221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
798034
Ba Bộ: VHTT, BCVT, Công an chưa ngồi lại với nhau?
1
Article
null
Việc soạn thông tư về Game Online:
Ba Bộ: VHTT, BCVT, Công an chưa ngồi lại với nhau?
,

(VietNamNet) - Với Dự thảo Thông tư quản lý trò chơi trực tuyến (online games) lần 8, Bộ Công an không có ý kiến gì, chỉ có Bộ BC-VT gửi công văn góp ý kiến đến Bộ Văn hóa - Thông tin (đơn vị chủ trì việc soạn thảo). Đến Dự thảo lần 9, theo thời hạn Bộ VH-TT đưa ra - 12/5/2006 là ngày cuối cùng các Bộ gửi ý kiến, nhưng lần này thì ngược lại, Bộ Công an có ý kiến còn Bộ BC-VT thì chưa...

Soạn: AM 781337 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Lê Thị Ngọc Mơ. Ảnh: B.D

Sự chậm chễ về thời gian này đã dẫn đến việc chưa biết đến thời điểm nào Thông tư quản lý game online mới hoàn chỉnh và được ban hành.

Trả lời VietNamNet sau khi đưa ra Dự thảo Thông tư lần thứ 9, ông Nguyễn Trí Dũng, Phó Cục trưởng cục Báo chí (Bộ VH-TT) cho biết: Dự kiến sau khi có ý kiến Liên Bộ sẽ tiến hành cuộc gặp mặt các các bên. Tuy nhiên, khi các Bộ còn chờ nhau thế này thì kế hoạch này tiếp tục phải lui lại.

Liệu đây có phải là do sự thiếu đồng thuận giữa các Bộ - một trong những khó khăn mà ông Nguyễn Trí Dũng nêu lên trong họat động soạn thảo Thông tư game online?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông cho rằng: "Không phải không có sự đồng thuận giữa các Bộ, vì nhìn chung các Bộ đã có sự phối hợp với nhau trong việc quản lý này. Đây mới chỉ là các ý kiến cá nhân, chứ lãnh đạo bộ chưa ngồi lại với nhau và ý kiến chính thức phải là ý kiến được lãnh đạo bộ ký. Giá như các Bộ ngồi lại với nhau thì đơn giản lắm".

Bà Mơ cũng cho biết, Bộ BC-VT cũng đang chuẩn bị gửi công văn góp ý về bản Dự thảo lần 9 sang Bộ VH-TT và muốn có buổi làm việc liên bộ.

Giải thích lý do chưa gửi văn bản góp ý về Dự thảo lần 9 sang Bộ VH-TT, bà Lê Thị Ngọc Mơ cho rằng: "quy trình trao đổi này cần có thêm thời gian". "Thực ra đây là vấn đề phức tạp, ngay cơ quan quản lý nhà nước cũng còn nhiều lúng túng...".

Công văn của Bộ Công an gửi Bộ Văn hóa thôn tin góp ý cho Dự thảo Thông tư Quản lý game online, về cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo lần thứ 9. Tuy nhiên, có một số đề nghị sửa đổi, bổ sung bao gồm:

Khoản 3, Điều 5 về điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, Bộ Công an đề nghị: văn bản chấp thuận của Bộ BC-VT phải trên cơ sở thống nhất với Bộ Công an về phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Khoản 2 Điều 7 (về quy trình thẩm định các điều kiện kỹ thuật), Bộ Công an đề nghị bổ sung nội dung Bộ BC-VT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tiến hành kiểm tra thực tế việc triển khai của DN, thay vì chỉ riêng Bộ BC-VT tiến hành kiểm tra trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo của DN gửi Bộ BC-VT khi đã hoàn thành việc triển khai hệ thống thiết bị và các phương án kỹ thuật... (như quy định trong Dự thảo lần 9).

Một điểm khác Bộ Công an đề nghị bổ sung với khoảng 2 Điều 8 (về điều kiện cung cấp thêm trò chơi mới): "Chỉ được chính thức cung cấp trò chơi mới sau khi có kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành (Bộ BC-VT, Bộ Công an) về việc triển khai trên thực tế các phương án kỹ thuật đảm bảo an toàn, anh ninh thông tin cho việcc ung cấp trò chơi mới này".

Như vậy các Bộ vẫn chưa có sự đồng thuận với Dự thảo thông tư lần thứ 9.

Trước đó, Bộ BC-VT đã đưa ra ý kiến về hai vấn đề liên quan trực tiếp đến người chơi và doanh nghiệp. Về việc DN không cần có giấy phép OSP khi cung cấp dịch vụ như ý kiến Bộ BC-VT đưa ra, bà Lê Thị Ngọc Mơ giải thích:

"Ban đầu khi đưa ra đề xuất về giấy phép quản lý đối với nhà cung cấp game là với suy nghĩ đây là dịch vụ ứng dụng viễn thông cần quản lý chặt. Trung Quốc họ cũng làm tương tự. Tuy nhiên đấy không phải góp ý chính thức bằng văn bản do lãnh đạo Bộ ký.

Sau quá trình nghe ngóng từ DN, xã hội và xem xét lại hệ thống pháp lý của Việt Nam thì thực ra game online không phải là dịch vụ viễn thông mà là dịch vụ mang tính hội tụ giữa viễn thông và truyền thông quảng bá. Hạ tầng pháp lý hiện nay thì chỉ những dịch vụ hạ tầng viễn thông Internet mới cần giấy phép OSP. Ngoài ra các dịch vụ khác thì không chịu sự quản lý gì cả.

Game online không phải là dịch vụ viễn thông mà là dịch vụ mang tính hội tụ nên không cần OSP viễn thông. Nó có thể là một loại giấy phép khác, cần một văn bản quy phạm pháp luật cao hơn mức Thông tư quy định. Loại giấy phép này có thể đưa ra tùy theo sự quản lý.

Một điểm nữa sau khi xem xét là vẫn có thể quản lý chặt mà không cần giấy phép thông qua việc đưa ra các điều kiện để các DN triển khai theo. Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra việc tuân thủ của DN ... ".

Về vấn đề "người chơi (hoặc người bảo lãnh) phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân (tên, số CMND...) cho doanh nghiệp" như đề xuất của Bộ BC-VT, bà Mơ giải thích: "Quy định của Bộ BC-VT đưa ra trên nguyên tắc cần quản lý chặt để bảo vệ quyền lợi người sử dụng và trẻ em của Chính phủ". "Ở Trung Quốc, một nước có những quy định thậm chí chặt hơn mình, mới đây họ cũng đã đưa ra quy định là hạn chế giờ chơi, bắt người chơi trình chứng minh thư, có hệ thống quản lý chứng minh thư đối với người chơi và hệ thống server riêng để quản lý", bà Mơ trao đổi.

Bà Mơ cho biết, thực tế trước khi đưa ra quy định này, Bộ BC-VT có trao đổi với DN, cụ thể là VinaGame, FPT... và được biết, hệ thống quản lý của 2 DN này cũng bắt buộc người sử dụng phải trình CMT. Không khai báo chứng minh thư thì vẫn được chơi, nhưng khi xảy ra tranh chấp về quyền lợi, ví dụ về hacker, về tài sản ảo... thì nhà phát hành game không có nghĩa vụ phải quyết...

Như vậy, dự kiến ban đầu là tháng 12/2005 các Bộ ban hành Thông tư Quản lý trò chơi trực tuyến. Nhưng đến nay, sau gần nửa năm thì người chơi game, DN, nhà quản lý vẫn tiếp tục phải chờ...

  • B.D

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,