221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
787594
Chơi wi-fi tại gia
1
Article
null
Chơi wi-fi tại gia
,

(VietNamNet) - Có các thiết bị kỹ thuật số như laptop, PDA đã là cơ động, nhưng sẽ còn cơ động hơn khi chúng được kết nối wi-fi. Xu hướng wifi ngay trong khuôn viên nhà đang nở rộ hiện nay liệu có phải biểu hiện của việc con người ngày càng muốn cuộc sống của mình bớt đi những mối dây ràng buộc?

Hotspot ở nhà

Soạn: AM 757565 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giới trẻ dùng laptop, PDA ngày càng nhiều và họ muốn cơ động hơn bằng cách kết nối wifi Internet. Ảnh: B.D

Anh Mai Quốc Khánh, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, không có thói quen ra cafe wi-fi lướt web. Phòng làm việc của anh có wi-fi Internet và ở nhà cũng "không dây" luôn. Trong nhà có một chiếc máy tính xách tay, hai máy tính để bàn, một chiếc O2, một chiếc iPaq và tất cả trở nên "đồng bộ" trong không gian wifi mà anh muốn tạo ra.

Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc một công ty thương mại và dịch vụ, bộc lộ ngay trên diễn đàn Handheldvn.com: "Mình có mối quan tâm đặc biệt tới mạng không dây và chính vì thế đã đưa wi-fi về nhà từ cách đây 2 năm".

Theo anh Khánh, anh Hà, chi phí đầu tư cho wi-fi tại gia so với lắp đặt ADSL bình thường không có sự chênh lệch lớn. Vậy thì tại sao không giảm bớt dây lằng nhằng trong nhà bằng cách biến bất cứ nơi nào trong nhà cũng có thể truy cập được Internet bằng cách kết nối wi-fi?

Yếu tố cơ động, muốn di chuyển trong nhà, có thể nối mạng khi ngồi ở bất cứ đâu là lý do chung để anh Hà, anh Khánh "kết" wi-fi. Hiện tại khi chưa có wimax thì wi-fi là lựa chọn tối ưu nhất giúp tạo nên sự tiện lợi này.

Người dùng wi-fi tại gia cũng chỉ phải đầu tư một số thiết bị đang ngày càng trở nên quen thuộc, giá mềm hơn. Đó là card mạng wi-fi (nếu máy tính chưa tích hợp sẵn) và modem ADSL có hỗ trợ chức năng wireless làm Access Point (giá khoảng 100-150USD) để kết nối với đường truyền ADSL của nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Wi-fi (Wireless Fidelity) hiểu một cách thông thường là hình thức kết nối Internet không dây. Với ứng dụng wifi, chúng ta có thể nối Internet bất cứ ở đâu dù bạn đang ở nhà, ở công ty, tại các điểm cà phê Internet, trong khách sạn, sân bay... nếu nới đó có “điểm truy cập” (hotspot).

Công nghệ không dây ra đời vào tháng 6 năm 2003, được triển khai nhiều tại các nước chậm phát triển và đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Phi. Ưu điểm: Thiết bị đầu cuối giá thành thấp, hiệu quả cao. Nhược điểm: nếu ra ngoài “vùng phủ sóng” (khoảng 100m) của hotspot, sẽ đứt liên lạc ngay lập tức.

Nhiều chuyên gia cho rằng, công nghệ Wimax (Worldwide Interoperability for Microwave Access) bắt đầu được triển khai trên thế giới hiện nay với vùng phủ sóng rộng hơn sẽ khắc phục được nhược điểm này của wifi.

"Thêm lý do nữa là tôi mê công nghệ, đang dạy về mạng viễn thông và an ninh mạng nên muốn tận dụng tính ưu việt của mạng không dây, đưa wi-fi về nhà, vừa dùng vừa tìm hiểu. Thử tưởng tượng, tôi có thể di chuyển bất cứ đâu trong nhà mình với chiếc laptop đều có thể làm việc được trong môi trường online, tiện dụng thế, nên sinh viên của tôi nhiều em cũng dùng hình thức này...", anh Khánh chia sẻ.

Anh Hà bảo cái dở của dùng wi-fi là tính bảo mật kém hơn nối mạng theo cách thông thường vì rất có thể bị hack trong quá trình kết nối", tuy nhiên, "sự thuận tiện vẫn áp đảo hơn".

Anh Khánh không lo ngại yếu tố bảo mật vì các thiết bị mạng không dây hiện tại đều có tính năng bảo mật nhất định, có thể tự cài đặt. Anh Khánh nói vui "nếu hàng xóm có dùng "chùa" của mình thì cũng không phí tổn gì nhiều và không phải lúc nào mình cũng bật kết nối wi-fi ở nhà".

Anh Khánh dùng gói cước gia đình không giới hạn mức độ sử dụng. Điều không hài lòng, nếu có, ở wi-fi tại gia với anh Khánh là việc "sóng hay bị rớt hơn là dùng ADSL thông thường". Tuy vậy, wi-fi vẫn là giải pháp tốt nhất để anh chuyển file, cài đặt từ máy tính để bàn đến máy tính xách tay, PDA với máy tính... một cách đồng bộ, tiện lợi.  

Cơ động hay sẽ bị thay thế?

Dùng wi-fi tại gia đang là một xu hướng tất yếu và khi được hỏi, rất nhiều người dùng laptop bày tỏ có nhu cầu này. Đây chính là sự đồng bộ khi lượng máy tính xách tay ngày càng nhiều và theo đó công nghệ cũng nâng lên từ phương thức quay số (dial - up) đến Internet tốc độ cao (ADSL) rồi mạng không dây wi-fi.
 
Soạn: AM 761357 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Máy tính xách tay, thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân ngày càng nhiều thì xu hướng tiếp cận Internet không dây ngày càng thông dụng.
Điểm hotspot tại nhà gia tăng đã tăng thêm "cõi không dây" vốn đã mọc lên như nấm tại các tòa nhà văn phòng và đặc biệt là các quán cafe sang trọng. Việc đua nhau mở quán cafe wifi và được mô tả là nơi dành cho các bạn trẻ "sành điệu" sẽ không còn là "mốt" nữa. Rõ ràng là khi truy cập Internet không dây ở nhà thì sẽ tiện lợi, đỡ tốn tiền hơn lân la quán xá với việc phải chi thêm "phụ phí".

Nhưng liệu wi-fi cafe và wi-fi tại gia có đứng trước nguy cơ bị wimax (không quá lâu nữa sẽ có mặt tại Việt Nam) hạ "nock out"? Anh Hà cho rằng "wi-fi sẽ không "về hưu non" khi có wimax đâu". Còn "Wixax không thể thay thế hẳn wi-fi" là nhận định của anh Khánh. Vì "Trong các môi trường như công sở hay ở nhà thì nối mạng qua wireless LAN vẫn là hiệu quả hơn. Dùng máy tính trong nhà thì khoảng cách phủ sóng của wi-fi là 100m vẫn được đảm bảo tốt".

Như thế, sự phát triển không ngừng của công nghệ đã giúp xóa đi sự ngăn cách, góp phần tạo nên xu hướng theo đuổi "cuộc sống số". Có người nói khi gắn mình với công nghệ, ví dụ như ĐTDĐ, máy tính nối mạng, ta tưởng như cơ động, tự do hơn nhưng thực ra lại là sự ràng buộc. Kết nối với những thứ đó tức là lúc nào ta cũng trong tầm kiểm soát của người khác. Chẳng phải có những lúc thỉnh thoảng ta phải tắt mô-bai, dứt khỏi Internet để được "trốn thoát", tìm kiếm ít phút tự do hơn, để không bị người khác chú ý tới (?!). 

Thế nhưng, những người dùng wi-fi Internet, thường xuyên online mà chúng tôi đã gặp luôn coi đây là cách để "không vướng dây, tự chủ hơn". Vậy công nghệ cao làm tăng thêm hay hạn chế bớt sự tự do của con người?!

Xem ra câu chuyện về wi-fi lại trở về với việc có công nghệ là một chuyện, chúng ta khai thác, sử dụng nó thế nào cho hữu hiệu nhất là một chuyện khác. Chạy đua và cập nhật công nghệ mới sẽ không có ỹ nghĩa nếu chỉ để làm sang, khoe mẽ.

  • B.D

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,