, thống kê cho thấy khoảng 30% dân số thế giới sử dụng điện thoại di động công nghệ GSM. Tháng 6 vừa qua công nghệ di động GSM đã vượt qua con số 2 tỉ thuê bao – chiếm 80% người sử dụng điện thoại di động trên toàn thế giới.

Theo đánh giá, để công nghệ mạng GSM cân bằng với CDMA, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, tỷ lệ dân số Việt Nam dùng di động chưa cao, mới chỉ chiếm tới 10%, trong khi con số này ở nước láng giềng là 40%.

Thứ hai, tỷ lệ thuê bao trả trước ở VN cũng đang vượt trội so với thuê bao trả sau, chiếm tới 80%, trong khi ở Singapore chỉ là 25%. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý, và giữ chân các thuê bao truyền thống ở lại mạng mình, đặc biệt là trong thế cạnh tranh giữa các mạng hiện nay.

Thứ ba, hiện tại, doanh số cũng như nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng đối với các dịch vụ phi thoại (dữ liệu) rất thấp so với các dịch vụ thoại. Trong khi, năng lực cung cấp các dịch vụ phi thoại của CDMA lại đang dồi dào, với tốc độ truy cập dữ liệu là 2,4 Mbps - được coi là niềm ao ước cho các mạng di động công nghệ GSM.

Trước thềm WTO

Rõ ràng, cả 6 mạng di động (VinaPhone, MobiFone, Viettel và S-Fone, E-Mobile, Hanoi Telecom) mới đang cạnh tranh ''nội bộ'' trong nước. Dự kiến, trong năm 2006 này, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Khi đó, cuộc đua này sẽ không chỉ mang tính chất hạn hẹp, mà sẽ mở rộng sang các đối tác quốc tế trên toàn cầu. Ưu thế công nghệ và phương thức khai thác những giá trị dịch vụ là chìa khóa cho nhà cung cấp bứt phá, tận dụng năng lực để đương đầu trong cuộc cạnh tranh.

Đối với cả thế "chân vạc kép" với cả 2 công nghệ GSM và CDMA này, yếu tố đầu tư từ nước ngoài sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn như trước đó, MobiFone đã hợp tác thành công với Comvik (Thụy Điển) và hiện tại, S-Fone với SK Telecom, Hanoi Telecom tranh thủ đầu tư từ Hutchison...

Nhận định về con đường tất yếu của các nhà cung cấp di động, các chuyên gia viễn thông cho rằng, khi VN đã vào cuộc, gia nhập WTO, vấn đề sống còn của các mạng được đặt lên hàng đầu. Nếu nhà cung cấp không đủ năng lực, không trường vốn, sẽ lập tức bị đào thải. Chỉ còn hai lực chọn cho sáu mạng di động khi không đủ sức cạnh tranh là: Nếu không thành công, sẽ bị giải thể. Nếu muốn duy trì, bắt buộc sẽ phải sáp nhập, tìm đối tác hợp tác để đủ sức bật, tiếp tục cuộc đua...

Còn dưới góc độ của người tiêu dùng, thời gian tới, bên cạnh sự ''thống trị'' bấy lâu của các mạng di động GSM, khách hàng có quyền chờ đợi, hy vọng sẽ được chiêu đãi bữa tiệc công nghệ cao, với giá dịch vụ hợp lý từ các "tân binh" công nghệ CDMA!

  • Hoàng Hùng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,