221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
789080
Địa chấn mới nhất: CEO Sun từ chức sau 22 năm
1
Article
null
Địa chấn mới nhất: CEO Sun từ chức sau 22 năm
,

Scott McNealy, vị giám đốc điều hành hóm hỉnh của Sun Microsystem và là một trong những người chỉ trích Microsoft hùng hổ nhất, đã quyết định rút lui sau khi Gã khổng lồ máy chủ này trải qua một quý tài khóa thua lỗ nặng nề, chấm dứt 22 năm tại vị.

Soạn: AM 761639 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: Reuters

Joanthan Schwartz, chủ tịch của Sun, sẽ kiêm nhiệm luôn cả cương vị Giám đốc điều hành. McNeally giờ vẫn là chủ tịch, nhưng không còn nắm trong tay quyền sinh quyền sát của cả vương quốc rộng lớn tại Santa Clara đó nữa.

"Đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi. Đây là một thời điểm trọng đại trong lịch sử của Sun và tôi tự hào khi được chia sẻ nó với các bạn", McNealy nói trong cuộc họp báo, không quên nhấn mạnh rằng ý tưởng từ chức chỉ là của riêng ông. "Vẫn còn rất nhiều việc phải làm và tôi sẽ còn ở cạnh các bạn, hỗ trợ và hậu thuẫn các bạn".

Sau tuyên bố của McNealy, cổ phiếu của Sun đã ngay lập tức tăng vọt 9%.

McNealy đang phải hứng chịu những trận chỉ trích như lũ xối từ giới phân tích và các cựu quan chức của Sun, những người cho rằng ông chưa "đủ cố gắng" trong việc vực Sun trở lại những ngày kinh doanh có lãi. Trong quý tài khóa gần nhất, Sun đã thua lỗ 217 triệu USD, đúng bằng mức Wall Street dự đoán.

Cự nhau với Microsoft

Câu thần chú của McNealy "Mạng là máy tính" đã giúp Sun phát triển thần tốc thành một trong những nhà cung cấp máy chủ đại hàng đầu thế giới, có cái giá tới hàng triệu USD/máy. Nhưng sau khi cơn sốt Internet xì hơi vào năm 2000, doanh thu của Sun đã xuống dốc không phanh và thường xuyên phải chịu áp lực vì không cắt giảm đủ chi phí.

McNealy cũng thường xuyên khơi mào khẩu chiến với các đối thủ, gọi chương trình email OutLook của Microsoft là "Look out" (Dè chừng) sau khi một loại virus dùng đây làm phương tiện phát tán.

Nào đã hết, Microsoft và Sun còn lôi nhau ra tòa tố tụng. Năm 1997, Sun kiện Microsoft ra tòa án liên bang xung quanh thỏa thuận cấp phép ngôn ngữ lập trình toàn cầu Java. Sun cáo buộc Microsoft cố ngăn cản việc Java được ứng dụng trong các hệ điều hành cạnh tranh bằng cách tăng cường tính năng cho máy tính Windows.

Các luật sư của Sun cũng tham gia tích cực vào vụ kiện của Bộ Tư pháp chống lại Microsoft. Sau khi thẩm phán liên bang tại Washington kết luận Microsoft đã sử dụng trái phép vị thế độc quyền vào việc bán phần mềm, Sun đã thừa thắng xông lên, nộp hồ sơ khiếu kiện độc quyền của riêng mình. Microsoft đã buộc phải chi ra 1,6 tỷ USD để dàn xếp vụ này hồi năm 2004.

Phút "lên voi"

McNealy đồng sáng lập ra Sun Microsystems vào năm 1982, gầy dựng nó trở thành một trong những đại gia của Thung lũng Silicon phất như diều gập gió. Các máy tính siêu mạnh của Sun (gọi là worksttation, máy tính trạm) đã trở thành công cụ chủ lực của giới kỹ sư lập trình hệ thống và doanh nghiệp.

Năm 1996, sau khi sản phẩm của Microsoft bắt đầu xâm nhập vào lãnh địa của Sun, McNealy đã quyết định biến Sun thành một hãng chuyên về sản xuất máy chủ. Bước đi này lập tức "thọc gậy bánh xe" vào miếng bánh chính của IBM. Ra đời đúng vào thời điểm Internet đang chuyển mình mạnh mẽ từ một thú chơi của dân bác học sang cái nền thông tin liên lạc đại chúng, những chiếc máy chủ của Sun đã tăng tốc đáng kể cho tiến trình chuyển đổi này.

"Ông ấy giữ một vai trò trụ cột trong việc biến giấc mơ Internet thành hiện thực", Rob Enderle, giám đốc phân tích của Enderle nhận định. "Mỗi khi bạn lên Web và mua sắm, hãy nhớ cầu nguyện cho Scott bởi vì nhờ ông ta mà bạn làm được việc đó".

Doanh thu của Sun vọt lên cao vào cuối thập niên 90, khi những doanh nghiệp Internet mới nổi như Webvan, eBay hay Amazon ra mắt, còn những doanh nghiệp đã có tên tuổi mạnh tay hơn trong việc mua sắm máy tính. Đỉnh cao của Sun là vào năm 2001, khi hãng này đạt doanh thu 18,3 tỷ USD.

Nhưng cũng từ sau đó, Sun giống như cỗ xe đã vượt qua sườn dốc bên kia. Doanh thu tụt theo từng năm và đến giờ chỉ còn lại 11,1 tỷ USD.

Trong vòng 5 năm qua, quan hệ giữa McNealy với một số chuyên gia phân tích của phố Wall đã trở nên căng thẳng khi họ chỉ trích ông không tiếc lời, rằng McNealy đã thất bại trong việc thích ứng với thị trường mới. Lấy thí dụ, Sun vẫn tiếp tục sản xuất vi xử lý UltraSparc khi mà chip của Intel có giá rẻ hơn cũng đáp ứng gần như đủ mọi tính năng như vậy.

Sếp mới

Soạn: AM 761635 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: Jonathan (trái) và Scott McNealy (phải) trong một cuộc họp báo. Nguồn: Reuters

Schwartz, 40 tuổi, gia nhập Sun từ năm 1996 với vụ Sun mua lại Lighthouse Design, một công ty có 35 nhân viên do Schwartz sáng lập. Lighthouse khi ấy chuyên phát triển phần mềm cho máy tính NeXT của Steve Jobs. Schwartz tốt nghiệp đại học Wesleyan vào năm 1987 với bằng cử nhân về toán và kinh tế học, rồi trở thành chủ tịch của Sun từ năm 2004.

Schwartz cho biết sẽ dành 90 ngày tới đây để xem xét tổng quan, toàn diện về Sun, với sự giúp đỡ của Mike Lehman, người mới quay trở lại Sun trên cương vị giám đốc tài chính hồi tháng 2 vừa qua (Ông này từng giữ ghế ấy từ năm 1998-2002). Ông khẳng định chưa có kế hoạch thay đổi chiến lược hiện tại của Sun, và từ chối tiết lộ có dự định sa thải nhân viên hay cải tổ hay không. Sun hiện có 38.000 nhân viên.

Hôm qua, Sun công bố kết quả tài chính quý III, với mức thua lỗ nặng nề 217 triệu USD, so với con số 28 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Sự kiện này giống như giọt nước làm tràn ly, mặc dù nó đúng như những gì phố Wall dự báo.

Kỳ tiếp: Scott McNealy là ai?

Thiên Ý (Tổng hợp AP, Forbes)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,