221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
772087
"Bước tiến lớn trong hòa nhập với môi trường KT thế giới"
1
Article
null
Sự kiện Intel đầu tư nhà máy chip tại Việt Nam:
'Bước tiến lớn trong hòa nhập với môi trường KT thế giới'
,

(VietnamNet) - "Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn trong hòa nhập với môi trường kinh tế thế giới","Tôi dám chắc sẽ có nhiều công ty quan tâm đến quyết định mở đường này của Intel",... đó là những nhận xét rất tích cực của ông Thomas O'Dore - Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội - sau khi Intel công bố dự án đầu tư 605 triệu USD.

Tuy nhiên, ông Thomas O'Dore cũng cảnh tỉnh: "Dù thông điệp này có tích cực đến đâu, Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài nữa trong việc nâng cao kỹ năng, trình độ cho lực lượng lao động để họ có thể đảm đương được những vị trí công nghệ cao".

>> "Intel tác động mạnh đến đầu tư công nghệ cao ở TP.HCM!"
>>
Intel: "Chào Việt Nam!"
>>
"Nhà máy Intel sẽ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ!"
>> "Intel sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác vào VN"
>> "Intel bỏ phiếu tin tưởng tuyệt đối Việt Nam"
>> Ông Craig R. Barrett: "Cơ hội mới cho VN!"
>>
Chặng đường đầu tư xây dựng nhà máy của Intel tại VN

Chủ tịch HĐQT Intel Craig Barrett trao quà lưu niệm cho Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng. (Ảnh D.V.)
Tập đoàn chip bán dẫn Intel (Mỹ) đã chính thực nhận được giấy phép đầu tư tại Việt Nam, với một dự án xây nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip (ATM) có tổng trị giá 605 triệu USD, 300 triệu USD là khoản đầu tư ngay trong giai đoạn 1. Bản thân các lãnh đạo cấp cao của Intel đã có thời gian 4, 5 năm tìm hiểu kỹ để đưa ra quyết định này với những đánh giá vô cùng tích cực; báo chí quốc tế và trong nước cũng ghi nhận những quan điểm, nhận xét đầy tin tưởng của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo đối với môi trường đầu tư và tiềm năng lớn của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng chính những niềm tin trọn vẹn ấy của Intel hay của những nhà đầu tư khác, của đông đảo bạn bè quốc tế đang và sẽ đặt vào VN lại mang đến sự thách thức rất lớn trước mắt và lâu dài. Năng lực sử dụng CNTT, chất lượng nhân lực hiện tại, nguồn đào tạo và cung cấp nhân lực, cơ sở hạ tầng và những thông thoáng trong thủ tục hành chính sẽ là những nhân tố rất quan trọng tạo nên sự thành công và sức thu hút đối với những dự án lớn như thế này.

VietnamNet xin trích dẫn một vài ý kiến nói về những thuận lợi và cả những việc cần làm ngay của Việt Nam tiếp theo dự án này.

"Khả năng tham gia vào phân công lao động quốc tế trong lĩnh vực CNC"

Soạn: AM 721759 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thứ trưởng bộ BCVT Vũ Đức Đam: "Để có một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cần tích cực tạo dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn đa quốc gia lớn". (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Đánh giá về những hiệu ứng tích cực mà sự kiện này mang lại, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Vũ Đức Đam cho rằng, đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, là sự cổ vũ rất lớn đối với cộng đồng CNTT Việt Nam và tô đậm, làm tăng vị thế, dù vẫn còn rất khiêm tốn, của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới. Ông Đam nhấn mạnh: "Có thể thấy, với quyết tâm và bước đi đúng, chúng ta hoàn toàn có khả năng tham gia vào phân công lao động quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao nói chung và CNTT nói riêng"

Thứ trưởng Bộ BCVT cũng cho rằng, sự kiện này như một yếu tố có tính xúc tác và nếu được phát huy tốt sẽ mở đầu cho một giai đoạn phát triển hứa hẹn. Việc một tập đoàn lớn, có công nghệ nguồn quyết đinh lựa chọn Việt Nam làm cơ sở chế tạo những sản phẩm công nghệ cao cho toàn thế giới sẽ khiến Việt Nam hấp dẫn hơn, tin tưởng hơn trong con mắt các nhà đầu tư khác. "Thực tế, trên thế giới, những nhà máy của Intel hay tương tự không bao giờ đứng đơn độc. Xung quanh nó sẽ hình thành một quần thể công nghiệp đông đúc, thậm chí một thành phố công nghiệp, dịch vụ với nhiều cơ hội mở ra cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước, trong cùng lĩnh vực cũng như các ngành phụ trợ”.

Tuy nhiên, ông Đam cũng nhấn mạnh, đây mới chỉ là bắt đầu. Để thực sự có một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cần tích cực tạo dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn đa quốc gia lớn. Trên tinh thần hợp tác lâu dài, cần cùng nhau nhận diện chính xác và có giải pháp hữu hiệu với từng vấn đề để Việt Nam có lợi thế so sánh khi lựa chọn địa điểm trong tiến trình chuyển dịch, tổ chức lại, mở rộng thêm mạng lưới sản xuất, dịch vụ toàn cầu của các tập đoàn. Những mục tiêu nêu trên cũng phần nào được thể hiện tại "Diễn đàn thúc đẩy phát triển CNTT Việt Nam", mới được Bộ BCVT hình thành với các thành viên là 10 tập đoàn CNTT-TT hàng đầu thế giới và có phiên họp đầu tiên vào ngày 22/2 vừa qua

"Bước tiến lớn trong việc hòa nhập với môi trường kinh tế thế giới"

Soạn: AM 721763 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch Amcham Ha Noi Thomas O'Dore: "Tôi dám chắc sẽ có nhiều công ty quan tâm đến quyết định mở đường này của Intel", (Ảnh: VNN)

Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội (Amcham Ha Noi) - ông Thomas O'Dore. Trong cuộc phỏng vấn riêng với VietNamNet, ông Thomas cho rằng, sự kiện này cũng đồng thời là một bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại song phương Việt - Mỹ.

"Vì sao Intel lại chọn Việt Nam?" không chỉ là câu hỏi của báo giới trong nước, chính ông Chủ tịch Craig Barrett của Intel cũng trả lời rất rõ ràng báo chí nước ngoài rằng, bởi vì Intel đánh giá rất cao Việt Nam ở nhiều mặt. Ông chủ tịch Amcham Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm rằng, Intel chọn Việt Nam vì một môi trường chính trị ổn định, mức lương nhân công cạnh tranh, lực lượng lao động cần cù và cũng là để cân đối các nguy cơ từ việc xây dựng nhà máy sản xuất trên toàn thế giới. "Tôi dám chắc sẽ có nhiều công ty quan tâm đến quyết định mở đường này của Intel", Thomas O'Dore nói. Tuy nhiên, chính ông cũng cảnh tỉnh: "Dù thông điệp này có tích cực đến đâu, Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài nữa trong việc nâng cao kỹ năng, trình độ cho lực lượng lao động để họ có thể đảm đương được những vị trí công nghệ cao. Muốn vậy, trước hết, hệ thống giáo dục ở Việt Nam cần phải được cải tổ và cải tiến". 

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.HCM

Soạn: AM 721769 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải: "Sự đầu tư này sẽ tạo sức lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lĩnh vực công nghệ cao vào TP.HCM".

Tại buổi lễ công bố dự án đầu tư của Intel, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã cho biết, dự án của Intel có ý nghĩa lớn không chỉ ở giá trị đầu tư mà quan trọng là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đào tạo nguồn nhân lực. Ông hy vọng, sự đầu tư này sẽ tạo sức lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lĩnh vực công nghệ cao. "Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ Intel để dự án thực hiện đúng tiến độ và đạt kết quả tốt", Chủ tịch Lê Thanh Hải khẳng định.

"Điệu kiện giành vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu"

"Không chỉ là một sự khởi động cho một làn sóng đầu tư mới vào các lĩnh vực công nghệ cao ở VN, sự kiện Intel vừa công bố đã góp phần thay đổi nhận thức về thị trường VN", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng TMCN Việt Nam nói. Trả lời phỏng vấn của VietNamNet, ông Lộc cho biết, từ trước tới nay, phần đông các nhà đầu tư đến VN là để khai thác lợi thế lao động dồi dào và giá rẻ, nhưng nay đã khác, VN đang chứng minh là một thị trường đầu tư có lợi thế lao động trẻ và chất lượng cao.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng TMCN Việt Nam:"đây thực sự là một tín hiệu vui, một sự tốt lành!"."

Ông Lộc cho rằng, trong điều kiện hội nhập và đổi mới, sự chuyển biến này cho thấy, Việt Nam đang có điều kiện để giành vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Phòng TMCN VN cũng vừa tiếp đón đoàn doanh nghiệp gồm nhiều nhà đầu tư lớn của Nhật Bản đến Việt Nam để tìm kiếm hợp tác, "trước mắt họ đánh giá rất cao môi trường đầu tư thuận lợi ở VN", ông Lộc cho biết. "Cùng một lúc, có nhiều "đại gia" đến VN, đây thực sự là một tín hiệu vui, một sự tốt lành!".

Hồi tháng 8/2002, ngay sau buổi làm việc với ông Craig Barrett (lúc đó ông Craig là Chủ tịch tập đoàn kiêm CEO của Intel), Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận định: "Hợp tác với Intel, Việt Nam sẽ theo kịp khu vực". Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng, Intel là tập đoàn kinh tế lớn, đi đầu thế giới về công nghệ cao, đặc biệt là CNTT, nên thị trường CNTT VN sẽ có động lực phát triển mạnh khi bắt tay hợp tác cùng Intel. Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam đang xây dựng hai trung tâm lớn về CNTT tại Hà Nội và TP.HCM, Chính phủ Việt Nam rất mong muốn Intel sẽ đầu tư vào đây và sẽ tạo điều kiện thuận lợi.

Ý kiến độc giả VietnamNet:

Nguyễn Thành Trung
Dia chi: 252-l3 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Email: trungbaeo@yahoo.com

Tieu de: Một góc nhìn nhận mới
Nội dung: Từ sự kiện này tôi thấy chúng ta có thể mở rộng góc nhìn. Việc chúng ta vẫn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp (DN) trong nước và DN nước ngoài là không hợp lý. Chúng ta cần có vốn đầu tư, chúng ta cần công nghệ kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, chúng ta cần kinh nghiệm quản lý, chúng ta cần kinh nghiệm cạnh tranh thực tế của nền kinh tế toàn cầu hóa những điều này chỉ có thể được đáp ứng tốt nhất khi chúng ta được những tập đoàn lớn, công nghệ cao trên thế giới đầu tư. Bởi vậy chúng ta phải nhìn nhận những DN này cũng là một DN trọng tâm của VN và là DN của VN. Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta được đầu tư bởi 10 -15 DN hàng đầu trên thế giới thì nền kinh tế của chúng ta sẽ có sức bật mạnh mẽ từ nguồn GDP mà các DN này đem lại và quan trọng hơn nữa là công nghệ, trình độ quản lý mà chúng ta tiếp nhận được

Ho ten: Nguyễn Hồng Quân
Dia chi:
Email: ng.hong.quan@gmail.com

Tieu de: Tôi bất ngờ
Noi dung: Vừa đọc dòng tít trên trang nhất, tôi vô cùng xúc động. Tôi không ngờ sự việc này lại xảy đến sớm vậy. Trước đây tôi từng đọc một bài báo bàn về khả năng các công ty công nghệ cao sẽ đầu tư vào VN, trong đó không lạc quan mấy về khả năng có một công ty của Intel, dù là nhỏ, hiện diện trên lãnh thổ nước Việt  Vậy mà hôm nay đọc được bài báo này, tôi vui mừng hết sức. Đây rõ ràng là một cơ hội rất tốt để trình độ KH-KT cũng như kinh tế của VN đi lên.

Ho ten: Nguyễn Tiến Lợi
Dia chi: Kỹ sư CNTT, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Tuyên Quang
Email:

Tieu de: Ý kiến cá nhân về đầu tư
Noi dung: Theo tôi việc Canon, Intel đều là những công ty đa quốc gia, có uy tín trên thế giới đầu tư vào VN sẽ là cú "hích" cho CNTT của VN nói riêng và lĩnh vực công nghệ cao của VN nói chung. Đây sẽ là tiền đề cho chúng ta thu hút nguồn chất xám từ bấy lâu nay hầu như đang chảy ra nước ngoài vì không có môi trường làm việc phù hợp trong nước.
Nhưng cũng đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một cơ chế "mạnh" cấp Nhà nước để làm nền móng cho việc phát triển các công ty công nghệ cao của chính chúng ta, vừa ổn định và tạo môi trường phát triển cho các nhà khoa học trong nước, vừa tạo ra giá trị gia tăng cao và tiến tới dần dần chủ động về mặt khoa học - công nghệ.

Ho ten: Nguyễn Văn Cường
Dia chi: Lớp Sử K26A Trường ĐH Khoa học Huế
Email: changngo@yahoo

Tieu de: Việt Nam có khả năng trở thành con rồng châu Á
Noi dung: Việc tập đoàn Intel đầu tư vào VN là một tín hiệu đáng mừng không chỉ đối với ngành CNTT mà còn là tín hiệu đáng mừng đối với triển vọng thu hút luồng đầu tư mới vào VN. Qua hơn 20 năm chúng ta không ngừng thực hiện đổi mới làm cho môi trường kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng, đã và sẽ là điều kiện thuận lợi để VN có thể đón nhận những luồng đầu tư mới. Với những kết quả đã đạt được nếu VN duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện tại trong một thời gian dài, cùng với việc tham gia vao mái nhà kinh tế thế giới WTO, thì triển vọng VN trở thành con rồng mới của Châu Á như đánh giá của nhiều chuyên gia là hoàn toàn có thể .

  • H.C- V.L- N.P (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,