221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
756260
10 điều cần biết về Linux
1
Article
null
10 điều cần biết về Linux
,

Hiện nay, Windows vẫn là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng Linux cũng đang trở nên phổ biến mà nếu là một "IT Pro" thì chắc hẳn bạn cũng đã từng cài đặt và sử dụng Linux.

Soạn: AM 679037 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trong bài viết này, VietNamNet cung cấp 10 điều cần biết căn bản về Linux giúp bạn làm quen với hệ điều hành đầy hứa hẹn này.

1. Cấu trúc thư mục

Cấu trúc thư mục không giống như trong Windows và các hệ điều hành khác, hệ thống tập tin trong Linux là một cây rất lớn (big tree). Thư mục Root ( / ) là thư mục gốc, các tập tin và các ổ đĩa khác chỉ là nhánh của Root.

Ví dụ: nếu bạn có 2 đĩa cứng a và b, một đĩa mềm và một ổ CD-ROM. Hãy giả sử rằng ổ đĩa thứ nhất  có 2 phân vùng (partition) là a1 và a2, ổ đĩa thứ 2 chỉ có một phân vùng là b.

Trong Windows

  • ổ cứng a, phân vùng a1 (hda1): ổ đĩa C
  • ổ cứng a, phân vùng a2 (hda2): ổ đĩa D
  • ổ cứng b, một phân vùng b1 (hdb1): ổ đĩa E
  • ổ đĩa mềm: ổ A
  • ổ đĩa CD-ROM: ổ F

Ngược lại, trong Linux, mỗi ổ đĩa sẽ được gắn kết (mount) vào trong cây thư mục (Tree Directory) giống như là một thư mục bình thường:

  • hda1: / (Root)
  • hda2: /home
  • hdb1:  /home/user/music
  • ổ đĩa mềm: /mnt/floppy
  • ổ CD-ROM: /mnt/cdrom
Soạn: AM 679039 gửi đến 996 để nhận ảnh này
So sánh cấu trúc hệ thống tập tin giữa Linux và Windows

2. Hệ thống theo modul

Trong Windows 98/2000/XP hay Mac OS X... mỗi hệ điều hành đều có một giao diện đồ hoạ GUI không giống nhau.Trong Linux, mỗi modul trong hệ thống là hoàn toàn độc lập với nhau, vì vậy người sử dụng có thể trộn lẫn và tự tạo ra hệ điều hành cho riêng mình.

Không giống như hệ điều hành Windows của Microsoft, mọi thành phần đều kết nối và phụ thuộc lẫn nhau. Ngược lại, Linux lại cung cấp khả năng các chương trình làm việc độc lập với nhau, nếu chương trình này được gỡ bỏ thì các chương trình khác vẫn hoạt động tốt mà không gây ảnh hưởng gì. Chính vì khả năng phân chia modul như vậy mà HĐH Linux được phân phối bởi những người sử dụng hay các công ty lớn như RedHat, Xandros, Simply MEPIS và Suse... đều có thể tương thích với nhau.

Trong Linux, các chương trình cũng có thể thay đổi lẫn nhau, mà giao diện đồ hoạ GUI cũng không phải là ngoại lệ. Muốn có giao diện giống với Windows XP? Hãy sử dụng FVWM với theme XP. Muốn nhanh hơn? Hãy dùng IceWM. Muốn có đầy đủ tính năng? GNOME hoặc KDE sẽ là thích hợp nhất. Tất cả những gói phần mềm về giao diện GUI đều có những thuận lợi và yếu điểm riêng, nhưng chúng cũng đều hỗ trợ người dùng tương tác tốt với chuột.

3.  Hỗ trợ phần cứng, phần mềm

Phần cứng, phần mềm và mọi thứ trong Linux cũng mới chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây. Với thời gian chỉ bằng một nửa so với Windows, nhưng các phần mềm cho Linux mạnh mẽ hơn, ổn định hơn, "ngốn" ít tài nguyên hơn, và chi phí thì rẻ hơn so với nền tảng Windows.

Hỗ trợ phần mềm

Tuy nhiên, điều mà Linux cần phải quan tâm là hiện nay chưa có nhiều nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ Linux. Ví dụ nếu muốn sử dụng QuickBook của Intuit trên Linux, thì không thể. Mặc dù, cũng có nhiều dự án cho phép các ứng dụng Windows có thể chạy trên Linux, như CrossOver Office (cho phép chạy Office trên Linux) và Wine (giả lập môi trường Windows và các ứng dụng Windows có thể chạy trên Linux). Nhưng các phần mềm này không thể chạy tốt và ổn định như trong môi trường thực của nó, người sử dụng cần phải chờ đợi khi các hãng cung cấp phần mềm chính thức chuyển sang Linux thì mới có thể sử dụng tốt được.

Hiện nay, cộng đồng mã nguồn  mở đưa ra danh sách 15 000 chương trình hoạt động tốt trên Linux. Các phần mềm này đều miễn phí, chất lượng thì có thể khác nhau, nhưng hầu hết các chương trình đều viết rất tuyệt vời và có sự cải tiến đáng chú ý. Những phần mềm này có thể nhập và xuất các tập tin từ các định dạng của những phần mềm quen thuộc. Chẳng hạn, GNUCash có thể đọc các định dạng của QuickBook rất tốt, và OpenOffice.org có thể đọc tốt các định dạng tài liệu của bộ Micrsoft Office...

Hỗ trợ phần cứng

Để cài đặt phần cứng trên các máy tính Apple không đơn giản như trên Windows, và điều này cũng tương tự với Linux. Hầu hết các phần cứng ổ cứng, RAM, USB Flash, bo mạch chủ, card mạng và máy ảnh số  đều làm việc tốt, nhưng một số phần cứng mới hoặc không được hỗ trợ thì rất khó cài đặt.

Các trình điều khiển làm việc với phần cứng được viết cho Linux đều phải được cung cấp miễn phí cho các cộng đồng người sử dụng Linux, mà điều này các hãng sản xuất phần cứng không muốn. Do đó, có thể đây là một điểm yếu so với Windows bởi các công ty phần cứng có thể làm việc trực tiếp với Microsoft về tính tương thích, và có xu hướng để Linux tự tìm cách hỗ trợ các thiết bị đó bởi họ muốn giữ bản quyền về công nghệ của riêng mình. Một thông tin tốt là các nhà cung cấp phần cứng cho Linux cũng như phần mềm đều đang có chuyển biến tích cực và nhiều công ty cũng đang dần hỗ trợ Linux.

Kết hợp giữa phần cứng, phần mềm trong các máy tính Linux là nhân hệ điều hành (kernel). Nhân hệ điều hành (HĐH) kết nối phần cứng và phần mềm, và những cập nhật mới nhất đều có sẵn trên Internet. Nếu đang sử dụng phần cứng mới và nhân HĐH cũ chưa hỗ trợ , hãy sử dụng phiên bản mới, đây cũng là một giải pháp sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn. Để cài đặt nhân HĐH mới cũng không phải là quá phức tạp, tuy nhiên sử dụng trình quản lý các gói cài đặt sẽ đem lại sự đơn giản hơn.

4. Trình quản lý gói cài đặt

Thực ra có rất nhiều cách để cài đặt các chương trình Linux, nhưng cách dễ nhất là sử dụng trình quản lý cài đặt PM (Package Manager). PM đảm bảo chắc chắn rằng những tập tin bị mất đều được cài đặt lại và chương trình có thể chạy hoàn toàn chính xác, đúng yêu cầu.

Các hãng cung cấp Linux thường sử dụng các kho dữ liệu trực tuyến để lưu trữ các chương trình. Cài đặt các ứng dụng cũng dễ dàng, chỉ cần tìm kiếm các chương trình trong kho dữ liệu và nhấn chuột vào Install là xong. Không thể tìm IceWM hoặc MPlayer trong danh sách cài đặt? Cũng có những cách khác để cài đặt một khi dữ liệu cho những chương trình mà bạn không tìm thấy, hãy truy cập vào các kho dữ liệu trực tuyến như Synaptic cho Debian, Yum cho RedHat, YaST2 cho SuSE và Emerge cho Gentoo.

5. Quyền truy cập (Permission)

Linux được thiết kế cho nhiều người sử dụng, những người sử dụng này lại được chia thành nhiều nhóm. Mỗi người sử dụng đều có quyền đọc (Read), ghi (Write), hoạc thực thi (Execute) cho những tập tin của riêng họ, và quyền hạn để chuyển đổi quyền truy cập. Bởi Linux được thiết kế cho nhiều người sử dụng, mỗi người sử dụng đều có mật khẩu riêng, và giới hạn quyền truy cập của người sử dụng (User Permissions).

Soạn: AM 679041 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Quyền truy cập trong Linux

Một người dùng thuộc về một nhóm hoặc nhiều nhóm khác nhau, và mỗi người sử dụng có thể đặt quyền truy cập các tập tin/thư mục của họ có quyền đọc nhưng không thể ghi, hoặc kết hợp các R/W/X...

Người dùng quản trị root, cũng giống như Administrator trong Windows, có quyền truy cập vào tất cả những tập tin và chỉ những người sử dụng có quyền hạn mới được phép thay đổi những thiết lập hệ  thống. Điều này giúp những người sử dụng thông thường không thể cài đặt những phần mềm gián điệp vào hệ thống và xoá những tập tin quan trọng.

6. Thư mục người dùng

Trong Windows có My Documents, nhưng bạn thường "quăng" những tài liệu ở chỗ nào? Rất nhiều người sử dụng lưu chúng ngay trên Desktop của Windows. Linux cũng có thể làm như vậy, nhưng mỗi người sử dụng đều cho một thư người dùng riêng, thường đặt tại /home/user. Trong thư mục người dùng bạn có thể lưu các tài liệu trong thư mục Documents (/home/user/documents), các liên kết tới chương trình, âm nhạc (/home/user/Music), hoặc bất cứ những gì nếu muốn. Bạn có thể tạo các tập tin hoặc các thư mục ở đó, tổ chức chúng theo cách mà mình thích.

7. Cài đặt mặc định

Sự khác biệt giữa các bản Linux từ các hãng phân phối như: các tập tin cũng được lưu vào các đường dẫn khác nhau và  các ứng dụng cài đặt cho mỗi bản Linux cũng khác nhau... Nếu so sách các tập tin hệ thống giữa Redhat và SuSE cũng có sự khác biệt rất lớn. Hầu hết người sử dụng đều không cần phải biết  nhiều tới sự khác biệt này, nhưng những nhà sản xuất phần mềm cần phải nhận biết rõ điều này. Vì vậy, khi nhờ sự giúp đỡ, hãy cho người khác biết rõ bạn đang sử dụng Linux từ nhà cung cấp nào. Nếu gặp không phải những rắc rối, và không quan tâm về sự khác biệt giữa những cài đặt mặc định này, bạn cứ yên tâm sử dụng, đó là cách tốt nhất để tránh "nhức đầu".

8 Giao diện dòng lệnh

Giao diện dòng lệnh trong Linux CLI (Command Line Interface), cũng giống như DOS của Windows. Nhưng khả năng của CLI lại mạnh mẽ và rất hữu ích khi giải quyết những sự cố máy tính. Nếu cần trợ giúp từ Internet hoặc hỏi ai đó, bạn có thể sử dụng giao diện dòng lênh để giúp bạn mà không cần phải nạp các trình quản lý GUI.

9.Tổ hợp Ctrl-Alt-Escape

Nhấn tổ hợp phím Ctrl-Alt-Escape, biểu tượng con trỏ chuột sẽ thay đổi hình dáng thành biểu tượng X, hoặc một biểu tượng nào đó. Trong chế độ này, chỉ cần nhấn vào cửa sổ chương trình bị lỗi hoặc treo, lập tức ứng dụng đó sẽ bị "giết". Tổ hợp phím này cũng tương tự như khi sử dụng Task Manager trong Windows. Khi đổi ý, bạn chỉ cần nhấn Esc để thoát khỏi chế độ này. Cũng giống sử dụng Task Manager của Windows, khi sử dụng sai, rất có thể những lỗi nghiêm trọng sẽ xảy ra và khởi động lại máy là không thể tránh khỏi.

10. Internet là người bạn thân

Sử dụng Linux cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, "không biết thì phải hỏi", rất nhiều câu hỏi được đưa ra trên các diễn đàn (Forum) về cách sử dụng Linux, và những câu trả lời, những mánh lới... đều có sẵn cho bạn. Một địa chỉ hấp dân mà bạn hãy ghé qua như: www.LinuxQuestions.org là một trang Web lớn cung cấp cho bạn một kho dữ liệu vô giá về Linux.

Lưu ý, trước khi đưa bất cứ một câu hỏi nào lên trang Web này hãy tìm kiếm các câu hỏi trong trang Web bởi rất có thể sẽ không phải đợi lâu, câu trả lời đã có sẵn ở đâu đó. Bạn cũng nên đọc qua những câu hỏi về một vấn đề hoặc một giải pháp khác nào đó, rất có thể chúng sẽ giúp ích cho vấn đề mà bạn đang gặp phải. 

Minh Phúc (Theo TechRepublic)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,