221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
769503
Ông Craig R. Barrett: "Cơ hội mới cho VN!"
1
Article
null
Ông Craig R. Barrett: 'Cơ hội mới cho VN!'
,

Hôm nay (28/2), ông Craig R. Barrett, cựu CEO, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Intel có mặt tại TP.HCM để công bố việc nhận giấy phép đầu tư dự án nhà máy sản xuất bộ vi xử lý trị giá 605 triệu USD tại Việt Nam. Nhân dịp này ông Barrett đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc phỏng vấn:

Soạn: AM 715887 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Barrett tại lễ công bố dự án sáng nay (28/8). (Ảnh: AP)

- Những yếu tố chính nào để Intel đi đến quyết định xây dựng nhà máy ở VN?

Ông Craig R. Barrett: Có rất nhiều thứ để chúng tôi phải xem xét khi cân nhắc và quyết định đầu tư. Chất lượng của lao động là quan trọng nhất, nó bao gồm cả sự xuất phát và chất lượng của giáo dục, khoảng cách giữa những người trẻ với nhau.

Chúng tôi còn chọn bởi vì sự hỗ trợ của Chính phủ rồi chi phí đầu tư như thế nào, cơ sở hạ tầng, sự quan tâm của cộng đồng... Ở VN tất cả nhân tố đó đều tốt, mọi thứ đang trong quá trình phát triển.

Nhưng trên hết chúng tôi thấy rằng hoạt động đầu tư trong khu vực đang rất sôi động, kinh tế VN đang tăng trưởng nhanh. Chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng này suốt nhiều năm qua.

Giống như các nhà đầu tư khác, chúng tôi luôn dõi theo từng bước đi ở Đông Nam Á. Nhưng quan trọng nhất, đối với viễn cảnh của riêng tôi thì sự lựa chọn luôn là chất lượng của lực lượng lao động, chất lượng của nền tảng giáo dục.

- Ông dự báo dự án này sẽ tác động như thế nào đến các công ty khác và kinh tế VN?

Soạn: AM 715895 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Craig Barrett: "Nhà máy của Intel ở VN sẽ là phần quyết định để Intel cung cấp sản phẩm cho cả thế giới chứ không chỉ ở VN". (Ảnh: AP)
 

Ông Craig R. Barrett: Nếu nhìn lại những nơi Intel đã đầu tư sẽ hình dung ngay chuyện gì sẽ xảy ra khi Intel có một dự án đầu tư tương tự. Chúng tôi có thể giúp tạo ra những ảnh hưởng làm thay đổi rất mạnh mẽ đối với kinh tế khu vực đó.

Penang (Malaysia) là một ví dụ. Mỗi năm tôi đều đi du lịch với tư cách cá nhân đến đấy và đã chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ, mọi thứ đều tăng trưởng, từ các công việc liên quan đến ngành sản xuất chip đến giá cả thị trường.

Tôi nghĩ dự án không chỉ tác động lên những người làm việc trong nhà máy của Intel mà nhìn tổng thể nó sẽ tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư khác. Tôi có thể dự đoán đầu tư ở VN sẽ tăng trưởng với vị thế tương tự như Malaysia hay Philippines. Kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

- Vị trí của VN trong chiến lược sắp tới của Intel sẽ như thế nào, thưa ông?
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại TP.HCM Walter Blocker: Đầu tư của Intel là dấu đảm bảo bằng vàng về đầu tư ở VN

“Quyết định đầu tư vào VN của Intel chính là con dấu đảm bảo bằng vàng xác nhận VN là điểm đầu tư có đẳng cấp của thế giới... Quyết định này sẽ làm người ta tỉnh ngộ khi nghĩ về VN. Giờ đây các công ty Mỹ cũng như các công ty nước ngoài nói chung chắc chắn sẽ coi VN là một quốc gia mà họ có thể đến và đầu tư công nghệ thông tin” 

(Theo AFP)

Ông Craig R. Barrett: Tôi nghĩ VN rất có ý nghĩa đối với một công ty như Intel với nhiều lý do. VN nằm ở trung tâm châu Á trong khi kinh tế châu Á đang tăng trưởng nhanh. VN là một nước có dân số đông, có nền giáo dục cơ bản cho người trẻ rõ ràng, chương trình của Chính phủ rất mạnh mẽ.

Intel đã tham gia nhiều chương trình để đưa máy tính đến giáo viên, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy phát triển hạ tầng giáo dục, các hoạt động chính phủ điện tử. Intel cũng thúc đẩy người dân VN ham thích sử dụng Internet, Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy cải cách, sử dụng công nghệ không dây và băng thông rộng.

Tôi có một danh sách dài các hoạt động đầy lý thú đang diễn ra ở VN. Nhà máy ở VN sẽ là phần quyết định để Intel cung cấp sản phẩm cho cả thế giới chứ không chỉ ở VN. Điều này rất ý nghĩa đối với Intel.

- Ông dự báo thế nào về vị trí của VN trong ngành công nghệ cao toàn cầu?

Ông Craig R. Barrett: Tôi nghĩ VN đang có cơ hội mới để tham gia ngành công nghệ cao toàn cầu. Đầu tư sẽ đổ vào cho ngành phần mềm đầy tiềm năng, rồi các ngành công nghệ tiềm năng khác.

Một lần nữa tôi muốn nhắc lại điều quan trọng rằng chất lượng giáo dục sẽ mô tả tiềm năng của lực lượng lao động, nó sẽ giúp tăng trưởng nhanh trong môi trường toàn cầu.

- Nếu một SV muốn làm việc trong nhà máy của Intel trong tương lai thì ngay bây giờ họ nên chuẩn bị gì?

Ông Craig R. Barrett: Về kỹ năng chúng tôi cần những thứ như kiến thức vận hành công nghiệp, khả năng toán học. Và đương nhiên cho dù nhân viên ở bậc thấp nhất cũng phải có khả năng sử dụng máy tính, Internet. Yêu cầu dứt khoát của chúng tôi là nên có nền tảng giáo dục tốt để trở thành nhân viên.

- Cảm ơn ông.

(Theo Quang Hiếu/Tuổi trẻ)

- Ông Craig Barrett sinh ngày 29-8-1939 ở San Francisco (California, Mỹ). Học ở trường ĐH danh tiếng về công nghệ Stanford từ năm 1957 để đến năm 1964 ông nhận bằng TS về khoa học vật liệu, sau đó làm cán bộ giảng dạy ở Stanford và được phong phó giáo sư.
- Năm 1974 ông gia nhập Intel, trở thành tổng giám đốc vào năm 1998 và chủ tịch hội đồng quản trị năm 2005.
- Hiện tại ông Barrett còn là thành viên Ủy ban Cố vấn tổng thống Mỹ về chính sách thương mại và đàm phán, thành viên Ủy ban Quốc gia về sự thịnh vượng của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21...
- Tháng 11-1972 Intel đầu tư 1 triệu USD ở Malaysia với qui mô 2ha, 100 nhân viên. Đến nay Intel có ba cơ sở ở Penang, Kulim và Kedah. Tổng số nhân viên đã tăng lên hơn 10.000 người, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD. Từ đầu tư của Intel, hàng loạt công ty cung cấp từ chỗ không có tên tuổi nay đã lớn mạnh và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,