221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
811670
GSM - CDMA: Nhất bên trọng, nhất bên khinh?
1
Article
null
GSM - CDMA: Nhất bên trọng, nhất bên khinh?
,

(VietNamNet)Giới CNTT-VT thế giới đang xôn xao cân nhắc giữa hai lựa chọn mạng di động GSM hay CDMA. Tại Việt Nam, cán cân công nghệ này sắp tới, sẽ là 3 GSM và 3 CDMA, khách hàng chọn ai đây?

Soạn: AM 816429 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đối thủ truyền thống

Mạng GSM ra đời trước, và khẳng định vị thế trên thế giời từ lâu. Sở dĩ GSM được gọi tên là đối thủ truyền thống, bởi lẽ, khi các mạng S-Fone, E-Mobile lần lượt trình làng công nghệ CDMA, nhưng người tiêu dùng vẫn có thói quen ''ngại ngần'' khi tiếp xúc, lựa chọn công nghệ này. Đến nay, tại Việt Nam, cán cân vẫn nghiêng hẳn về phía công nghệ GSM!

Được đánh giá là "đại gia" trong làng thông tin di động, VinaPhone và MobiFone hiện đang dẫn đầu trên thị trường di động. Đến nay, nếu tính cả thuê bao ảo, MobiFone (090) đã đạt 5 triệu thuê bao và VinaPhone (091) đạt hơn 6 triệu thuê bao.Trong 6 tháng đầu năm 2006, VinaPhone đã hoàn thành phủ sóng 100% huyện trên toàn quốc. Mạng Viettel (098) dù đi sau nhưng cũng đã có trong tay 3 triệu thuê bao, tạo thành "thế chân vạc" trên thị trường, và cả 3 đều sử dụng công nghệ GSM.

Dựa vào ưu thế mạng lưới của mình, sở trường của các mạng GSM đều là thoại, và nhắn tin SMS. Dịch vụ gia tăng vẫn chưa là thế mạnh chính, mặc dù cũng rầm rộ với truy cập Internet qua GPRS, hay WAP... nhưng lượng người sử dụng không nhiều, chỉ mang tiếng cưỡi ngựa xem hoa.

Vi vậy, để cạnh tranh, VinaPhone và MobiFone đang gấp rút triển khai công nghệ EDGE để cung cấp thêm dịch vụ với tốc độ truyền số liệu cao. Với công nghệ EDGE, khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ có chất lượng truyền hình ảnh rõ nét hơn so với dịch vụ GPRS hiện đang cung cấp. Khách hàng cũng có thể xem tivi trên điện thoại di động với tốc độ truyền có thể lên đến 384Kbps (tức là cao gấp 2 đến 3 lần so với GPRS).

CDMA với ưu thế công nghệ cao

Trong khi đó, mạng CDMA nhấn mạnh vào các dịch vụ giá trị gia tăng phi thoại, cụ thể là truy cập Internet tốc độ cao qua di động, tương tự như WiFi hiện nay. Ông Nguyễn Mạnh Bằng, Giám đốc Công ty Viễn thông Điện lực- đơn vị chủ quản mạng di động 096, cho biết, ''chúng tôi tập trung vào các dịch vụ công nghệ cao để cạnh tranh với mạng di động GSM. Theo đó, thay vì cước phí đang được tính theo phưong thức truyền thống hiện nay, cước phí mạng E-Mobile sẽ dựa trên các gói dịch vụ cung cấp kèm theo, mang lại sự thuận lợi, tiện nghi cho người sử dụng''.

EVN Telecom đã phủ sóng 64 tỉnh, thành với 572 trạm BTS băng tần 450 MHz (tương đương với 1.000 trạm BTS băng tần 800 MHz) đáp ứng được 1,5 triệu thuê bao. Tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa như Cao Bằng, Bắc Cạn, đều có ít nhất 1 đến 2 trạm tại trung tâm tỉnh và vùng đông dân cư. Mục tiêu từ nay đến cuối năm, mạng 096 sẽ lắp thêm 1.300 trạm BTS trên toàn quốc.

Trong khi đó, triển khai tại Việt Nam từ năm 2003, mạng di động công nghệ CDMA đầu tiên tại Việt Nam là S-Fone mới chỉ chú trọng giảm cước chạy đua theo thị trường, chưa tìm được hướng thu hút thuê bao về phía mình. Nhiều ứng dụng, nhiều dịch vụ gia tăng tiện ích của công nghệ CDMA, cho đến thời điểm này, vẫn chưa được S-Fone tận dụng để cung cấp phục vụ khách hàng.

Vào lúc cao điểm nhất, mỗi ngày mạng điện thoại 095 chỉ phát triển mới được vài nghìn thuê bao, so với con số trung bình khoảng 20-25.000 thuê bao mới của các mạng GSM. Phủ sóng hạn hẹp hơn các đàn anh GSM, S-Fone mới có khoảng 580 trạm thu phát sóng trên 53 tỉnh thành trên cả nước. Dự kiến đến cuối năm, S-Fone sẽ đạt khoảng 1.000 trạm thu phát sóng đến thị xã, thị trấn trên phạm vi toàn quốc.

Ẩn số cuối cùng - em út trong thế chân vạc ba mạng CDMA là mạng di động 092 của Hanoi Telecom. Theo đúng với dự báo, trong năm 2006, mạng di động hợp tác giữa công ty này với đối tác Hutchison sẽ chính thức ra mắt người tiêu dùng. Thế nhưng, lần nữa hết thời gian này đến thời gian khác, từ quý I, rồi hết quý II, mạng di động mới tinh này vẫn được coi là... bí ẩn lớn, chưa thấy xuất hiện! Và theo nhận định từ phía Bộ chủ quản - Bộ BCVT, trong quý III tới, mạng 092 vẫn chưa thể khởi động để trình làng!

Ngoài ra, sức thu hút của GSM còn ở vùng phủ sóng rộng, cả ở quốc tế. Trong khi đó, theo đánh giá, CDMA chưa phải là công nghệ di động phổ biến trên thế giới nên vùng phủ sóng còn hẹp và khả năng chuyển vùng quốc tế còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cho dù, S-Fone hay E-Mobile có hợp tác cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế với tất cả các đối tác quốc tế thì phạm vi sử dụng dịch vụ cũng vẫn bị bó hẹp hơn GSM.

Thời gian không xa, khi sự góp mặt đủ các anh tài, với ba mạng GSM là VinaPhone, MobiFone, Viettel, còn CDMA là S-Fone, E-Mobile và Hanoi Telecom, người tiêu dùng sẽ được mặc sức chọn lựa theo nhu cầu, mục đích sử dụng của mình!

  • Hoàng Hùng 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,