221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
801496
Hàn Quốc: Cũng vật lộn với nạn nghiện game
1
Article
null
Hàn Quốc: Cũng vật lộn với nạn nghiện game
,

Không thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học khắc nghiệt và áp lực học tập căng thẳng từ phụ huynh, Kim Myung từng bước tìm thấy sự giải thoát cho mình tại một nơi cậu vẫn có thể cảm thấy "Bất khả chiến bại" - thế giới ảo của game.

Soạn: AM 791049 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: USA Today

Ngồi trước màn hình máy tính, Kim , năm nay 20 tuổi, có thể chơi hàng giờ game nhập vai với các game thủ vô danh khác mà không cảm thấy chán. Khi tiêu diệt được những con quái vật hay ma cà rồng bằng sự khéo léo đặc biệt của mình, những lời khen ngợi như "Tuyệt hảo", "Bậc thầy" như thổi cậu lên mây, Kim nhớ lại. Cậu chơi từ 8h sáng cho đến sau nửa đêm, liên tục trong vòng 4 tháng. Cả ngày cậu chỉ ăn độc nhất một bát mì ăn liền, nhưng vẫn tăng liền 10 pound.

"Tôi biết là mình đã mắc nghiện, nhưng không thể dùng lại được", Kim nói. "Tôi không thay quần áo, không ra ngoài, và bắt đầu nghĩ về bản thân như nhân vật của mình trong game".

Giờ thì Kim đang ngồi đây, trong phòng khám của bác sĩ để trải qua một đợt chữa trị đặc biệt về tâm lý.

Vấn nạn nghiêm trọng

Tại Hàn Quốc, quốc gia được mô tả là không gian của văn hóa game, mái nhà của game thủ "đẳng cấp nhất thế giới", nhà chức trách đang phải lên tiếng báo động về cái mà họ gọi là "nạn dịch nghiện game".

Tháng trước, chính phủ Hàn Quốc đã phải khai trương riêng một đường dây nóng dành riêng cho gia đình các "con nghiện". Trước đó, từ năm 2002, chính phủ đã mở một trung tâm điều trị nghiện game. Giờ thì hàng trăm bệnh viện tư và phòng khám tâm lý đang mọc lên như nấm để giúp chính phủ giải quyết vấn nạn đau đầu này.

Theo một cuộc thăm dò của chính phủ mới đây, có khoảng 2,4% dân số trong độ tuổi từ 9 đến 39 tại nước này đang nghiện game.

10,2% khác đang đứng chênh vênh trên nguy cơ bị nghiện: họ bị ám ảnh với việc chơi game tới mức thiếu ngủ, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường hàng ngày và mất dần liên hệ với thực tại. Những cảm giác này chuyên đi đôi với chứng trầm cảm và hẫng hụt khi không được chơi.

Tình huống càng trở nên tồi tệ hơn khi có tới 10 người Hàn Quốc, chủ yếu là thanh thiếu niên ở độ tuổi dưới 30 - đã chết trong năm 2005 vì các nguyên nhân có liên quan tới chứng nghiện game. Phần lớn các vụ là do nạn nhân ngồi một chỗ, một tư thế quá lâu, làm ngưng tắc tuần hoàn máu.

Điển hình nhất là vụ một thanh niên 28 tuổi tại thành phố Taegu chơi game liên tục suốt 50 giờ không nghỉ. Cuối cùng, anh này đã ngã gục ngay giữa "PC baang", một trong hàng chục ngàn quán cafe Internet đang mọc lên nhan nhản trên toàn Hàn Quốc. Tại đây, người chơi có thể đắm chìm vào thế giới của game chỉ với 1 USD/giờ, bất kể ngày hay đêm.

Đi tìm nguyên nhân

"Nghiện game đã trở thành một trong những căn bệnh xã hội mới nhất", Son Yeongi, chủ tịch Văn phòng Vận hội số Hàn Quốc, nhận định. "Bản thân game không phải là thủ phạm. Cái chính là nó đã bị lạm dụng quá đà".

Các chuyên gia đang bắt đầu nhìn sang các quốc gia công nghiệp phát triển khác để tìm hiểu về nạn nghiện game, và phát hiện ra rằng Mỹ, Nhật Bản cũng  thuộc loại "trầm trọng". Thê nhưng vượt trên hết thảy, Hàn Quốc vẫn là tâm điểm của "dịch".

Nguyên nhân một phần của tình trạng này là do áp lực học tập ở các quốc gia châu Á quá nặng nề, đẩy thanh thiếu niên tới chỗ stress. Tại Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản, việc các em học sinh, sinh viên bị cha mẹ ép học thêm 4-5 tiếng mỗi ngày sau giờ tan học là chuyện quá bình thường. Với nhiều em, chạy trốn thực tại khắc nghiệt bằng cách đắm mình vào thế giới game ảo dường như là lối thoát duy nhất (mà lại còn rất hấp dẫn).

Soạn: AM 791051 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: AP

Mặt khác, Hàn Quốc lại là thiên đường của game. Vào năm 2000 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã tổ chức World Cyber Games, một thế vận hội của giới game thủ, thu hút tới 67 nước tham gia. Ở xứ sở kim chi, một game thủ chuyên nghiệp, "đẳng cấp cao" có thể kiếm không dưới 100.000 USD mỗi năm nhờ các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế.

Tại nhiều nước, những thiết bị chơi game cầm tay như Nintendo hoặc Sony PSP nắm quyền thống trị. Nhưng người Hàn Quốc lại chỉ chuộng game online nhập vai tương tác. Những game này không bao giờ có kết thúc, và cho phép nhiều đối thủ cùng chơi, cùng so tài một lúc qua mạng Internet.

Game online cực "hot" ở Hàn Quốc, bởi đây là quốc gia nối mạng nhiều nhất thế giới. Có tới gần 70% người Hàn (so với 45% người Nhật và 33% người Mỹ) thường xuyên truy cập Internet thông qua kết nối băng thông rộng siêu nhanh - điều kiện tối ưu cho game online phổ biến.

Giờ thì với mạng di động tốc độ vèo vèo, người Hàn còn bắt đầu chơi cả game cao cấp trên "dế" nữa.

Tuy nhiên, những game thủ kỳ cựu và tín đồ đích thực thì chỉ thích duy nhất các PC baang. Ở đây, họ được đắm mình trong âm thanh chí chát, ầm ĩ của tiếng gươm khua, súng nổ, tiếng đánh nhau huỳnh huỵch và không gian ngập ngụa khói thuốc, bên trên tường nham nhở các bức poster quảng cáo cho game. Không ai nói với ai câu nào, tất cả cắm mặt vào màn hình sáng lóa và đắm đuối trong đó.

"Đây là cách giải tỏa stress của tôi. Tôi có làm hại ai đâu, thế thì có vấn đề gì đáng nói?", một game thủ thốt lên.

Hủy hoại gia đình

Nhưng những tiếng chuông cảnh báo đang liên tục vang lên bên trong các gia đình Hàn Quốc. M.H.Kim, một bà nội trợ 37 tuổi ở Seoul đã phải lôi cổ cậu con trai 14 tuổi đến phòng khám tư điều trị cách đây 2 tháng. "Chồng tôi dí sách tiếng Anh vào tay nó và lệnh cho nó phải nhớ toàn bộ bài học trong một đêm", chị kể lại. "Nó không được phép đi ngủ chừng nào chưa học xong. Nhưng hóa ra, nó có học hành gì đâu. Thừa lúc chúng tôi không để ý, nó ngồi chơi game đấy chứ".

Phải mất vài tháng, chị Kim mới thuyết phục được chồng đồng ý đưa con đến "cắt" chứng nghiện game. Được 3 tháng thì cậu con bỏ trốn, nẫng tiền của họ hàng để chơi game ở một quán PC baang dọc đường. Đến nước này thì chồng chị Kim cũng đành chào thua.

"Tôi có thể hiểu được những gì con tôi phải chịu đựng. Chưa bao giờ nó làm bố nó hài lòng được và học hành luôn lẹt đẹt. Nhưng khi chơi game, nó trở thành một chiến binh hùng mạnh, không thể đánh bại. Game mang lại cho con tôi một cảm giác thỏa mãn, sung sướng và tự tin mà nó không bao giờ thấy được ngoài đời thực", Kim tâm sự.

Tuy nhiên, theo lời các bác sĩ thì kết quả tồi tệ nhất mà bệnh nghiện game mang lại chính là bạo lực. Năm ngoái, một cậu học sinh cấp I đã lẫn lộn khái niệm giữa sống và chết tới mức cầm búa giết luôn em trai mình, chỉ vì cậu em cắt ngang mạch chơi.

"Không có gì là sai khi trẻ tìm cách xả stress qua game. Nhưng cha mẹ cần hết sức trông chừng những dấu hiệu báo động của bệnh nghiện game. Khi trẻ có những phản ứng bạo lực khi bị buộc dừng chơi, đó là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy chúng cần được đưa đi điều trị ngay", bác sĩ điều trị cho con trai bà Kim cho biết.

Thiên Ý (Theo Washington Post)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,