221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
754661
Sôi động thị trường "chip tương lai"
1
Article
null
Sôi động thị trường 'chip tương lai'
,

IBM, Sony và Toshiba đã quyết định gia hạn dự án liên doanh 3 bên về phát triển công nghệ sản xuất chip bán dẫn thêm 5 năm nữa, để có tạo ra những con chip 32 nanomet đầu tiên trên thế giới. Những nghiên cứu quan trọng liên quan tới thế hệ chip tương lai như vật liệu chế tạo cũng sẽ được đưa vào khuôn khổ dự án.

Soạn: AM 675363 gửi đến 996 để nhận ảnh này

(Nguồn: MSNBC)

Từ con số không, ba hãng đã làm việc cùng nhau trong suốt 5 năm qua để có thể công bố Cell, một con chip mang tính cách mạng - nền tảng của mọi ứng dụng multimedia chạy trên nền mạng trong tương lai. Cần tới 400 triệu USD để có thể ra mắt thị trường, Cell sẽ chính thức phô diễn sức mạnh của nó trong mùa xuân năm nay, cùng với việc Sony giới thiệu thiết bị chơi game PlayStation 3.

Cột mốc đáng nhớ

Chính vì thế, giới phân tích nhìn nhận tuyên bố gia hạn dự án nói trên như một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của ngành công nghiệp công nghệ. Ước tính mỗi hãng sẽ phải chi ít nhất là vài trăm triệu USD nữa trong vòng 5 năm tới, nhưng quan trọng hơn, nó là cam kết công khai đầu tiên liên quan tới công nghệ 32 nanomet.

Mức độ hiện đại của một công nghệ chip thường được tính theo chiều rộng của dây mạch nhỏ nhất trên bề mặt con chip. Vào thời điểm này, những con chip cao cấp nhất đều thuộc dòng 90 nanomet. Mới đây nhất, gã khổng lồ Intel tuyên bố bắt đầu sản xuất dòng chip 65 nanomet - một bước nhảy được đánh giá là đột phá, bởi những con chip siêu nhỏ này hứa hẹn mang đến hiệu suất, sức mạnh và sự tiết kiệm nhiên liệu chỉ có trong mơ.

Trở lại với IBM, Sony và Toshiba. Ba gã "ngự lâm pháo thủ" này đã đầu tư nghiên cứu từ vài năm nay công nghệ sản xuất chip 45 nanomet, nhưng bản thỏa thuận mới sẽ chứng kiến họ tiến xa thêm một bước: công nghệ 32 nanomet. Mỗi hãng đều có quyền áp dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn, Toshiba có thể tận dụng chúng cho việc sản xuất bộ nhớ và bảng mạch tích hợp cỡ lớn LSI.

Ngoài việc phát triển công nghệ chế tạo chip, mục tiêu của Bộ tam còn là tìm ra những chất liệu thế hệ mới, đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật nanomet. Trong phòng thí nghiệm của hãng, các kỹ sư đang miệt mài phát triển một hợp kim đồng tên là high-k, cho phép giảm thiểu số điện tử rò rỉ ra khỏi các bảng mạch ép chặt. Chính số điện tử này là thủ phạm làm nóng con chip và thất thoát năng lượng.

Intel vẫn tự tin

(Nguồn: Kotaka)

Bất chấp sự đe dọa từ Bộ Tam, gã khổng lồ Intel vẫn rất tự tin. Là hãng sản xuất chip số một thế giới, Intel đã bắt đầu sản xuất đại trà chip 65 nanomet và đang xây thêm hai phòng thí nghiệm trị giá 3 tỷ USD để nghiên cứu và sản xuất chip 45 nanomet. Trong khi đó, những con chip Cell đời đầu sẽ là 90 nanomet, và phải đến cuối năm nay, nó mới được thu nhỏ xuống 65 nanomet.

Intel không hề tung ra con chip nào để cạnh tranh với Cell. Thay vào đó, hãng chỉ tập trung cho Viiv, nền vi xử lý multimedia thế hệ mới dành cho PC. Trong khi Cell nhắm đến game và các thiết bị nhúng thì Intel chỉ để ý đến máy chủ, di động và PC mà thôi.

Mặc dù vậy, không ai có thể phủ nhận triển vọng cực lớn của Cell. Giới phân tích cho rằng ngay con chip Cell đời đầu cũng mạnh hơn bộ vi xử lý mà IBM trang bị cho Xbox 360 của Microsoft tới tối thiểu là hai lần. Hệ quả là chất lượng đồ họa 3D của game trên nền Sony PSP 3 sẽ một trời một vực so với Xbox.

Mục tiêu trong tương lai của IBM, Sony và Toshiba là ứng dụng công nghệ chip tiên tiến này để sản xuất ra những sản phẩm điện tử gia dụng thế hệ mới - bao gồm TV phân giải cao và thiết bị xem video cầm tay.

Vào thời điểm này, rất hiếm doanh nghiệp được như Intel, có đủ tiềm lực để cáng đáng công việc nghiên cứu một mình. Đấy là lý do vì sao đa số họ phải tìm đến với nhau, chia sẻ vốn đầu tư và trí tuệ con người. Ngoài dự án  nói trên, các liên minh mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên làng chip Nhật Bản. Với việc hợp tác với nhau, họ hy vọng ngành công nghiệp chip xứ Phù Tang sẽ có thể duy trì sức cạnh tranh với các đối thủ Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ.

Thiên Ý (Tổng hợp BusinessWeek, Infoworld)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,