221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
778950
Windows Mobile, Linux Mobile, Symbian: Tương lai thuộc về ai?
1
Article
null
Windows Mobile, Linux Mobile, Symbian: Tương lai thuộc về ai?
,

"Một chạm" hay "One Click" để biết, thấy và điều khiển tất cả mọi thứ là đích đến của các "đại gia" về công nghệ nhằm tiết kiệm tối đa thời gian của con người và phát huy tối đa hiệu suất làm việc của họ. Một môi trường đa truyền thông với tất cả mọi việc đều được điều khiển bằng bàn phím và màn hình cảm ứng thông qua một "hạt nhân" duy nhất là hệ điều hành của thiết bị. Vì vậy, các "đại gia" như Linux, Symbian, Microsoft,… không ngừng cải tiến nâng cấp sản phẩm của mình để luôn giành phần thắng trong cuộc đua chưa có hồi kết thúc như thế này! 

Nguồn gốc các hệ điều hành

Soạn: AM 736541 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hệ điều hành Symbian: Chạy trên các loại ĐTDĐ hiện nay chính là sản phẩm của hãng Symbian, ra đời từ tháng 7 năm 1998 với các thành viên gồm Ericsson, Nokia, Motorola và Psion. Symbian phát triển ngày càng lớn mạnh và đang được sở hữu bởi các tập đoàn: Nokia (47,9%), Ericsson (15,6%), Sony Ericsson (13,1%), Panasonic (10,5%), Siemens (8,4%), Samsung (4,5%). Hệ điều hành Symbian ra đời với mục tiêu ứng dụng điều khiển chính trong các loại điện thoại thế hệ mới. 

Hệ điều hành Windows Mobile: Một nhánh hệ điều hành khác của nhà khổng lồ Microsoft, Windows Mobile được phát triển từ các phiên bản Windows CE (từ năm 1998) dùng trên các handheld PC. Windows CE sau đó được đổi tên thành Windows Mobile, các Handheld PC được thiết kế dần cho phù hợp và đổi tên gọi thành Pocket PC. 

Hệ điều hành Linux Mobile: Một hệ điều hành mở, được phát triển từ các hệ điều hành Linux cho PC, Server. Hệ điều hành này hứa hẹn đem lại một tương lai rất lạc quan và có khả năng sẽ là hệ điều hành chủ chốt cho tất cả các điện thoại tương lai nhờ vào tính mở và sự ổn định của nó. 

Tùy theo giá trị của thiết bị mà tất cả các tính năng như: chức năng thoại, ghi âm, kết nối Wi-Fi, GPRS, chụp hình, quay phim… và các hệ điều hành trên đều có khả năng đáp ứng đầy đủ. Do vậy, tương lai phát triển của các hệ điều hành trên còn tùy thuộc vào độ tin cậy, sự ổn định mà hệ điều hành đó đáp ứng và khả năng mở rộng cũng như số lượng của các ứng dụng được phát triển trên nó. 

Hiện tại, các điện thoại Linux tuy chiếm thị phần khá khiêm tốn, nhất là tại Việt Nam, nhưng hứa hẹn một tương lai phát triển rất mạnh nhờ vào tính mở của hệ điều hành và khả năng phát triển các ứng dụng một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn các hệ điều hành còn lại.

Tính năng các hệ điều hành 

Soạn: AM 736543 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Linux Mobile hay MobiLinux: Được phát triển dựa trên nhân (kernel) 2.6. Hệ điều hành Linux có hệ thống thời gian thực và tăng cường khả năng quản lý năng lượng, với mục tiêu xây dựng các điện thoại theo "tính năng riêng" (Feature Phones) nhằm cạnh tranh với Smartphone. MobiLinux được xem là hệ điều hành tối ưu đầu tiên cho các thiết bị di động để nhằm phát triển các smartphone thành các điện thoại theo những tính năng riêng.

Những tính năng riêng của các loại điện thoại như: camera phone, multimedia phone, game phone… là những điểm mạnh để cạnh tranh lại với Microsoft và Symbian.

Các công ty sản xuất điện thoại cho rằng cơ hội lớn nhất của ĐTDĐ là phát triển thế hệ điện thoại với những tính năng "trong khoảng" giữa điện thoại đơn giản chỉ nghe - gọi và các điện thoại thông minh Smartphone. Đó là cơ hội cho các Feature phone phát triển mạnh mẽ vì những khách hàng phổ thông thường không ưa thích các Smartphone vì chúng quá phức tạp. Đây là lý do vì sao các loại điện thoại Feature phone như: Sony Ericsson K750i, W800i… luôn được ưa chuộng và tạo cơn sốt khi xuất xưởng.

Symbian: Hệ điều hành được thiết kế dành riêng cho điện thoại. Ngay từ lúc ra đời, Symbian đã có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nokia và một số nhà sản xuất khác. Chỉ trong vòng vài năm, Symbian đã hoàn toàn lấn lướt các đối thủ cạnh tranh về doanh số và bán ra hơn 30 triệu điện thoại sử dụng hệ điều hành, nhiều hơn Smartphone sử dụng hệ điều hành khác. Và Nokia cũng chính nhờ vào Symbian mà đạt được những bước tiến khá quan trọng. Tuy nhiên, Nokia cũng nhận ra một số điểm yếu của Symbian về khả năng phát triển trong những năm sắp tới nên đã bắt đầu nghiên cứu chuyển hướng và cho ra đời một số thiết bị cầm tay sử dụng hệ điều hành Linux, điển hình là Nokia Tablet PC 770.

Nokia 770 đã được tích hợp sẵn sàng, bao gồm cả phần mềm VoIP, streaming media, ứng dụng chat,… Một điều gây ngạc nhiên là xét về bản chất, N770 và N6680 có cùng một cấu hình phần cứng như nhau nhưng các bước phát triển trên N770 đều nhanh hơn hẳn. Ngoài ra, còn rất nhiều blogs và bloggers đã được thiết kế riêng cho nó ngay từ khi còn chưa chính thức được giới thiệu. Điều này khẳng định sức mạnh của nguồn mở và sức quyến rũ của Linux đối với các fan hâm mộ.

Điểm yếu nhất của Symbian: việc hỗ trợ cho các lập trình viên (LTV), ngay từ lúc mới ra đời, cấu trúc căn bản của Symbian đã rất khó hiểu, hầu như các LTV đều phải tự tìm hiểu lấy, cho dù là một LTV có nhiều kinh nghiệm cũng mất rất nhiều công sức và thời gian để hiểu được những cách hoạt động mới lạ của Symbian và họ cũng cần chính các công cụ và môi trường Windows để phát triển các ứng dụng, chưa kể nếu LTV gây ra lỗi. Họ phải tìm ở vô số nguồn khác nhau như Symbian.com, Nokia… để giải đáp. Một khi ứng dụng Symbian được phát triển cũng khó có con đường tốt nhất để tung ra thị trường, việc quyết định phát triển một ứng dụng trên Symbian cũng khá đắt và có thể phát sinh nhiều rủi ro cho các hãng sản xuất.

Ở MobiLinux, đây là một môi trường phát triển mở nên các LTV cũng có ít nhiều kinh nghiệm với nó. Do vậy, khi tiếp xúc với việc lập trình ứng dụng cho MobiLinux, các LTV không quá hoang mang như khi bắt tay vào lập trình với Symbian và họ cũng không phải vất vả tìm kiếm thông tin cần biết trong vô số các trang web hỗ trợ của nhà sản xuất. Nhìn chung, việc lập trình trên MobiLinux sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn Symbian rất nhiều. Vì thế, tương lai rất hứa hẹn với các phần mềm ứng dụng trên Linux, mặc dù số lượng các Symbian phone đang chiếm thị phần áp đảo. 

Microsoft và Windows Mobile: Windows đã đạt được một tốc độ phát triển khá nhanh với sự trợ giúp của các công ty như Palm, nơi mà từ rất sớm đã đưa Windows Mobile vào sản phẩm Treo của mình. Tuy Microsoft có một đội ngũ phát triển ứng dụng hùng hậu, nhưng hiện tại các Windows Mobile Phone lại không tương ứng với các Feature Phone.

Hơn nữa, giá thành các thiết bị sử dụng Windows Mobile đều rất cao và những vụ việc kiện tụng chống độc quyền gần đây cũng ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến người dùng các sản phẩm của Microsoft. 

Có thể trong những năm tới, số lượng điện thoại dùng MobiLinux sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu nhờ vào tính mở của hệ điều hành và khả năng phát triển ứng dụng rất dễ dàng, hơn hẳn các hệ điều hành khác, nhất là việc phát triển các ứng dụng trên MobiLinux lại không cần quan tâm nhiều đến các vấn đề về bản quyền, công cụ lập trình,… 

Việc cạnh tranh phát triển giành thị phần của các tập đoàn sản xuất thiết bị cầm tay PDA chủ yếu dựa vào khả năng phát triển hệ điều hành và các ứng dụng trên nó, vì về bản chất phần cứng, ĐTDĐ không khác gì một máy vi tính thông thường, cũng có CPU, cũng có RAM, cũng có màn hình, key board,… Các thiết bị PDA có thêm các chức năng như Bluetooth, hồng ngoại, camera, Wi-Fi… cũng chẳng khác gì việc ta lắp thêm vào máy vi tính các thiết bị như trên và cài đặt thêm vào hệ điều hành các driver của thiết bị đó. Với tốc độ phát triển như vũ bão về công nghệ như hiện nay, biết đâu vài năm nữa bạn có thể tự lựa chọn các thiết bị, linh kiện mobile tối ưu nhất để tự lắp ráp một chiếc điện thoại cho riêng mình, cũng giống như việc bạn tự lắp ráp một chiếc máy tính vậy. Câu trả lời thuộc về tương lai và điều đó sẽ sớm hay muộn mà thôi. 

(Theo Nguyễn Huy/eChip M)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,