221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
745516
Đào tạo kỹ sư CNTT - những góc nhìn đa chiều
1
Article
null
Đào tạo kỹ sư CNTT - những góc nhìn đa chiều
,

(VietNamNet) - "Hồ sơ đẹp có thể gây chú ý, nhưng ấn tượng thật sự đến từ kiến thức và năng lực thực tế thể hiện trong phần phỏng vấn, sát hạch". Tất cả những nhà tuyển dụng tại các cơ quan có nhu cầu hàng năm tuyển lao động kỹ sư IT đều có chung khẳng định ấy. Từ đó, sinh viên IT có thể thấy cần tự chuẩn bị những gì cho mình để đáp ứng thực tế.

>> Đào tạo CNTT - làm sao giải quyết bất cập?

>>Trăn trở đào tạo kỹ sư CNTT ở Việt Nam  

Chất lượng chưa đi đôi với số lượng?

Soạn: AM 653257 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Vũ Đức Đam: Nhân lực CNTT: Doanh nghiệp Việt Nam kêu thiếu, doanh nghiệp nước ngoài hài lòng? (ảnh T.P)

Khoa, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) ở bất kỳ trường Đại học chính quy nào cũng luôn là nơi có đầu vào "cao chót vót". Lượng sinh viên được tuyển dụng khắt khe, đào tạo đông đảo, mỗi năm có hàng ngàn tấm bằng kỹ sư được cấp mới. Thế nhưng thị trường nhân lực IT vẫn luôn kêu "khát" người tài.

Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ bưu chính Viễn thông Vũ Đức Đam từng nhấn mạnh: "Có một thực tế là rất nhiều đơn vị và doanh nghiệp cho biết không tìm nổi nhân lực CNTT có đủ trình độ để đáp ứng công việc. Tuy nhiên, một số công ty nước ngoài tại Việt Nam lại nói họ bất ngờ về trình độ nhân lực CNTT Việt Nam rất tốt, đáp ứng tốt các công việc chuyên môn IT"

Phải chăng quy trình đào tạo chính quy của chúng ta chưa thể cung cấp cho đất nước đội ngũ nhân lực IT có chất lượng cao với tỉ lệ đại trà? Số lượng các kỹ sư IT ra trường và đáp ứng được yêu cầu chuyên môn cao là chưa nhiều, vì vậy tuy đông về số lượng, nhưng vẫn không thoả mãn được thị trường?

Xin được trả lời câu hỏi trên bằng một minh chứng cụ thể: Trong vòng ba năm từ 2002 đến năm 2004, chỉ tiêu đào tạo nhân lực CNTT chính quy ở Việt Nam đã tăng 5 lần (từ 2.000 người lên 10.000 người). Tuy nhiên sáu kỳ thi sát hạch chuẩn CNTT dành cho sinh viên trong ba năm này cho thấy chỉ có khoảng 13% trong tổng số 2.000 người tham gia đạt chuẩn. (Chuẩn này do Trung tâm sát hạch CNTT và hỗ trợ đào tạo Việt Nam (VITEC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu từ Nhật Bản). (nguồn: www.edu.net.vn)

Học như thế nào?

Soạn: AM 653277 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các sinh viên ứng dụng kiến thức được học vào các nghiên cứu, công trình thực tế là cách hiện thực kiến thức tốt nhất. (Trong ảnh là nhóm sv ĐH QGHN đang thuyết trình với giáo viên về website tự xây dựng - ảnh B.D)

"Chúng ta đặt mục tiêu "khó": đào tạo ra những kỹ sư CNTT xuất sắc tất cả các môn, hay chỉ cần các bạn đạt yêu cầu các môn đại cương, và thật giỏi một hướng chuyên ngành nào đó để khi ra trường tiếp cận được với thực tế ngay? Nếu được như hướng thứ nhất thì quá tốt, nhưng tôi cho là sẽ rất ít và là những trường hợp kiệt xuất. Riêng cá nhân tôi thiên về hướng thứ hai, mỗi người cần lựa chọn con đường riêng cho mình để hoà nhập với thực tế và chuẩn bị cho nó.", Thứ trưởng Vũ Đức Đam thể hiện quan điểm về vấn đề học CNTT trong trường Đại học.

Theo Thứ trưởng, CNTT là một mảng rất rộng, và để tìm hiểu sâu tất cả là quá khó. Thay vì thế, có thể hoàn thành mức cơ bản về định hướng, rồi tiếp cận với một chuyên ngành hẹp hơn và nghiên cứu sâu đi đôi với thực tiễn sẽ đạt kết quả tốt. Đây là một trong những ý kiến rất đáng quan tâm về vấn đề sinh viên CNTT nên chuẩn bị kiến thức trong trường ĐH như thế nào!

N.Đ.T, một sinh viên Đại học bách khoa Hà Nội vì hoàn cảnh riêng đã buộc phải thôi học vào năm thứ ba. Sau một thời gian lăn lộn với công việc hoàn toàn không liên quan đến CNTT, T. tham gia một khoá học tại trung tâm đào tạo phi chính quy và cố gắng kiếm việc làm. Bằng niềm yêu thích tin học và say sưa tự nghiên cứu, trong hơn 2 năm sau đó T. đã hoàn thành một dự án khá đồ sộ bằng mã nguồn mở. Cậu đưa công trình của mình lên mạng cho mọi người dùng miễn phí, và ngay lập tức được một công ty mã nguồn mở xuyên quốc gia nhận vào làm chính thức. Câu chuyện của T. là minh chứng rất rõ ràng cho điều cậu nói: "CNTT phụ thuộc rất nhiều vào việc tự học!"

Anh Nguyễn Hà Phi, một thạc sĩ CNTT hiện đang dạy học và làm việc trong một công ty phần mềm lớn ở Mỹ đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề này: "Mô hình đào tạo tại Việt Nam và nhiều trường Đại học trên thế giới nói chung đều theo kiểu dạy hàn lâm, tức là dạy thiên về kiến thức cơ bản từ gốc, ít cập nhật ứng dụng... Ngay cả các sinh viên IT tốt nghiệp loại ưu ở các trường đại học lớn như Berkeley, Stanford... khi được tuyển vào công ty chúng tôi, hoặc tham gia cùng trong các dự án lớn cũng đều mất từ ba tháng đến một năm đào tạo lại và hoà nhập với công việc, mới có thể làm việc thực sự."

"Vì thế các bạn sinh viên không nên đặt nặng vấn đề học thật nhiều kiến thức mới để khi ra trường có thể làm việc ngay mà nên cố gắng tiếp thu kiến thức cơ bản khi học đại học. Có thể những kiến thức đó không mới, nhưng nó là gốc rễ, khi nắm vững gốc rễ rồi thì update công nghệ mới rất nhanh".

Anh Phi lấy một ví dụ dí dỏm, giống như câu truyện của người luyện võ, cùng một môn phái có thể chia làm hai nhánh: bên luyện "kiếm tông" (chiêu thức), khác với bên luyện "khí tông" (nội lực, tinh thần). Học CNTT nên theo "khí tông", lấy cái cơ bản, ra trường cập nhật thực tế chậm hơn, nhưng sẽ có sức phát triển bền vững và sâu rộng hơn những người chỉ chuyên môn luyện "chiêu thức" mà thiếu cơ bản.

Các nhà tuyển dụng nói gì?

Soạn: AM 653263 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giám đốc Công ty VASC - ông Nguyễn Anh Tuấn: "Sinh viên CNTT có học lực khá giỏi chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu năng lực trong thực tế..."

Công ty phần mềm và truyền thông VASC là một trong những cơ quan có nhu cầu tuyển dụng nhân lực kỹ sư CNTT trình độ cao hàng năm. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc VASC cho biết, cái mà ông yêu cầu ở người được tuyển dụng không phải là bằng cấp, mà chủ yếu là năng lực thực sự được bộc lộ trong quá trình tuyển dụng.

"Những người học lực trung bình, hay trung bình khá chưa chắc đã kém về năng lực. Những người có học lực giỏi chưa chắc thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc trong thực tế.", Ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

Anh Tuấn Nguyễn – Giám đốc Công ty EXO Platform (công ty nổi tiếng với sản phẩm Exo portal đang được sử dụng cho quân đội Mỹ, một số công ty lớn châu Âu như THALES, Bull, Selerant, Entopia...) cũng đưa ra các ý kiến tương tự: "Tôi đánh giá cao những người có năng lực thực sự, không bao giờ nhìn vào bằng cấp. Người có năng lực cao phải vừa có cơ bản, vừa biết cách tiếp cận thực tế. Tôi đặc biệt đánh giá cao những bạn có các công trình nghiên cứu riêng tự thực hiện, đó là cách áp dụng kiến thức vào thực tế trực quan nhất"

Anh Lê Hoàng - Giám đốc kỹ thuật Hà Nội ITC thì đưa ra ý kiến coi trọng những kỹ sư IT theo "khí tông": "Chúng tôi sẽ chọn những người có kiến thức cơ bản tốt cho mục tiêu nhân sự ổn định, có thể họ chưa làm việc được ngay nhưng sau một thời gian đào tạo lại sẽ tiến rất nhanh. Nhiều người có nhiều chứng chỉ kiến thức mới nhất, làm việc được ngay nhưng kiến thức thiếu cơ bản thì chỉ thích hợp cho các dự án nhỏ, ngắn."

Các nhà tuyển dụng cũng đồng ý rằng, vẫn còn những bất cập trong quy trình đào tạo CNTT tại Việt Nam như: thiếu giáo trình mới, chất lượng, thiếu điều kiện thực hành, trình độ một số giáo viên hạn chế, chưa có chuẩn đào tạo kỹ sư CNTT (chương trình, giáo trình, môn học... ở các trường không có sự thống nhất). Tuy nhiên các bạn sinh viên hoàn toàn có thể khắc phục.

"Cách tốt nhất là vừa tiếp thu kiến thức cơ bản thật tốt, vừa cố gắng tự tiếp cận thực tế, cập nhật kiến thức mới bằng cách tìm hiểu từ các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo phi chính quy hay qua mạng internet" - anh Lê Hoàng nói - "Thực tế là tôi thấy nhiều bạn sinh viên chưa biết phân bổ hợp lí thời gian của mình, bình thường không học, còn 1/4 cuối kỳ mới lao vào ôn thi. Chúng ta học vì kiến thức để phục vụ cho công việc tương lai, chứ đâu phải học vì bằng cấp, học để vượt qua những kỳ thi?"

  • Thế Phong

Ý kiến của bạn về chất lượng đào tạo CNTT của VN hay định hướng học trong lĩnh vực IT? Xin hãy phản hồi về Toà soạn VietNamNet theo mẫu sau: 


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,