221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
796266
18/5: Quyết định phương án quản lý thuê bao trả trước
1
Article
null
18/5: Quyết định phương án quản lý thuê bao trả trước
,

(VietNamNet) - Thông tin từ Vụ Viễn thông, Bộ BCVT cho biết, trong tháng 10, tất cả các thuê bao trả trước (bao gồm đang hoạt động và hòa mạng mới) sẽ được thắt chặt quản lý. Thuê bao trả trước đang hoạt động trên mạng sẽ phải đăng ký lại thông tin cá nhân, khi nạp tiền tại các đại lý dịch vụ di động.

Soạn: AM 777395 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tất cả thuê bao trả trước sẽ phải đăng ký lại trong tháng 10!

Công việc này sẽ được hoàn tất trước tháng 11/2006 - thời điểm diễn ra hội nghị APEC tại Việt Nam, nhằm đảm bảo an toàn an ninh cho người sử dụng và quốc gia. Ngay từ tháng 9, Bộ BCVT sẽ phối hợp cùng các DN liên quan tuyên truyền, phổ biến cơ chế quản lý, hoạt động các thuê bao trả trước trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo cơ chế này, người sử dụng khi đăng ký thuê bao trả trước mới sẽ phải xuất trình chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu. Với những đối tượng chưa đến tuổi làm CMT, sẽ phải có người thân bảo lãnh đi cùng để khai báo thông tin cá nhân.

Phương án nào?

Đối với việc quản lý hơn 7 triệu thuê bao trả trước đang tồn tại trên mạng di động hiện nay, đại diện Bộ BCVT cho biết, khi thuê bao đến nạp tiền tại các đại lý, sẽ phải khai báo thông tin cá nhân. Như vậy, sẽ có hai giai đoạn trong khâu quản lý thuê bao trả trước: quản lý trực tiếp tại các đại lý và quản lý tại hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ.

Riêng với gói Forever của S-Fone có thời hạn sử dụng là 1 năm, cách quản lý sẽ tính từ thời điểm tài khoản của người sử dụng về “0”; nhà cung cấp sẽ cắt liên lạc và tái quản lý trở lại. Ngược lại, các thuê bao đã khóa hai chiều, không tiếp tục nạp thẻ, thì sau đúng thời hạn 6 tháng, sẽ bị xóa vĩnh viễn khỏi hệ thống dữ liệu, để ''tái sản xuất'' lại dịch vụ.

Bộ BCVT cũng sẽ có quy định đối với đại lý điện thoại trả trước, nhưng nhà cung cấp dịch vụ vẫn là chủ thể chịu trách nhiệm quản lý các đại lý. Bởi vì, quan hệ giữa nhà cung cấp và đại lý điện thoại trả trước được thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật. Lúc đó, DN cung cấp dịch vụ hoặc đại lý điện thoại trả trước sử dụng thông tin cá nhân của người sử dụng không chính xác sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng đã được ký kết!

Về phía các DN: các mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel hiện đang có tới 60-80% thị phần là thuê bao di động trả trước. Đồng thời, mạng chủ quản cần áp dụng cách thức khoanh vùng hoặc chia thành khu vực và có hình thức "ép" khách hàng đi khai báo.

Được biết, vào thứ năm tới (18/5), lãnh đạo Bộ BCVT sẽ cân nhắc và quyết định lựa chọn phương án quản lý thuê bao trả trước.

Quản lý chặt sẽ giảm chi phí cho DN!

Trước ''chiến dịch'' tái quản lý thuê bao trả trước, các DN viễn thông đều đồng tình ủng hộ và chờ đợi chỉ đạo từ phía Bộ chủ quản để thực hiện ngay. Câu hỏi đặt ra là chi phí tái quản lý có ảnh hưởng đến doanh thu của các DN nghiệp hay không?

Ông Nguyễn Xuân Trụ - Vụ phó Vụ Viễn thông - Bộ BCVT cho hay, ''chi phí quản lý thuê bao trả trước do DN tự tính toán, xác định. Chi phí này phụ thuộc vào công nghệ, quy trình quản lý của mỗi DN". Nội dung quản lý thuê bao trả trước đơn giản hơn nhiều so với quản lý thuê bao điện thoại trả sau. Nội dung quản lý thuê bao điện thoại trả sau gồm: hợp đồng cung cấp sử dụng dịch vụ, mã khách hàng, cước phí sử dụng, thông tin cá nhân của thuê bao...trong khi đó, nội dung quản lý thuê bao trả trước chỉ là thông tin cá nhân hẹp trên hộ khẩu hoặc CMT. "Chính vì thế, chi phí cho việc quản lý đối tượng này sẽ không lớn lắm'', ông Trụ nói.

Mặt khác, việc tái quản lý, rà soát các thuê bao khóa hai chiều trên mạng góp phần giảm chi phí đầu tư cho nhà cung cấp dịch vụ, tránh lãng phí về sử dụng tài nguyên kho số.

  • Hoàng Hùng

 Ý kiến của bạn về quản lý thuê bao trả trước:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,