221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
782794
Hệ điều hành Symbian - một chặng đường!
1
Article
null
Hệ điều hành Symbian - một chặng đường!
,

Mobilephone-Symbian, hai từ trên “ghép” lại đã đem đến một thế hệ điện thoại thông minh Smartphone. Symbian chính là tâm điểm của sự phát triển cho thị trường di động. Hệ điều hành (HĐH) này ra đời đã góp phần tạo nên một bức tranh đầy màu sắc cho thế giới mobile.

Soạn: AM 745509 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các nhà sản xuất liên tục cho ra những mẫu điện thoại cực kỳ tối tân, mạnh mẽ. Tuy Symbian chỉ mới được biết đến từ cuối thập niên 90, nhưng tuổi đời phát triển của nó chẳng thua kém vòng đời phát triển của HĐH Windows mà chúng ta đang sử dụng là bao.

Khởi nguồn của công ty Symbian và HĐH Symbian

Năm 1980, Psion được thành lập bởi David Potter, chủ yếu để viết các phần mềm và trò chơi cho các thế hệ máy tính ZX đầu tiên. Mục tiêu phát triển các phần mềm trên hệ máy nhỏ gọn.
Từ năm 1991 đến 1998, Psion xuất bản HĐH EPOC 16 đưa vào sử dụng trên các máy thế hệ 3, Psion 3, một trong những PDA đầu tiên thay thế các loại sổ tay, lịch giấy lúc đó, và thường được biết đến với tên gọi SIBO. Cũng trong thời điểm này, EPOC 32 OS (EPOC Release 1-3) được đưa vào máy thế hệ 5.
Năm 1998, Symbian được thành lập bởi các tập đoàn Nokia, Motorola, Ericsson, Matsushita, Psion nhằm tập trung phát triển các PDA và điện thoại di động thông minh. Năm 1999, EPOC Release 5, được dùng trong các điện thoại Revo, Ericsson MC218, Ericsson 380.
Năm 2000, phông Unicode được tích hợp vào Ericsson R380 trên nền EPOC R5. Ở thời điểm này, EPOC vẫn chưa là một HĐH “thân thiện” bởi phần mềm vẫn không thể nào thêm vào được. Sau đó, EPOC R6 được đổi tên thành Symbian v6.0, v6.1 và điện thoại đầu tiên được cài vào đó một HĐH là Nokia 9210.
Năm 2003, Symbian giới thiệu phiên bản Symbian OS v7.0 và v7.0s.
Năm 2004, virus điện thoại xuất hiện đầu tiên tấn công HĐH Symbian với tên gọi Cabir và cũng trong năm này Psion bán cổ phần của mình cho Nokia. Tiếp đó, phiên bản Symbian ra đời với lợi thế được lựa chọn một trong 2 cấu trúc nhân Kernels EKA1 và EKA2. Tuy vậy, cũng phải đến phiên bản Symbian 8.1b, EKA2 mới được dùng. Người sử dụng khó thấy sự khác biệt, nhưng bên trong có rất nhiều thay đổi. EKA1 được các nhà sản xuất chọn để đảm bảo khả năng tương thích với những driver thiết bị cũ trong khi EKA2 lại chuyên về khả năng tương tác thời gian thực.
Phiên bản Symbian 9.0 cũng được ra đời trong năm 2004, nhưng chỉ dùng để thử nghiệm nội bộ và dừng sản xuất cũng trong năm này.
Đầu năm 2005, Symbian OS phiên bản mới nhất 9.1 được công bố. Phiên bản này được cải tiến nhiều về các ứng dụng và nội dung, cơ chế bảo vệ tốt hơn tất cả phiên bản các phiên bản trước. Nokia N91 được đưa vào sử dụng phiên bản này đầu tiên, tiếp đó là đến Sony Ericsson P990…

Symbian và các thiết kế đặc trưng

Số lượng điện thoại sử dụng Symbian đang chiếm thị phần lớn nhất, bao gồm Smartphone Nokia Series 60, UIQ, Series80, Series 90, và các điện thoại của NTT DoCoMo Foma.
Mục đích chính của Symbian OS khi được thiết kế là chuyên dùng cho các thiết bị cầm tay với những nguồn tài nguyên (bộ nhớ, CPU…) bị giới hạn mà có thể chạy hàng tháng hay hàng năm, tối ưu và giảm thiểu các rủi ro trong bộ nhớ… Chính vì vậy, cấu trúc hoạt động của Symbian gây khá nhiều khó khăn cho các lập trình viên khi tìm hiểu về nó. Việc lập trình cho Symbian OS được thiết kế theo hướng chuỗi “sự kiện” nên CPU phải tắt và bật lại khi một ứng dụng không cùng làm việc được với một “sự kiện” mà nó cần.

Security trong Symbian

Symbian OS là miếng mồi hấp dẫn cho khá nhiều loại virus, nổi cộm trong số đó là Cabir hay còn gọi là Caribe, virus này khi bị nhiễm vào điện thoại sẽ tự gửi chính nó từ điện thoại này sang điện thoại khác qua Bluetooth. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của các dòng virus Symbian chưa cao vì theo kiến trúc của Symbian về mặt cài đặt, các ứng dụng trước khi cài đặt phải có sự “điều khiển” đồng ý của chủ nhân, vì vậy các virus tuy nhiễm vào điện thoại nhưng vẫn không thể tự nó phá hoại điện thoại được mà cần phải có sự giúp sức “vô ý” của con người. 

Đây cũng là một trong những điểm khá mạnh của Symbian. Cabir tự giả dạng như là một công cụ của HĐH Symbian, tự gửi chính nó đi dưới dạng file .SIS của HĐH. Nếu người sử dụng đồng ý nhận file này từ các điện thoại bị lây nhiễm khác thì điện thoại của họ sẽ bị lây nhiễm và “Cabir” bắt đầu hoạt động. Khi bị nhiễm, ĐTDĐ sẽ hiện chữ Caribe mỗi khi bật máy và lại tiếp tục gửi chính nó cho các điện thoại khác.

Sự lây lan của Caribe cần có sự “đồng ý/chấp nhận” của người sử dụng ĐTDĐ. Sự xuất hiện và phát tán của Caribe còn cho thấy mức độ cảnh giác của người sử dụng ĐTDĐ đối với virus còn khá thấp. Chỉ cần bạn từ chối nhận file từ những ĐTDĐ không rõ nguồn gốc là Cabire không thể “kết duyên” cùng bạn được rồi.  Theo một số chuyên gia, người sử dụng ĐTDĐ có cổng Bluetooth nên tắt Bluetooth để tiết kiệm pin, khi cần sử dụng tiện ích này với các thiết bị khác (như tai nghe...) thì bật lên ở chế độ ẩn (hidden) để các ĐTDĐ khác không thấy được mà lây nhiễm. Chỉ khi có chủ ý nhận data từ một nguồn xác định nào đó thì mới bật Bluetooth lên ở chế độ bình thường.

Cách sử dụng này sẽ giúp tránh được các worm/virus “thông minh” hơn sau này có khả năng tự lây nhiễm sang ĐTDĐ khác mà không cần sự chấp thuận của chủ nhân máy nhận.

Tính mở của Symbian

Một câu hỏi đặt ra là khi nào Symbian OS sẽ “mở”? Symbian OS sẽ không “mở” như trong trường hợp phần mềm “Open Source”, mã nguồn của Symbian sẽ không được mở ra cho công chúng vì một số lý do tế nhị. Tuy nhiên gần đây, phần lớn các Source code đều được cung cấp cho các nhà sản xuất điện thoại sử dụng Symbian OS và một số Partner khác trong việc phát triển các ứng dụng trên Symbian. Các hàm APIs được công bố rộng rãi để bất cứ ai cũng có thể phát triển phần mềm cho Symbian OS, điều này được đặt ra để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của Symbian so với MobiLinux trong những năm tới.

Các thiết bị đã dùng Symbian OS                        

Năm 2000, Ericsson R380 là một trong số những Smartphone đầu tiên sử dụng Symbian OS; năm 2001, Nokia 9210 Communicator Smartphone (32-bit, 66MHz); năm 2002, Sony Ericsson P800; năm 2003, P900; năm 2004, P910, 9300 và 9500 communicator.

Nokia Series 60, dòng điện thoại sử dụng Symbian nhiều nhất, khởi nguồn đầu tiên từ năm 2002 với Nokia 7650, tiếp đó là Nokia 3650, 3620, 3660, 6600,… Và gần đây, các thế hệ điện thoại Symbian OS 3G đầu tiên được tung ra thị trường là Nokia 6630, 6680, N70,… Đây là một trong những bước đột phá mới của Nokia cũng như Symbian OS.

Phát triển ứng dụng trên Symbian OS

Việc phát triển các ứng dụng trên Symbian OS khởi đầu luôn gặp nhiều rắc rối, bởi mỗi phiên bản Symbian đều có một bộ công cụ hỗ trợ phần mềm Software  Development Kit (SDK) hướng dẫn khác nhau như SDK cho UIQ (màn hình cảm ứng), Series 60…; mỗi sản phẩm điện thoại của một hãng sản xuất lại cung cấp một SDK của riêng hãng đó… Những SDK này đôi lúc làm cho các lập trình viên Symbian tìm “hoa cả mắt” mà vẫn không thấy thông tin cần thiết.

Một ứng dụng khi phát triển phải tìm được con đường đi đến các điện thoại khách hàng. Các ứng dụng này được đóng gói thành các file kiểu SIS và được Install (cài đặt) thông qua WAP hoặc GPRS, hoặc từ PC qua kết nối bằng cáp, Bluetooth tới điện thoại. Từ bản Symbian OS 9 trở lên, việc cài đặt chương trình sẽ khó khăn hơn vì phiên bản này được tăng cường tính bảo mật nhằm chống việc phá hoại và các ứng dụng được cài đặt trên phiên bản này phải đăng ký với tổ chức Symbian Signed để được cấp số đăng ký an toàn nêu trên.

Tương lai Symbian

Mặc dù đang chiếm thị phần về OS cao nhất trong các Mobile OS (khoảng 60-70%), nhưng nhiều chuyên gia về Mobile trên thế giới cho rằng thế mạnh nhất, thị phần mạnh nhất của Mobile OS sẽ thuộc về MobiLinux trong những năm tới. Hãng Symbian đã và đang đẩy mạnh những bước cải tiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dùng về mặt công nghệ, tích hợp hầu hết các chức năng cực mạnh như truy cập Wi-Fi, Camera 3.0MP (Nokia N80…) cũng như tăng cường khả năng phát triển ứng dụng, phần mềm bảo mật hệ thống cho các đối tác như Epocware, Kaspersky,… với mục tiêu củng cố, giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trường này.

Đối thủ cạnh tranh càng nhiều, người sử dụng càng được hưởng nhiều ưu đãi về chất lượng, giá cả và chức năng tích hợp của thiết bị… Hy vọng trong những năm không xa, việc mỗi người đều có một điện thoại sử dụng theo đúng ý thích riêng của mình không còn là điều nằm quá xa tầm tay nữa.
 

(Theo eCHIP Mobile)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,