Được phát triển tại đại học Rochester, New York, loại chipset này sử dụng một kỹ thuật có tên Phân chia dải tần bị khóa (ILFD). Kỹ thuật này cho phép hạ thấp mức điện năng cần để truyền và nhận dữ liệu lên tới 90%.
Để hai người dùng có thể liên lạc với nhau qua sóng radio, họ bắt buộc phải ở trong cùng một tần số. Do đó, điện thoại cần phải duy trì "công tơ" một cách chính xác và ổn định nhờ bảng mạch đặc biệt có tên mạch khóa một pha. Thế nhưng, bảng mạch này ngốn điện năng một cách "điên cuồng" và rút ngắn đáng kể tuổi thọ pin của các thiết bị không dây.
So với các phương pháp số truyền thống vốn sử dụng các chuỗi 0,1, giáo sư Hui Wu, giám đốc dự án cho rằng ILFD tiết kiệm năng lượng hơn nhiều, bởi nó sử dụng phương pháp analogue để đếm các dao động.
Thực ra trước đây, công nghệ ILFD đã từng được cân nhắc tới nhưng lại bị tạm gác do hạn chế trong việc bắt đúng tần số tương ứng. Tuy nhiên, giáo sư Wu khẳng định đã khắc phục được thực trạng này bằng cách tăng số lượng transistor trên chip set, cho phép bắt tần số nhạy hơn và chính xác hơn.
Với các chipset mẫu đang có trong phòng thí nghiệm, giáo sư Wu cho biết hiệu suất đạt được rất khả quan, và ông hy vọng sẽ tiếp tục phát triển ILFD để tạo ra các chipset có độ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn nữa.
Thiên Ý (Theo VNUnet)