221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
747050
Đấu tranh với các hành vi xấu trên mạng: Cần luật!
1
Article
null
Đấu tranh với các hành vi xấu trên mạng: Cần luật!
,

(VietNamNet) - Hai tháng gần đây, tình hình an ninh mạng ở Việt Nam đầy rẫy những "bất ổn", liên tiếp xảy ra các vụ tấn công, từ các forum cá nhân đến những wesite của nhà nước đều có thiệt hại. Bên cạnh việc tăng cường bảo vệ về mặt: công nghệ, kỹ thuật thì một điều luật cụ thể về chống các hành vi xấu trên mạng đang là yêu cầu cấp thiết!

An ninh mạng ngày càng "nóng"

Cuối tháng 11, diễn đàn bảo mật và an ninh mạng HVAonline.net bị tấn công từ chối dịch vụ (Distributed Denial Of Service - DDoS) và phải tạm ngừng hoạt động trong nhiều ngày; 9/12, đến lượt forum Viethacker.org chịu chung số phận, đợt tấn công  DDoS khủng khiếp làm đứt kết nối DNS, khiến diễn đàn tạm ngưng trong 2 ngày liên tiếp.

Soạn: AM 656557 gửi đến 996 để nhận ảnh này
An ninh mạng Việt Nam dịp cuối năm ngày càng "nóng" lên.

Chưa hết, ngày 24/11 năm 2005, hai thanh niên bị công an Hà Nội bắt và thẩm vấn vì cả gan mua hàng qua mạng Internet bằng tài khoản ăn cắp của người nước ngoài. Ngày 13/12/2005, forum Athenavn.com của Trung tâm tư vấn và đào tạo quản trị mạng Athena bị một hacker Hà Lan vào quậy tưng bừng. Trước đó, cũng có những dấu hiệu về việc một trong các máy chủ DNS của FPT đã bị xâm nhập, khiến cho nhiều thuê bao của ISP này không thể truy nhập trang Google...

Chỉ trong chưa đầy một tháng cuối năm, "dân tình Internet" Việt Nam xảy ra hàng chục vụ việc động trời liên quan đến an ninh, bảo mật. Vậy mà, tất cả đều chưa được giải quyết triệt để, đâu đó vẫn còn những nỗi nơm nớp lo sợ, và những cảnh báo về một xu hướng ngày càng xấu hơn!

Cần có luật!

Trên nhiều forum vẫn đang ầm ỹ vì những động thái của một cuộc chiến DDoS "ăn miếng trả miếng" đã hình thành và ngày càng lan rộng. Trong khi đó các cơ quan quản lý dường như vẫn không thể đưa ra các động thái quyết liệt. Hai thanh niên mua hàng qua mạng bằng tải khoản ăn cắp cuối cùng đã được thả ra vì không xác minh được người bị hại, điều đó liệu có khiến những kẻ chuyên "Ship hàng chùa" khác càng thêm tự tin để "có gan" làm liều?

Anh N.T.B, Giám đốc một doanh nghiệp IT cho biết, trước đây anh có 2 tấm Credit card dùng để mua hàng qua mạng, song đến nay đã xin rút vì rất khó giao dịch: "Các website chuyên bán hàng qua mạng như Amazon.com giờ đây đã liệt các địa chỉ IP mua hàng từ Việt Nam vào "blacklist" rồi, nên rất khó mua bán. Mà cho dù có biết cách thuyết phục, chứng minh cho họ thì mình cũng chả dám, lỡ bị mấy ông hacker ở Việt Nam "túm" được thì biết kêu ai?" Anh B than thở.

Tiến sĩ Mai Anh - Tổ trưởng tổ Biên tập Luật Giao dịch điện tử:

Soạn: AM 656865 gửi đến 996 để nhận ảnh nàyTheo tôi, có ba điểm cần giải quyết trong vấn đề này:

Thứ nhất
là vấn đề nhận thức. Các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động trên mạng Internet cần có những nhận thức nhất định về vấn đề bảo mật, an ninh và có các phương án tự mình phòng vệ trước.

Thứ hai
, cần có sự đầu tư thích đáng để phục vụ các yêu cầu bảo mật, an toàn.

Thứ ba
, một khi các sự việc vi phạm an ninh mạng đã xảy ra rồi, thì phải có biện pháp xử lý. Nhà nước và các đơn vị chức năng phải có trách nhiệm. Tuy nhiên hiện tại chúng ta vẫn thiếu các khung hình phạt để xử lí tội phạm trên mạng: Như thế nào thì xử phạt hành chính, như thế nào thì xử phạt hình sự.

(T.P ghi)

Những vụ tấn công từ chối dịch vụ của các hacker vào các website thương mại, forum kỹ thuật, báo điện tử, cơ quan công, các doanh nghiệp... diễn ra như cơm bữa. Có ai dám khẳng định rằng sắp tới các website quan trọng liên quan đến hoạt động xã hội khác như y tế, ngân hàng, phòng cháy chữa cháy... sẽ không xảy ra? Và nếu xảy ra thật thì chắc chắn, hậu quả rất khó lường!

Ông Lê Ngọc Quang, Giám đốc phát triển Kinh doanh và Công nghệ, IDG Ventures Việt Nam bày tỏ quan điểm: "Hiện tại ở Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng cho vấn đề này. Thực tế thì các điều luật, quy định hiện hành có quy định hành vì khi tham gia mạng Internet ở mức chung chung, và khả năng phía người bị hại đạt được kết quả cuối cùng là không chắc chắn".

"Vì vậy DN, cơ quan tổ chức hay cá nhân có gặp chuyện cũng ngậm bồ hòn làm ngọt, "chuyện lớn thành nhỏ - chuyện nhỏ thành không", để vừa đỡ rắc rối vừa bảo vệ được uy tín. Nhưng họ có biết đâu làm thế kẻ xấu lại càng không sợ và có thể có những hành động táo bạo, thiếu suy nghĩ hơn..."

Có lẽ đó chính là những lỗ hổng khiến nảy sinh tiêu cực, hacker trẻ tuổi tiến hành các cuộc "chinh phạt" lấy oai, trục lợi, các tổ chức, doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh bằng việc "chặt tay chặt chân nhau" trên thế giới Internet?

Nếu không có những quy định luật pháp rõ ràng và biện pháp hỗ trợ đảm bảo an toàn mạng, thì môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ kém hấp dẫn. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất ngại ngùng khi tham gia vào sân chơi của các dịch vụ trực tuyến, dich vụ giá trị gia tăng và thương mại điện tử. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trước thềm hội nhập.

Ông Mai Anh, Tổ trưởng tổ Biên tập Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội cho biết, luật giao dịch điện tử mới xây dựng đã có những điều khoản liên quan đến an ninh và bảo mật trên mạng Internet, hy vọng sẽ giải quyết phần nào vấn nạn này. "Theo tôi biết, hiện nay Bộ CA đang tổ chức một đơn vị Phòng chống tội phạm công nghệ cao. Cùng với cuối năm 2006 khi luật CNTT hoàn thiện. Tôi cho rằng, trong vòng hai năm nữa, chúng ta sẽ có những nền tảng nhất định trong mặt trận an ninh trật tự trên Internet", ông Mai Anh nói.

Triển khai luật thế nào?

- "Đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử: Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm cản trở hoặc gây phương hại  đến việc đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử." (Điểm 3, Điều 44 Luật Giao dịch điện tử (ban hành ngày 19/11/2005, có hiệu lực từ 1/3/2006) do chủ tịch quốc hội đã ký)

- "Cơ quan tổ chức cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào gây phương hại đến sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu của cơ quan tổ chức cá nhân khác" (Điều 45)

Ông Quang đồng thời đưa ra các khó khăn mà ông nhìn thấy trước: "Khi có khung pháp lý, chúng ta lại sẽ đối mặt với nhiều khó khăn từ ý thức của các đối tượng tham gia hoạt động trên mạng, kể cả những người bị hại, bởi không phải ai cũng thực sự tin tưởng vào hiệu lực của cơ quan mới."

Ông Lê Ngọc Quang cho rằng, thực sự không đơn giản đối với nhà chức trách khi phải làm quen với một môi trường rất mới, để thực thi luật này, nhưng chúng ta có thể tham khảo các biện pháp phòng chống và xử lý vi phạm tương tự của các nước bạn.

Anh Đỗ Ngọc Duy Trác, Giám đốc Mạng an toàn thông tin VSEC cũng đưa ra các ý kiến tương tự: "Tôi đồng ý với ý kiến cần xây dựng một hệ thống pháp lý chặt chẽ khi tham gia hoạt động trên mạng Internet. Việc này phải được nói đến từ lâu rồi mới đúng".

Tuy nhiên, anh Trác cũng đưa ra các quan ngại về vấn đề quy trình, công nghệ và phương pháp đưa các điều luật, quy định có tính pháp lý cụ thể (nếu có) vào thực tế, rằng xây dựng luật đã khó, đưa nó vào thực tế càng không đơn giản. Phải thiết lập được một đơn vị đủ thẩm quyền và đủ mạnh trong quá trình triển khai.

Theo quan điểm của một số chuyên gia bảo mật của VN, một trong các biện pháp trước mắt có thể nói đến là sự kết hợp giữa cơ quan chức năng với các đơn vị làm bảo mật, an ninh mạng trong nước, cùng sự cộng tác và hỗ trợ từ các ISP và những đơn vị liên quan. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng, để khắc phục những khó khăn về mặt công nghệ và trình độ thì dễ, quan trọng hơn phải là khung pháp lý. Chúng ta chờ những điều khoản luật rõ ràng sẽ được áp dụng cho những hành vi gây có thể hậu quả vô cùng nghiêm trọng kia!

  • Thế Phong

Hãy bày tỏ ý kiến của bạn về vấn đề này:



,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,