221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
802897
Thông tư quản lý game online: Vừa "chặt", vừa "lỏng"
1
Article
null
Thông tư quản lý game online: Vừa 'chặt', vừa 'lỏng'
,

(VietNamNet) - Thông tư liên bộ về quản lý trò chơi trực tuyến (online games) vừa được ba bộ (Văn hóa - Thông tin, Bưu chính, Viễn thông và Công an) ký ban hành. Những quy định trong Thông tư được chính những nhà quản lý góp tay soạn thảo cho rằng vẫn mang tính "mở" nhiều hơn.

Soạn: AM 794377 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ba Bộ (VH-TT, BC-VT và Công an) ký kế ban hành Thông tư và sẽ cùng nhau quản lý trò chơi trực tuyến từ tháng 6/2006. Ảnh: B.D

Điều 7 Chương II được cả nhà cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và người chơi game quan tâm, đó là: Doanh nghiệp phải "có biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý giờ chơi cài tại hệ thống máy chủ nhằm hạn chế thời gian chơi được tính điểm thưởng của mỗi tài khoản chơi theo 3 phương thức: 3 giờ đầu tiên được 100% điểm thưởng, từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 5 chỉ được tính 50% số điểm thưởng và từ giờ thứ 5 trở đi sẽ không được tính điểm thưởng.

Quy định đã đưa ra nhưng sẽ không dễ để quản lý và thực hiện do người chơi vẫn có nhiều cách để "gia tăng thời gian chơi", "lách luật", đồng thời không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng muốn người chơi dành ít thời gian chơi trò của mình. Vì thế, ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo về tác hại của game online nếu chơi quá mức độ được nhắc đến nhiều hơn với quy định này.

Có vẻ như trách nhiệm tiếp tục dồn lên DN cung cấp game online khi Thông tư quy định: "DN phải xây dựng quy định quản lý trò chơi trực tuyến". Theo đó, cần "yêu cầu người sử dụng dịch vụ phải cung cấp cho DN các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số chứng minh thư cũng như các yếu tố khác có ý nghĩa trong việc xác định người chơi; có thông tin khuyến cáo người chơi về những ảnh hưởng vê thể chất và tinh thần khi chơi quá nhiều, quyền định đoạt tài sản phát sinh trong trò chơi".

Thông tư quy định DN cung cấp game online "có trách nhiệm quản lý thông tin trên trang tin điện tử. Trên trang chủ trò chơi phải cung cấp thông tin về luật lệ trò chơi, các quy định quản lý trò chơi và bảo đảm tính công bằng".

"Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ, an toàn, an ninh thông tin, cước phí và phải bảo đảm các quyền lợi chính đáng của người sử dụng dịch vụ".

"DN không được khởi tạo các tài sản có giá trị nhằm mục đích kinh doanh thu lợi".

Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Tuy nhiên, nội dung quy định này, theo Thứ trưởng Bộ BC-VT Lê Nam Nam Thắng, cũng là để "khuyến cáo tính tự giác" là chủ yếu với tác dụng bảo vệ người chơi, lưu ý đến khía cạnh có hại của game online với thanh thiếu niên và đảm bảo an an toàn khi phát sinh những vấn đề rắc rối. Như ông Lê Nam Thắng nêu ra, khi chưa có sự kết nối cơ sở dữ liệu về người chơi, về dịch vụ từ nhà cũng cấp đến cơ sở sữ liệu về nhân thân của quốc gia, chưa có server dành riêng cho trẻ em (như Trung Quốc đã làm) thì việc quản lý chưa thể triệt để được.

Ông Thắng giải thích lý do mà Bộ BC-VT đề xuất đưa quy định này vào là: "Thực tế tham gia trò chơi là thực hiện giao dịch dân sự hay hợp đồng. Người chơi có đầy đủ thông tin về nhà cung cấp trò chơi thì DN cũng cần có thông tin về người chơi". Trong điểm 3, Điều 9 của Thông tư cũng quy định: "DN phải có trách nhiệm lưu giữ thông tin về người chơi".

Như vậy, nếu so với Dự thảo Thông tư đã soạn tới 10 lần trước đó, Thông tư vừa được "thống nhất hoàn chỉnh" và chính thức ký ban hành lần này tăng thêm một số quy định ràng buộc nhà cung cấp dịch vụ và người chơi theo hướng "quản lý chặt hơn". Tuy nhiên, khi quản lý game online vẫn được các bên soạn thảo coi là một vấn đề khó và đây là loại hình giải trí còn mới với nước ta thì việc "quản lý theo kịp sự pháp triển" hay không còn chờ thời gian trả lời...

Tại buổi công bố ban hành, Thứ trưởng Bộ VH-TT Đỗ Quý Doãn cho biết quan điểm: Không nên quá cổ súy loại hình trò chơi trực tuyến. Ban soạn thảo Thông tư cũng không khuyến khích chơi game vì "đối với game online, tác động tiêu cực, tác hại không không phải ít"... Tuy nhiên, chủ trương này liệu có mâu thuẫn với việc xây dựng ngành công nghiệp game của Việt Nam không khi Hiệp hội DN phần mềm Việt Nam (VINASA) đã đặt ra nhiều mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp này bằng cách tổ chức các giải thưởng khuyến khích sáng tạo game Việt Nam như VietGames 2006.

  • Bùi Dũng 

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,