221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
745848
Thời "khủng bố" email...
1
Article
null
Thời 'khủng bố' email...
,

“Chào bạn! Bạn có muốn kiếm được việc làm như mong muốn không?” Bức thư này là của Công ty Navigos có trụ sở tại quận 1, TP.HCM vô cớ gửi cho tôi và hàng ngàn người sử dụng email khác. Khó có thể nói hết cái sự khó chịu khi hàng ngày phải tiếp nhận hàng trăm email “không mời mà đến” như vậy. Thư quảng cáo dịch vụ có, thư xin (đểu) tiền có, thư phát tán virus có, thư mời mua đĩa... khiêu dâm cũng có.

Soạn: AM 654015 gửi đến 996 để nhận ảnh này

500 USD để sở hữu 1,5 triệu địa chỉ email

Không chỉ những công ty ít tên tuổi như Navigos mà cả những công ty thuộc vào loại “kếch xù” thông qua đội ngũ làm PR cũng đang tận dụng tối đa sự tiện lợi (nhanh, rẻ) của loại hình quảng cáo qua email. Không chỉ dừng lại ở những dòng text, hàng ngày họ gửi rất nhiều hình ảnh về hoạt động của công ty cho những người chẳng hề quen biết.

Gần đây, tôi nhận được một email với nội dung mời mua một số lượng email lớn nhất Việt Nam, khoảng 1,5 triệu email, bao gồm địa chỉ email của người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn quốc. Người gửi tự xưng là đại diện của Công ty Quangtrungnetco (có số điện thoại 0919.880…) nói đã cung cấp dịch vụ “Email Marketing” và bán lại danh sách email này cho các doanh nghiệp muốn khai thác marketing hiệu quả. Danh sách email bao gồm các email của các trang web manguon.com, viet-trade.com, gdty.info... Cá biệt, còn có email của trang web chuyên tuyên truyền những hình ảnh và phim khiêu dâm là TTQ. Quangtrungnetco không ngần ngại nói rằng, họ đã “khai thác” danh sách địa chỉ email bằng công cụ hacking: “lấy được để phục vụ vào mục đích marketing”. Nếu ra chợ đen để mua một đĩa chứa địa chỉ email (gồm khoảng vài chục nghìn email), bạn chỉ mất khoảng... 10.000 đồng.

Quangtrungnetco lại đưa ra những mức giá không “mềm” chút nào. Giá mua trọn gói 1,5 triệu email dành cho doanh nghiệp là 500 USD; mua 700.000 email dành cho cá nhân là 100 USD; phần mềm chuyên nghiệp dành cho quảng cáo bằng email là 30 USD (miễn phí nếu mua Mail list)... Không chỉ bán email, Quangtrungnetco còn đứng ra làm dịch vụ nhận gửi quảng cáo qua email, với giá 20 USD (300.000 email) và 50 USD (1,5 triệu email). Liên lạc qua email, đại diện của Quangtrungnetco có tên Vo Tan The cho biết, họ đã bán được địa chỉ email cho nhiều doanh nghiệp phục vụ mục đích quảng cáo thương mại.

Lần mò trên Internet, có thể tìm được hàng trăm công ty và cá nhân kinh doanh loại hình này. Giá cả “thượng vàng, hạ cám”. Công ty Chí Cường ở Tây Ninh rao giá trọn gói 250.000 email chỉ có 490.000 đồng, mua dưới 5.000 email là 25 đồng/email... Giá cho một lần gửi email quảng cáo từ 25 đến 60 đồng/email... Các công ty và cá nhân này lập ra những trang web để chào mời khách hàng, doanh nghiệp. Nổi tiếng nhất là các website về rao vặt và mua bán (muabanraovat.com; raovat.com...), thường xuyên “update” những địa chỉ email mới nhất với những mức giá “cạnh tranh” nhất.

Nhà cung cấp dịch vụ Internet có bán địa chỉ email của khách hàng?

Bằng cách nào họ có được danh sách địa chỉ email của người sử dụng Internet? Ông Nguyễn Tiến Anh Tuấn, Trưởng Phòng Kinh
doanh của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), cho biết, địa chỉ email liên quan đến những vấn đề bảo mật thông tin của người sử dụng Internet, nên không nhà cung cấp dịch vụ nào dám tự ý rao bán địa chỉ email của người sử dụng Internet. Địa chỉ email chỉ được công bố nếu có yêu cầu từ phía khách hàng. Đối với những người sử dụng email không phải do các công ty trong nước (VDC, FPT...) cung cấp, khả năng bảo mật sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, địa chỉ email vẫn dễ dàng bị đánh cắp trong các trường hợp người sử dụng Internet khai báo địa chỉ email khi truy nhập vào các trang web hoặc bị các hacker dò tìm địa chỉ email phát hiện... Từ đây, danh sách địa chỉ email được bán cho các doanh nghiệp, rồi các doanh nghiệp lại bán lại cho nhau. Cách đây không lâu, chính nhà cung cấp dịch vụ Internet FPT và Netnam cũng từng bị hacker “chôm” hàng chục nghìn địa chỉ email của khách hàng. Rất may, hacker chỉ lấy được địa chỉ email ở những file thường, chứ không lấy được email nằm trong các file hệ thống, nếu không toàn bộ số account và địa chỉ email của khách hàng đã bị đánh cắp.

Hiện nay, ở nhiều nước đã ban hành những đạo luật “mạnh tay” chống đánh cắp địa chỉ email (hay chống spam), nằm trong hệ thống pháp luật bảo vệ an toàn bí mật thư tín. Còn ở Việt Nam, nếu một ngày nào đó bạn nhận được một bức thư điện tử đại loại như trên xin chớ có ngạc nhiên, bởi địa chỉ email đang được buôn bán gần như công khai và chẳng có cơ quan nào đứng ra “thổi còi” kiểu “khủng bố” mới này! Hoạt động buôn bán địa chỉ email không chỉ gây ra sự phiền toái cho người sử dụng email, mà sẽ rất nghiêm trọng nếu bị lợi dụng để tuyên truyền những thông tin sai lệch hay văn hoá phẩm đồi truỵ.

(Theo Đầu tư)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,