221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
771241
Tân trang ĐTDĐ: Màn ảo thuật diệu kỳ
1
Article
null
Tân trang ĐTDĐ: Màn ảo thuật diệu kỳ
,

Trong truyn tranh hot hình ni tiếng Doraemon ca Fujio Fujiko, chú mèo máy tài phép luôn giúp anh chàng Nobita hu đu bng mt chiếc khăn thn kỳ, có kh năng biến đi đ cũ thành mi. Còn mt s ca hàng mobile hin nay chng cn khăn thn, chng cn mèo máy, ch cn phù phép “thay hình đi dng”, biến cũ thành mi cng, biến hàng ‘’lướt’’ thành hàng xn….

Thị trường buôn bán điện thoại ngày càng cạnh tranh khốc liệt, giá máy công ty đã xuống đến mức gần ngang bằng giá hàng ngoài. Thậm chí, có nhiều cửa hàng bán máy chỉ lãi 10.000 đồng cho một chiếc điện thoại dòng C của Motorola. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng di động vẫn mọc lên như nấm và tăng trưởng một cách chóng mặt. Vậy họ lấy đâu ra lợi nhuận với số tiền thu về thấp như vậy? Nếu như không có một vài “thủ thuật” mà dân trong nghề vẫn thường gọi là “đóng mới”.

Muôn hình vn trng “đóng mi”

“Đóng mới”  ở đây được hiểu theo 2 nghĩa: thứ nhất là hàng chính hãng dùng rồi nhưng vẫn còn đủ thời gian bảo hành chuẩn, được nhập lại giá thấp, tân trang thành máy mới bán theo giá niêm yết; thứ hai là hàng công ty, hàng ngoài cũ hoặc có vấn đề, “thay da đổi thịt”, thậm chí thay cả ruột lõi để thành một chiếc máy “như mới” bán đi ăn chênh lệch lớn. Vâng, cái quy trình “đóng mới” cũng muôn hình vạn trạng như những ý tưởng ma mãnh của giới gian thương.

Như đã nói, hàng chính hãng bao giờ cũng có hạn bảo hành trên thẻ lớn hơn 12 tháng. Và có những khách hàng chỉ sau 1, 2 ngày mua đã đổi máy, chấp nhận bán lỗ, nên thời hạn bảo hành trên như một “giải pháp” tuyệt vời cho việc làm giàu của một số kẻ. Chỉ qua một vài công đoạn như dán lại nilon màn hình, lau sạch bụi, xóa sạch danh bạ, tin nhắn của người sử dụng cũ bằng dụng cụ chuyên nghiệp hay chỉ là lấy giấy ăn, tăm bông lau chùi sơ qua thì chiếc máy kia đã được nâng giá trị thành máy mới mà không phải khách hàng nào cũng có thể phân biệt được. Nhờ đó, đơn vị kinh doanh có thể bán lại cho người khác với giá điện thoại mới. Tất nhiên, cũng có một vài trường hợp sau quá trình sử dụng máy có vệt xước, hay cửa hàng xóa chưa hết thông tin thì được giải thích là “bọn em cắm SIM kiểm tra thử, máy để trên giá nên hơi xước xát” và số tiền giảm cho cái sự “bất cẩn” đó chẳng đáng là bao.

Khi hàng ngoài không đủ uy tín để cạnh tranh với hàng chính hãng thì việc biến những chiếc máy Quảng Châu (Trung Quốc) loại 1, 2 thành hàng “chính hãng mất thẻ” chỉ là chuyện nhỏ. Tem chính hãng cũng có thể bị làm giả! Tem vỡ, tem 7 màu, tem hợp chuẩn đều có hàng nhái. Theo tìm hiểu của PV e-CHIP Mobile, giá một con tem vỡ tròn Nokia Origin Product dán tại các vị trí ốc vít, vỏ máy hay các chi tiết tránh sự can thiệp không được phép từ người sử dụng có giá khoảng 3.000 đồng. Với việc mua 4 tem dán ở 4 vị trí tại ốc vít của máy, pin, sạc và tai nghe; nghiễm nhiên chiếc máy hàng ngoài kia trở thành “hàng công ty mất thẻ” với giá trị được nâng thêm vài trăm ngàn. “Tem 7 màu cũng có thể bị làm giả”, anh Hà, một chủ cửa hàng có tiếng tại Quán Thánh, Hà Nội cho biết. Tem giả 7 màu thực chất nếu soi kỹ sẽ chỉ có 4 màu chuyển sắc, nhạt hơn, to hơn tem xịn, cắt không sát vòng tròn, dễ bạc hoặc lấy tay xóa xóa trên mặt là bạc. Nhưng cũng có trường hợp “các bác thợ” cao tay hơn, lấy tem xịn từ chính những chiếc máy cũ, đã hết bảo hành hoặc bị từ chối bảo hành từ chính hãng bằng công thức: xăng zippo lấy từ bật lửa + máy sấy + lưỡi lam cạo râu vót nhọn, sẽ dễ dàng “khò” tem “xịn” trên thân máy này và dán vào một chiếc máy khác, lúc đó chỉ có trời và “anh thợ” đó biết hàng xuất xứ từ đâu mà thôi.

Nếu điện thoại nào bị bong tem thì việc xử lý khá đơn giản. Chủ tiệm chỉ cần cho người lột tem cũ ra cho thật sạch bằng cách lấy băng keo bản bự hoặc dùng xăng thơm. Sau đó, các tiệm cũng có thể dán tem của tiệm mình vào. Để cho hấp dẫn, nhiều tiệm thiết kế tem của mình khá giống tem của công ty FPT. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ người dùng sẽ thấy có một số model Nokia nhưng bị dán tem nhái của FPT Mobile (trong khi đó FPT Distribution phân phối Nokia, còn FPT Mobile phân phối Samsung và Motorola).

Có những trường hợp còn tinh vi hơn, khi mà tiệm in mới cả con tem ghi số IMEI sau máy, rồi mua một bộ hộp sách đầy đủ tại các điểm bán linh kiện để biến thành một bộ đầy đủ và rao bán là máy mới. Tất nhiên phần sườn máy được đánh bóng rất mới và dán tem mới. Cứ thế, máy nào thật sự còn nguyên tem, còn thẻ bảo hành chính hãng thì chủ tiệm tha hồ hét giá.

Còn việc đóng mới từ những máy cũ, hỏng, đã qua sửa chữa bằng những phương thức rất  “prồ”, thành phẩm gọi là “hàng dựng”. Main mạch máy có thể dùng một dung dịch đặc biệt thổi sạch “như mới”, còn bàn phím, vỏ thì tùy loại, mua vỏ lô hoặc vỏ xịn thay vào, máy nào không thay được vỏ thì đi sơn lại là xong. Công đoạn cuối cùng chỉ việc dán tem cửa hàng hoặc 1 miếng giấy niêm phong nhỏ vào các vị trí ốc bị toét do mở main máy để khách hàng không để ý là chiếc máy bán ra sẽ đem về một khoản dư không nhỏ.

Đối với các máy có nhiều vấn đề hơn sẽ là một hành trình “độ chế” công phu hơn. Đầu tiên là phải xử lý cho “hết bệnh”. Với các tiệm có chút nghề nghiệp, thì máy được “phòng kỹ thuật” của tiệm với trang bị vài ba thiết bị rẻ tiền như: máy khò, mỏ hàn, bột tuốc-nơ-vít chuyên dụng, vài cái dao mỏng… cùng với ít vật liệu như xăng thơm, nhựa thông, chì… “khám chữa” qua loa rồi tùy tình trạng mà bán nhưng vẫn không quên làm cho chúng mới thêm. Nếu như tiệm bó tay thì máy sẽ được chuyển lên “bệnh viện tuyến trên”. Theo chúng tôi tìm hiểu, các bệnh viện tuyến trên khá có tiếng và được nhiều tiệm tín nhiệm là H.Q, A, H.N trên đường Ba Tháng Hai và Nguyễn Kiệm, T.H trên đường Âu Cơ… và một “thầy thuốc” khá nổi tiếng có vài “môn đệ” ẩn mình trên đường Nguyễn Thái Bình – Q. Tân Bình. Tại đây, các “bệnh viện tuyến trên” được trang bị cao cấp hơn, có những đơn vị trang bị thiết bị trị giá hàng trăm triệu đồng và có trong tay lực lượng đến vài chục “bác sĩ”. Nếu như các địa điểm này cũng bó tay thì máy chỉ còn nước đem ra bán xác hoặc sửa chắp vá dùng trong vài ba ngày rồi tống ra các tiệm vỉa hè.

Người mua lãnh đủ

Và cứ thế người mua sẽ lãnh đủ khi mua phải các máy tân trang này. Tiền mất tật mang là điều rất dễ xảy ra. Hiện nay, tình trạng tân trang điện thoại là khá phổ biến nhưng bài báo không có ý “vơ đũa cả nắm”, đánh đồng các doanh nghiệp, cửa hàng làm ăn uy tín với những “con sâu làm rầu nồi canh”. Chỉ xin nêu ra một số vấn đề để cảnh báo người tiêu dùng đừng vì cái lợi về giá quá thấp, mà không chú ý kỹ đến chất lượng sản phẩm mình đem về. Tốt nhất là nên mua hàng tại các đại lý chính hãng hoặc những cửa hàng có uy tín.
 

  •  eChip Mobile

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,