221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
776268
Chân dung Notebook trong tương lai
1
Article
null
Chân dung Notebook trong tương lai
,

Chỉ trong vòng vài thập kỷ, máy tính đã tiến hóa từ những cỗ máy choán cả căn phòng thành những thiết bị bỏ túi dễ dàng. Nhưng trong tương lai, trông chúng sẽ như thế nào?

Soạn: AM 730541 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: Akihabara

Không dây giờ đã trở thành tính năng chuẩn cho mọi notebook. Màn hình rộng cũng không còn là điều gì hiếm hoi. Thế rồi người ta bắt đầu nói tới những notebook siêu di động với trọng lượng nhẹ hơn 4 pound và dày chưa đến 1 inch (2,54 cm). Với nền xử lý Pentium M mới, nhiều model laptop đã có tuổi thọ pin lâu đến kinh ngạc.

Nhỏ hơn nữa phải kể đến máy tính bảng - Tablet PC, loại thiết bị ra đời với kỳ vọng thay thế cho cả laptop lẫn PDA. So với PDA, Tablet PC rõ ràng là mạnh mẽ hơn trong các ứng dụng làm việc, còn so với laptop, chắc chắn là chúng ưu việt hơn về mặt kích thước. Có thể nói công nghệ hiện đại đã xóa nhòa ranh giới giữa thực tế và ảo mộng của con người, riêng trong lĩnh vực notebook.

Soạn: AM 730533 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: Infotech

1. HD-DVD vs Blu-ray

Từ những chiếc đĩa mềm 640KB xa xưa cho đến đĩa DVD hai mặt 8,5 GB hiện nay, lưu trữ dữ liệu chưa bao giờ lại dễ dàng đến vậy. Người ta đã nói quá nhiều đến cuộc chiến giữa định dạng HD-DVD với Blu-ray, khi mà HD-DVD 15GB của Toshiba mặt đối mặt trực chiến với đĩa Blu-ray 25GB của Sony. Mặc dù trên giấy tờ, có vẻ như Blu-ray đạt được dung lượng lưu trữ cao hơn HD-DVD, song kết quả thực tế như thế nào thì vẫn còn là câu hỏi treo lơ lửng.

2. Lưu trữ dữ liệu

Khi dung lượng của những chiếc ổ cứng từ tính truyền thống đã đội nóc, hướng đi tiếp theo sẽ là ứng dụng công nghệ nano và các vật chất hữu cơ. Các cụm tế bào hoặc phân tử khi ấy sẽ được biến đổi ở mức vi mô để đại diện cho chữ số và ký tự. Những video clip và hình ảnh hiện nay chỉ được lưu dưới dạng 0 và 1, không hơn. Nhưng nhờ có công nghệ nano hữu cơ, sự hạn chế này sẽ được vượt qua. Người ta sẽ sử dụng những vật chất hữu cơ riêng biệt để đại diện cho những dạng dữ liệu khác nhau.

Soạn: AM 730529 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: Infotech

3. Đèn LED hữu cơ

Màn hình LCD  là bộ phận ngốn nhiều điện năng nhất bên trong một chiếc laptop. Màn hình ma trận TFT cố gắng giảm bớt tình trạng ngốn điện này, bằng cách lợi dụng sự phản chiếu của ánh sáng xung quanh. Mỗi khi có dòng điện chạy qua, OLED, hay Diode phát sáng hữu cơ sẽ phát ra ánh sáng nền dịu nhẹ, nhờ bản chất phát sáng có sẵn của vật chất.

4. Nhanh hơn Qwerty

Bàn phím kiểu Qwerty tuy phổ biến nhưng thực ra, vẫn bị chê là chưa đủ nhanh và thuận tiện. Thật ra, nó được thiết kế với mục đích... hãm lại tốc độ gõ bàn phím của người dùng, nhằm tránh tình trạng nghẽn chữ. Một hãng công nghệ Singapore có tên abKey dự định tiến hành một cuộc "cách mạng hóa" thiết kế bàn phím notebook bằng hàng loạt nguyên lý lao động học mới. Nhưng cụ thể mặt mũi loại bàn phím này như thế nào thì... hãy cứ chờ đã.

Soạn: AM 730525 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguồn: Infotech

5. Pin nhiên liệu

Lithium-ion đã trở thành công nghệ của ngày hôm qua, do đã đạt tới giới hạn maximum. Thế nhưng chỉ với vài giọt methanol, những mẫu pin nhiên liệu buổi đầu đã "tiếp sức" cho notebook liên tục trong suốt 5 giờ đồng hồ. Thế nhưng để có thể thực sự thương mại hóa được loại pin này, các nhà sản xuất cần phải khắc phục được bản chất dễ cháy nổ và bất ổn định của methanol cái đã.

6. Mạng không dây

Với việc mạng có dây (Gigabit Ethernet) đã đạt đến tốc độ 1 Gb/giây, công nghệ không dây cần phải chơi trò bám đuổi tốc độ thêm một thời gian nữa. Hiện tốc độ chuẩn mới vẫn là 200Mb/giây, mặc dù nó đã nhanh gấp 18 lần so với chuẩn 802.11b và 4 lần so với chuẩn 802.11g.

Thiên Ý (Theo Infotech)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,