221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
771717
Những ngôi nhà “nuốt” sóng!
1
Article
null
Những ngôi nhà “nuốt” sóng!
,

Ra khỏi nhà, con “dế” của Phương – phóng viên một tờ báo lớn – inh ỏi bao nhiêu thì về nhà nó… bất động bấy nhiêu. Thi thoảng, lỡ có lúc chộp được sóng thì chỉ vừa nghe tiếng chuông báo cuộc gọi, Phương vội vàng leo lên chiếc thang xếp để sẵn trong phòng khách, chót vót ngồi nghe điện, mừng như vớ được vàng.

Nhà thiếu sóng

Soạn: AM 720887 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Những ôột thu phát sóng điện thoại đã không còn xa lạ với người dân.

Tình huống kể trên xảy ra thường xuyên với mọi người trong gia đình Phương ở ngõ Thái Hà - Hà Nội. Ngay giữa lòng thủ đô nhưng hễ về nhà là di động gần như… tịt ngóm. Nhiều hộ ở phố Hàng Trống, mạn Hồ Tây… cũng cho biết thi thoảng bị rớt cuộc gọi. Theo ghi nhận của chúng tôi, ngày càng có nhiều ngôi nhà nằm giữa lòng thành phố lớn rơi vào tình trạng không có sóng di động hoặc sóng quá yếu.

“Dùng di động hơn chục năm nay nhưng chưa bao giờ sóng chập chờn như dạo gần đây. Có điện thoại là phải chạy ra ngoài để nghe” là phản ánh của anh Võ Vĩnh Tường – hướng dẫn viên du lịch ở F.13, Q.10, TP.HCM. Với những hộ dân ở trong các ngôi nhà cấp 3, cấp 4 nằm xen kẽ hoặc bị “bao vây” giữa các tòa nhà cao tầng, hiện tượng mất sóng di động càng xảy ra thường xuyên hơn. Nguyên do là ở những khu vực các nhà cấp 3, cấp 4, do nằm xen kẽ với các tòa nhà cao tầng, sóng điện từ có thể bị phản xạ hoặc bị hấp thụ bởi các vật liệu kim loại như bê-tông cốt thép hay tôn lợp mái dẫn đến hiện tượng máy di động mất sóng.

Tuy nhiên, không phải cứ ở trên cao thì… sóng tốt. Ngay tại các tòa nhà cao tầng và ngay ở trên các tầng trên cùng, hiện tượng rớt sóng hay mất sóng vẫn xảy ra như ở các tòa nhà trên phố Láng Hạ, Hà Nội hay ở Q.1, Q.3, TP.HCM. Điều này được lý giải là do các tòa nhà cao tầng này có lớp che chắn (bê-tông, cốt thép) quá dày và một số vị trí trong các tòa nhà ở quá xa trạm thu phát gốc (BS – Base Station) nên sóng có thể bị rớt, chất lượng cuộc gọi kém hoặc cũng có thể vì nhiễu tần số do việc quy hoạch tần số tại một số địa điểm của nhà cung cấp mạng chưa chuẩn xác.

Rt/ mt sóng di đng còn do máy

Nhiều người phàn nàn khi bị rớt sóng/ mất sóng di động và đổ lỗi cho nhà cung cấp mạng, nhưng trong thực tế, nguyên nhân đôi khi xuất phát từ chính con “dế” của họ. Trường hợp thường thấy là máy di động không nhận cuộc gọi từ máy cố định, thường xảy ra ở các model bị lỗi phần mềm như các máy Nokia 7610, 7600, 6230; Z600 của Sony Ericsson, một số model của Samsung và O2 hay một số loại máy “xách tay” khác. Khi các model này không kết nối được GPRS, sẽ hiện lên dòng chữ “invalid mobile” và các cuộc gọi từ máy cố định tới sẽ chỉ nghe chuông báo bận hoặc báo không kết nối được, trong khi các cuộc gọi từ máy di động khác tới vẫn nhận được bình thường. Trong trường hợp này, người dùng cần báo với nhà cung cấp mạng để ngừng dịch vụ GPRS, cài đặt lại phần mềm hoặc nâng cấp với các phiên bản mới hơn. Để tránh tái diễn tình trạng này, tốt hơn cả là bạn nên tắt hoàn toàn chế độ GPRS.

Ngoài ra, cũng có thể do sóng di động bị bức xạ do sự giao thoa sóng từ các trạm thu phát sóng (BTS) của các mạng khác nhau hoặc các thiết bị thu phát sóng vô tuyến khác ở cùng một địa điểm. Máy di động hoạt động bằng cách gửi các tín hiệu sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 800 - 1.900 MHz hay 900 - 1.800 MHz nên khi có thiết bị phát tín hiệu có cùng tần số đó thì tín hiệu này sẽ làm nhiễu sóng của bất kỳ thiết bị nào trong khoảng tần số đó. Điển hình là trường hợp gần khu vực Đài truyền hình Hà Tây (Hà Đông – Hà Tây) khi thử nghiệm mạng CDMA của EVN trong 2 năm nay, cứ mỗi lần Đài Hà Tây phát sóng thì các thuê bao của EVN bị mất sóng.

Khi ở xa các trạm BTS hoặc khi tập trung quá nhiều thuê bao của một mạng di động ở trong cùng một bán kính phục vụ của một BS, sóng di động cũng mất dần độ ổn định. Ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai hay Bà Rịa - Vũng Tàu, sóng chỉ tương đối ổn định ở những khu vực gần trạm BTS hoặc ở các thị trấn lớn, còn đi xa hơn thì sóng lại yếu dần và rất dễ mất liên lạc. Ví dụ như ở Đồng Nai, sóng chỉ mạnh ở khu vực gần thị trấn Định Quán còn đi xa hơn thì sóng chập chờn và đôi lúc mất hẳn. Tương tự ở Hiệp Phú (Thủ Đức – TP.HCM) hay khu công nghiệp Sóng Thần - Bình Dương, cuộc gọi cũng có thể bị rớt ngang chừng nếu một trong hai bên đối thoại di chuyển vào khu vực mất/ rớt sóng.

Hiện tượng mất sóng hay rớt sóng đã gây không ít khó khăn và phiền toái cho các thuê bao di động. Một số người dân cho biết “Cứ bước vào nhà là cột sóng hạ rõ rệt. Nói vài ba câu là sóng lại cắt ngang. Người khác gọi điện lại thì được báo là không liên lạc được!”. Giống như bị kẹt trong những đợt nghẽn mạch, khi bị rớt sóng/ mất sóng, nhiều khách hàng đã phải gánh chịu những thiệt hại về kinh tế vì “Đôi lúc cần chờ một cuộc điện thoại quan trọng nhưng cứ bị mất liên lạc suốt. Công ty hay khách hàng đều không liên lạc được, bỏ lỡ mất hợp đồng!”, hay như “Chỉ có một nội dung ngắn, lẽ ra là chỉ cần một cuộc điện thoại nhưng đôi khi vì mất sóng nên phải gọi lại nhiều lần, vừa phiền toái lại vừa tốn tiền!”.

Nhà… nhiễm từ?!

Không chỉ trở thành những “pháo đài” bất khả xâm phạm đối với sóng di động, nhiều ngôi nhà ở gần các trạm BTS đang trở nên kỳ lạ hơn đối với nhiều người dân. Trước kia, các trạm BTS thường được các nhà cung cấp mạng lắp đặt ở những vị trí thông thoáng, xa khu dân cư. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng di động ngày càng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn là nơi tập trung lượng thuê bao lớn, các nhà cung cấp mạng đã triển khai việc lắp đặt các trạm BTS ngay trong các khu dân cư.

Chỉ tính riêng ở khu vực Hà Nội chẳng hạn, đã có tới 1.200 trạm phát sóng của mạng Cityphone. Hình ảnh các trạm BTS mọc trên nóc các tòa nhà ngày càng nhiều, tương tự như cơn sốt ăng-ten tivi những thập kỷ trước. Trong lá đơn gửi tới Văn phòng Chính phủ vào tháng 10/2005 của gần 100 chủ hộ ở Bắc Linh Đàm (HN) và các tổ liền kề thuộc phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã phản ánh việc lắp đặt trạm BTS trong khu vực gây mất an toàn và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Các hộ dân ở Trung Hòa – Cầu Giấy (HN) cũng có phản ánh tương tự khi S-Fone lắp đặt trạm BTS mới ở Quan Nhân (Trung Hòa – Cầu Giấy). Theo các hộ dân này, sau thời gian lắp đặt các trạm BTS, sức khỏe của họ bị sút giảm rõ rệt. Ngoài ra, các thiết bị điện tử gia dụng trong gia đình cũng có dấu hiệu khác thường như bị nhiễu sóng, không thu được tín hiệu,…

Tâm lý hoang mang của người dân là khó phủ nhận, cho dù đã có kết luận điều tra của các cơ quan chuyên môn rằng liều lượng sóng điện từ tại các khu vực này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều bác sĩ và các nhà chuyên môn, khả năng gây ảnh hưởng của sóng điện từ (ở đây là sóng di động) tới sức khỏe con người là hoàn toàn có thể. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu chuẩn về sóng điện từ trong khu dân cư đã được văn bản hóa. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn này. Không chỉ người dùng di động mà người dân nói chung vẫn tiếp tục phải chờ đợi những lời giải thích rõ ràng hơn từ phía các nhà chuyên môn và các nhà cung cấp mạng. Nguyện vọng khách hàng – những người mang lại doanh thu cho các nhà cung cấp mạng luôn là: Có được sự cam kết của nhà cung cấp về độ ổn định và an toàn của sóng di động để họ được sống tốt và sống khỏe mạnh ngay trong những ngôi nhà vô cùng quen thuộc của chính mình. 

Mt s bin pháp hn chế sóng đin t khi dùng di đng

  • Không dùng mobile khi có thể liên lạc bằng điện thoại thường

  • Dùng các phụ kiện mobile như tai nghe rảnh tay để khỏi áp di động vào tai

  • Nói chuyện bằng mobile càng ít, càng ngắn càng tốt.

  • Dùng loại di động có ăngten ở ngoài máy, xa đầu và não bộ.

  • Mang mobile trong túi xách tay, không bỏ trong túi áo, túi quần.

  • Hạn chế sử dụng di động ở thiếu niên dưới 16 tuổi.

Hương Trầm - Điệp Giang (EChip Mobile)  

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,