221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
779486
Tiếp tục giảm cước ĐTDĐ, tại sao không?
1
Article
null
Tiếp tục giảm cước ĐTDĐ, tại sao không?
,

Trên thực tế, những đợt khuyến mãi liên tục của các nhà cung cấp dịch vụ di động chính là một hình thức giảm cước công khai mà không cần có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước.

Soạn: AM 738223 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trong tháng 3/2006, thị trường thông tin di động Việt Nam sôi động với hàng loạt các chiến dịch khuyến mãi lớn của các nhà cung cấp như S-Fone, VinaPhone, MobiFone và Viettel Mobile. Khác với các đợt khuyến mãi đã từng xuất hiện trước đây, các công ty thông tin di động không chỉ khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng với những giải thưởng lớn cho khách hàng trong một thời gian ngắn mà việc "khuyến mãi" kéo dài nhiều tháng.

MobiFone - mạng di động đứng đầu về số thuê bao ảo hiện nay - ngoài việc cho phép khách hàng hòa mạng trả trước mới được nhân đôi tài khoản khi đăng ký còn tặng thêm 30% giá trị thẻ nạp của 3 thẻ nạp tiếp theo (không giới hạn thời gian). Tiếp theo MobiFone, Viettel Mobile cũng tặng 60% giá trị bộ hòa mạng trả trước khi kích hoạt và tặng liên tiếp 25% giá trị thẻ nạp của 6 thẻ nạp tiền tiếp theo (kéo dài 6 tháng)... Trên thực tế, đây không còn là những hình thức khuyến mãi mà là một hình thức giảm cước công khai mà không cần có sự đồng ý của Bộ Bưu chính - Viễn thông (BCVT) bởi các đợt khuyến mãi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (thường là 1 tháng).

Trong năm 2006, Bộ BCVT dự kiến sẽ cho phép các mạng di động tiếp tục giảm cước để bớt đi gánh nặng về cước điện thoại di động hằng tháng cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Thế nhưng, các mạng di động đã không thể đợi đến khi Bộ BCVT cho phép mới giảm cước, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đã khiến họ phải tìm cách "xé rào". Một lãnh đạo của MobiFone cho biết: "Nếu chúng tôi không giảm cước, khách hàng sẽ bỏ sang mạng khác; khuyến mãi kiểu cũ dù lớn đã không còn "đủ đô" để giữ chân khách hàng. Thế nhưng, với việc là mạng di động chiếm thị phần chi phối, quyết định giảm cước của chúng tôi phải được Bộ BCVT phê duyệt. Đây chính là lý do chúng tôi phải tìm cách "lách" luật và khuyến mãi theo kiểu mới".

Sau MobiFone và Viettel Mobile, chắc chắn các mạng di động khác như VinaPhone, S-Fone cũng buộc phải có các hình thức "khuyến mãi đặc biệt" mà thực chất là giảm cước với mức tương đương hoặc cao hơn (từ 25-30%) để giữ chân các khách hàng cũ và thu hút thêm các khách hàng mới. Khi VinaPhone và S-Fone nhập cuộc chạy đua cùng MobiFone và Viettel Mobile, cước di động về mặt thực chất sẽ giảm 25-30% mà không cần đợi một quyết định chính thức từ Bộ BCVT.

Câu chuyện "xé rào" để giảm cước vẫn chưa dừng lại. Hai mạng CDMA chuẩn bị khai trương là EVN Telecom và Hanoi Telecom đưa ra tuyên bố: "Chúng tôi là những nhà cung cấp mới nên giá cước phải cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp hiện nay".

Bao giờ Bộ BCVT mới ra quyết định chính thức để các mạng di động có thể danh chính ngôn thuận tiếp tục giảm cước phục vụ người tiêu dùng, mà không phải thực hiện "ngầm" như hiện nay?

(Theo TNO)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,