221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
781242
Nỗi buồn phần cứng...
1
Article
null
Nỗi buồn phần cứng...
,

Khoảng 10 năm trước, ở Việt Nam chưa có Internet và máy tính còn phổ biến là loại 386, hiện đại nhất là 486. Thời điểm đó, bộ máy tính là cả một gia tài, nhân viên vi tính là ông vua kỹ thuật cao, phòng máy tính là nơi hiếm hoi trong cơ quan có máy lạnh và mọi người khi vào đó đều phải để giày dép bên ngoài, không có ngoại lệ dù người đó là sếp cơ quan. Nay thì máy tính có mặt khắp nơi, Internet tốc độ cao ADSL trở nên quen thuộc và thật khó hình dung một ngày làm việc mà lại thiếu check mail hay liếc qua Yahoo! Messenger.

 
Soạn: AM 742307 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Mười năm qua, công nghệ thông tin (CNTT) và Internet ở Việt Nam đã có những bước đi thật dài. Tuy nhiên, theo cảm nhận cá nhân tôi, nhìn lại bức tranh tổng thể vẫn có nhiều chuyện đáng băn khoăn.

Xin nói thêm, những gì viết trong bài này là cảm nhận của một nhà báo dựa trên những gì tai nghe mắt thấy chứ không phải là phân tích của một chuyên viên CNTT.

Mới thu hẹp "cách biệt phần cứng"

Mười năm, một khoảng thời gian không quá dài nhưng đủ để ngành CNTT nước nhà tăng tốc rút ngắn khoảng cách biệt. Trong thời kỳ đầu hội nhập vào làng CNTT thế giới, vì nhiều lý do như khả năng ứng dụng, nhân lực, tài chính còn rất hạn hẹp, Việt Nam gần như lẽo đẽo theo sau ở một khoảng cách khá xa. Lúc đó, dân mê CNTT chỉ biết được những công nghệ, sản phẩm mới nhất qua sách báo. Ai may mắn làm việc trong những tập đoàn nước ngoài hay các công ty lớn trong nước mới có điều kiện sờ mó những thiết bị CNTT hiện đại.

Nay thì Việt Nam cập nhật sát sao những thiết bị hiện đại, nhưng đó chỉ mới là phần "xác" (thiết bị), còn phần "hồn" (phần mềm, giải pháp, cách ứng dụng, chuyên viên vận hành hệ thống…) chưa được quan tâm đúng mức. Để đưa được một hệ thống ứng dụng CNTT vào hoạt động trong một doanh nghiệp, cái cần không chỉ có thiết bị hiện đại, đắt tiền mà quan trọng hơn là mọi nhân viên phải làm việc hiệu quả trên hệ thống đó.

Ở các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước có quy mô lớn, việc đầu tư cho CNTT được tính toán bài bản và tạo ra môi trường làm việc hiệu quả. Nhưng với không ít công ty nhà nước và công ty quy mô nhỏ trong nước, máy tính nối mạng và Internet chủ yếu chỉ dùng để xử lý văn bản Word, Excel, giao dịch email và truy cập web. Có những nơi, dù chiếc máy tính liên tục được lên đời từ 386 tốc độ bộ vi xử lý vài chục MHz lên Pentium 4 tốc độ vài ngàn MHz, nhiệm vụ chính cũng chỉ là máy đánh chữ cao cấp dùng để đánh văn bản.

Ở các công ty tư nhân nhỏ, do quy mô không lớn, nhu cầu ứng dụng không cao và khả năng tài chính có hạn, việc không trang bị một hệ thống CNTT là điều dễ hiểu. Ngược lại, không ít cơ quan nhà nước khi mua sắm đều chọn loại xịn nhất, kinh phí dồn hết vào phần cứng một cách lãng phí. Ngay cả đề án 112 của Chính phủ về tin học hoá trong quản lý cũng vậy. Lẽ ra các địa phương ban ngành phải phân bổ kinh phí cân đối giữa phần cứng - phần mềm - xây dựng hệ thống ứng dụng - đào tạo thì đa phần đều dốc hết tiền vào mua sắm phần cứng rồi "trùm mền" để đó, lãng phí không thua kém gì kiểu xài xe công vô tội vạ của PMU 18! Có những cơ quan nhà nước mua hàng chục máy tính xách tay toàn loại đắt tiền như IBM T41, T42 chỉ để cho nhân viên mượn khi đi công tác xa hay xử lý các công việc đột xuất. Tính ra, mỗi năm lô máy tính xách tay này chỉ hoạt động chừng 3 tháng là tối đa, 9 tháng còn lại là nằm chơi trong kho.

Và nghịch lý này cũng dễ hiểu nốt: dự án trang bị CNTT nào cũng phải trích phần trăm lại cho bên mua. Dốc hết tiền mua thiết bị xịn thì giá trị dự án cao, suy ra…

Soạn: AM 742309 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chính vì không hiểu nổi điều dễ hiểu này mà có lần đại diện một hãng máy tính nước ngoài cứ tấm tắc khen lấy khen để "Việt Nam tiếp cận công nghệ cao nhanh quá". Vị này dẫn chứng là chưa đầy một năm sau khi máy tính xách tay dùng công nghệ không dây Centrino được tung ra, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ vài ngàn cái. Nhưng khi người viết bài hỏi kỹ lại, hoá ra khách hàng hầu hết là cơ quan nhà nước. Thì ra, họ cần mua máy đắt tiền nhất chứ có quan tâm gì đến có dây hay không dây đâu, vì thời điểm đó hiếm có nơi nào trang bị mạng không dây.

Ứng dụng chắp vá

- Anh Đồng Phước Vinh: "Tôi viết về CNTT một cách tình cờ do thích tìm hiểu cũng có, mà vì ấm ức cũng có. Tôi đã mày mò vọc phá máy tính rồi viết bài mong chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn đọc. Sau này, khi được làm quen và học hỏi thêm từ các anh Phạm Hồng Phước, Lê Hoàn (cả hai anh hiện công tác ở tạp chí tin học eChip), tôi thành nhà báo chuyên viết về IT lúc nào không hay. Động cơ viết lách của tôi đơn giản chỉ là muốn chia sẻ lại những gì mình biết, sao cho ai cũng hiểu được dễ dàng".

Sự kết hợp giữa phần "xác" hiện đại với phần "hồn" chắp vá cho ra một "thân xác" CNTT èo uột. Số công ty trong nước có môi trường làm việc qua mạng một cách đúng nghĩa còn quá ít. Ngay cả một số đơn vị mà tác giả bài viết có điều kiện tiếp cận sâu, cho đến năm 2005 vẫn còn dùng cách chia sẻ (share) ổ đĩa và folder trên mạng để quản lý dữ liệu. Bất cứ ai ngồi vào một máy tính nối mạng trong cơ quan đó cũng có thể sục sạo khắp nơi, tha hồ copy các kế hoạch đang triển khai, các báo cáo từ các văn phòng gửi về và nếu muốn thì cứ việc mang USB ra cắm vào máy tính để copy. Nghịch lý là ở chỗ, đơn vị này không hề thiếu tiền để đầu tư xây dựng một hệ thống CNTT hoàn chỉnh.

Việc triển khai các ứng dụng nửa vời và chắp vá thường do thiếu một người đảm nhận vai trò lãnh đạo thông tin. Ứng với vai trò này là chức danh giám đốc thông tin (CIO - Chief Information Officer), người phụ trách toàn diện về ứng dụng CNTT trong tổ chức. CIO là người nắm bắt mọi diễn tiến về mặt thông tin trong tổ chức, các tiến bộ công nghệ và khả năng ứng dụng. Vai trò của nhân vật này ngày càng tăng cao, do tác động của CNTT và truyền thông đến mọi hoạt động của tổ chức ngày càng mạnh và trở thành nền tảng cho một phương thức làm việc mới hiệu quả hơn.

CIO phải là người nắm bắt được về chuyên môn nơi doanh nghiệp mình làm việc để định hướng ứng dụng CNTT sao cho hiệu quả nhất chứ không đơn thuần là người am hiểu về kỹ thuật. Ở Việt Nam lại thường gặp tình trạng người giỏi vi tính trong cơ quan hay người phụ trách bộ phận CNTT sẽ là người làm tham mưu cho lãnh đạo trong triển khai ứng dụng CNTT.

Một nguyên nhân khác có thể kể ra là vai trò tư vấn CNTT cũng chưa được xem trọng. Thậm chí nhiều nơi cho rằng thuê tư vấn sẽ gây tốn kém không cần thiết. Thường thì nơi cung cấp dịch vụ, thiết bị tư vấn luôn giải pháp cho khách hàng. Như thế, người tư vấn sẽ giới thiệu những giải pháp mà họ có thể cung cấp chứ không phải là những giải pháp tối ưu mà thị trường CNTT có thể cung cấp. Trao thân gửi phận cho các giải pháp không phù hợp cũng khiến cho ứng dụng trở nên nửa vời.

(Theo Đồng Phước Vinh/SGTT)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,