221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
794846
Đề án 112 sẽ không còn tồn tại ở TP.HCM
1
Article
null
Đề án 112 sẽ không còn tồn tại ở TP.HCM
,

“Những năm tới đây rất nhiều tập đoàn lớn của thế giới như Intel (Mỹ), Nidec (Nhật Bản)... vào đầu tư tại TP.HCM. Các nhà đầu tư sẽ cần nguồn nhân lực chất lượng cao, với số lượng lớn nên thành phố phải chủ động đáp ứng nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư”.

Soạn: AM 869567 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tóm tắt trên giấy các sản phẩm của Đề án 112 thực hiện được trong 5 năm đã được trưng bày vào ngày 9/9/2005. (Ảnh: HS)
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh như vậy khi đến thăm và làm việc với Sở Bưu chính - viễn thông (BC-VT) TP, chiều 9-5. Tham dự có Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.

Bí thư Nguyễn Minh Triết đã ghi nhận những nỗ lực và thành quả đạt được của Sở BC-VT chỉ trong hơn một năm hoạt động. Các kiến nghị của Sở BC-VT do Giám đốc Lê Mạnh Hà trình bày đều được Bí thư Thành ủy ủng hộ như: Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật công nghệ thông tin; đổi tên Sở BC-VT thành Sở Công nghệ thông tin và truyền thông; qui hoạch hệ thống ngầm hóa viễn thông, điện lực, cấp thoát nước… để đảm bảo mỹ quan, an toàn, giảm ngập lụt, hạn chế đào đường…

Trao đổi với Tuổi Trẻ sau buổi làm việc về sự lãng phí của đề án 112, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Để phát huy hiệu quả đề án 112 phải đầu tư đồng bộ cả phần cứng, phần mềm và đào tạo người sử dụng, vận hành hệ thống… Phản ảnh của Sở BC-VT là đúng, bài học ấy TP đã nêu ra từ 5 năm trước rồi, nhưng mình làm chưa thật tốt”.

Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ về những vấn đề liên quan đến đề án 112, ông Lê Mạnh Hà cho biết:

- Theo tôi biết ba phần mềm dùng chung mà đề án 112 Chính phủ  triển khai đã có cài đặt ở nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM. Nhưng cá nhân tôi cho rằng việc triển khai các phần mềm này là không hiệu quả. Các hệ phần mềm này không có tính hệ thống và đồng bộ... Thực tế ba phần mềm dùng chung đã được đầu tư tốn tiền tỉ chứ không ít… Đáng quan tâm hơn cả là có biểu hiện đầu tư trùng lắp.

* Còn trung tâm tích hợp dữ liệu có phục vụ được gì?

- Như tôi đã từng phát biểu, việc xây dựng các trung tâm tích hợp dữ liệu ở nhiều tỉnh, thành cả nước giống như bỏ tiền xây kho nhưng không có vật dụng đáng kể để chứa trong những kho ấy. Còn TP.HCM? Chưa xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu (giá trị đầu tư dự kiến khoảng 17 tỉ đồng) là do chúng tôi chưa đồng ý đầu tư vì chủ đầu tư - Văn phòng HĐND và UBND TP - không giải trình được khối lượng dữ liệu là bao nhiêu. Chúng tôi cho rằng chưa nên đầu tư nếu chưa thấy rõ hiệu quả và mục tiêu sẽ đạt được.

* Ông nói đề án 112 là thất bại, là không hiệu quả… Vậy phần đầu tư cho đề án 112 ở khu vực TP.HCM tới đây sẽ ra sao?

- Theo ý kiến của Sở BC-VT thì đề án 112 sẽ không còn tồn tại ở TP.HCM, vì thực tế đề án này đã không triển khai khả thi tại TP. Cá nhân tôi vẫn cho rằng sự lãng phí của đề án này diễn ra trên toàn quốc. Tất nhiên còn một số dự án nhỏ trong đề án này vẫn tiếp tục triển khai, do Văn phòng HĐND và UBND TP làm chủ đầu tư nhưng các dự án này sẽ nằm trong kế hoạch tổng thể xây dựng chính phủ điện tử tại TP.HCM.

Quốc Thanh - Đoan Trang (Tuổi Trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,