221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
777780
Máy ảnh trên ĐTDĐ: chỉ là đồ chơi!
1
Article
null
Máy ảnh trên ĐTDĐ: chỉ là đồ chơi!
,

Soạn: AM 733639 gửi đến 996 để nhận ảnh này
(Ảnh: SGTT)

Kể từ khi chiếc ĐTDĐ T680i của Sony Ericsson là chiếc ĐTDĐ đầu tiên có trang bị camera 24 bit màu, VGA (640x480) đến K600 cũng của Sony Ericsson được mệnh danh là triệu phú pixel..., ĐTDĐ tích hợp camera đã trở thành nhóm hàng quan trọng trên thị trường ĐTDĐ hiện nay. Theo thống kê hiện nay, thị phần của dòng máy ĐTDĐ có tích hợp camera chiếm 60% thị phần ĐTDĐ nói chung. Hàng càng cao cấp, một trong những tiêu chuẩn được xem xét là độ phân giải của camera. Còn với người sử dụng, độ phân giải của camera là một trong những tiêu chuẩn để phân loại đẳng cấp của máy.

Dù chưa sánh được về chất lượng ảnh, tiêu chuẩn kỹ thuật của camera trong chiếc ĐTDĐ ngày càng được nâng cấp đáng kể: từ camera VGA, nay camera trên điện thoại đã có độ phân giải tối đa là 10 megapixel như Samsung vừa công bố tại CeBIT 2006.

Cảm biến hình ảnh trên điện thoại cũng tương tự như trên máy ảnh số, dùng CCD hay CMOS. Khả năng zoom số của ống kính từ 2X - 8X, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài để chụp nhiều hình ảnh hơn và dễ dàng xử lý như chỉnh sửa hoặc rửa hình, tạo những phím thao tác nhanh để sử dụng camera với thời gian ngắn nhất... Việc tích hợp camera vào chiếc máy ĐTDĐ không chỉ tạo ra bộ mặt mang tính thời trang mà còn tạo tiện lợi cho người sử dụng khi muốn ghi lại những khoảnh khắc có giá trị trong cuộc sống mà không cần lỉnh kỉnh một chiếc máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp.

Chụp chơi thì thích!

Nhưng trên thực tế, việc tích hợp camera vào trong chiếc ĐTDĐ cũng tạo nên lắm sự rắc rối cho người sử dụng. Trước hết đó là sự hiểu lầm của người sử dụng khi quá tin vào những lời quảng cáo của nhà sản xuất khi khuếch đại những tính năng "ưu việt' của camera trên ĐTDĐ.

Anh Hồng (Q. Bình Tân, TPHCM) không giấu được sự "nhẹ dạ" của mình khi cố mua cho bằng được chiếc Nokia N70 chỉ vì chức năng chụp ảnh của nó mà nhà sản xuất đã dày công quảng cáo là "chiếc máy của kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện". Ban đầu anh rất tự hào khi sở hữu N70, lúc nào cũng lo chụp hình từ ống kính 1.3 megapixel nhưng chưa đầy một tháng sau anh đã chán những tính năng "hỗn hợp" ấy chỉ vì chất lượng ảnh của nó không đúng với nội dung quảng cáo.

Chất lượng không như quảng cáo?

Các chuyên viên kỹ thuật của các hãng sản xuất ĐTDĐ đều thừa nhận, chất lượng ảnh của camera ĐTDĐ không đúng với những thông số kỹ thuật mà các hãng quảng cáo. Đại diện một nhà phân phối ĐTDĐ khá lớn tại TPHCM thừa nhận là có sự khác biệt giữa thực tế và quảng cáo: "Tuyên bố độ phân giải là 1 megapixel nhưng trên thực tế chỉ là 0,8 megapixel! Tôi cho rằng nó chỉ là thiết bị mang tính thời trang nhiều hơn, do vậy không thể yêu cầu nó như các thiết bị chuyên nghiệp".

Kỹ sư Nguyễn Phú Trọng (Sony Ericsson Việt Nam) nói: "Chất lượng ảnh, bất kỳ trên thiết bị bán chuyên hay chuyên nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố: ống kính và phần mềm xử lý. Khả năng của ống kính trên ĐTDĐ không bằng trên các máy ảnh chuyên nghiệp nhưng nếu người sử dụng có thêm hiểu biết về cách sử dụng, chất lượng ảnh sẽ không quá tệ".

Giám đốc phát triển kinh doanh của Cty Thế giới di động Nguyễn Đức Tài giải thích: "Chính vì kích thước quá bé của chiếc ĐTDĐ đã làm chất lượng ảnh của nó có nhiều hạn chế so với máy ảnh số cùng độ phân giải. Số lượng điểm ảnh không phản ánh đúng chất lượng ảnh. Hay nói cách khác, chất lượng ảnh sẽ là độ phân giải cộng với n yếu tố". Cũng theo ông Tài, không là phép cộng đơn thuần nhưng nếu camera của ĐTDĐ có chất lượng như máy ảnh số thì người tiêu dùng sẽ không có tiền để mua vì giá thành sẽ cao.


(Theo Sài Gòn tiếp thị)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,