221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
744964
Đào tạo CNTT - làm sao giải quyết bất cập?
1
Article
null
Bạn đọc viết:
Đào tạo CNTT - làm sao giải quyết bất cập?
,

(VietNamNet) - "Các kỹ sư CNTT đang ngồi trên giảng đường, "hãy tin tưởng vào người cầm lái trên con tầu bạn đã chọn"";  "cả người dạy và người học trong các khoa chuyên ngành đào tạo kỹ sư CNTT ở Việt Nam đều chạy theo các kỳ thi và những tấm bằng, nên không làm việc nổi trong thực tế"; "Nhiều giảng viên còn nhận tiền và nhiều sinh viên học bằng tiền, nên chất lượng không thể cao"...

>> Trăn trở đào tạo kỹ sư CNTT ở Việt Nam

Đó là những luồng ý kiến phản hồi phong phú của bạn đọc VietNamNet sau bài viết "Trăn trở đào tạo kỹ sư CNTT ở Việt Nam". Thêm vào đó là các luồng phản hồi góp ý hết sức nhiệt tình. Chúng tôi xin chọn lọc một vài ý kiến để quý vị cùng đánh giá:

Soạn: AM 652065 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đào tạo CNTT: Học không thể thiếu thực hành!

Ho ten: Nguyến Tiến Việt
Dia chi: CT-IN JSC, Hà Nội
Email:
Tieu de: Gửi bạn đã từng là SV BK TPHCM
Noi dung: Tôi cũng là một sinh viên CNTT ra trường được một thời gian ngắn và đang làm việc trong lĩnh vực CNTT, tôi cũng hiểu được những bất cập mà giáo dục đại học nói chung và ngành CNTT nói riêng mắc phải trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên tôi không đồng ý với ý kiến của một bạn cựu SV trường BK TPHCM cho rằng phải dạy những ngôn ngữ, công cụ mới nhất... Học trong trường đại học không phải là học những cái mới nhất (JAVA, .NET...) ngôn ngữ không quan trọng, quan trọng là cách tư duy của bạn! Sẽ chẳng là gì nếu bạn không có cơ bản, không có tư duy. Nhà trường và giáo trình không thể luôn chạy theo những điều cụ thể như thế bạn ạ, nếu không chỉ 6 tháng đến 1 năm chúng ta lại đổi giáo trình một lần và người thiệt chính là SV chúng ta. Theo quan điểm của tôi trong trường đại học chúng ta phải học theo kiểu "hàn lâm" nghĩa là học thiên về phần lý thuyết cơ bản, đó chính là cơ sở để bạn tự tiếp thu những kiến thức mới. Dù có những công cụ, ngôn ngữ mới thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể loại bỏ đi những điều cơ bản. Như tôi nhớ khi còn là SV thấy giáo có nói: Nhà trường chỉ có thể dạy các em 30% còn 70% còn lại các em phải tự tìm hiểu và cập nhật bởi CNTT là một môn học có tốc độ phát triển rất nhanh, có khi tôi dạy bài học hôm nay thì ngay mai nó đã trở nên lỗi thời, tuy nhiên ít nhất các em cũng biết ngày mai ấy có những gì mới, có những gì tiến bộ. Chúng tôi đã tiếp thu và áp dụng lời nói ấy trong quá trình học tập. Những gì là thực hành, là tiếp cận thực tế các bạn hãy tự tìm cho mình cơ hội thực tập khi còn đi học, sinh viên phải cần năng động hơn nữa (Có nhiều bạn đã chọn cách này và thành công) Nếu nhà trường dạy những gì có thể áp dụng ngay khi bạn đi làm thì đừng học đại học, bạn nên học tại một lớp đào tạo lập trình viên, thời gian học ngắn và có thể làm việc ngay. Đó chính là sự khác biệt cơ bản khi bạn quyết định học đại học CNTT hay đi học một lớp đào tạo lập trình viên. Tôi rất tâm đắc câu nói cuối cùng của một giảng viên đại học BK HN ở cuối bài: "Hãy tin tưởng vào những người cầm lái đưa các bạn đi"
 

Ho ten: Phùng Duy Thành
Dia chi: Ngô Quyền - Hải Phòng
Email: pduythanh@yahoo.com
Tieu de: Đã đến lúc cần cải cách việc dạy và học CNTT ở Việt Nam!
Noi dung: Gửi toà soạn báo Vietnamnet.

Tôi cũng đã từng là một sinh viên khoa CNTT, tôi nhận thấy bài viết này của toà soạn thật là hay và thật đúng lúc bởi vì trong thời điểm này sự cải cách về phương pháp dạy học CNTT trong các trường ĐH quả thật là cần thiết và cấp bách. Bởi vì sao tôi có thể nói thế cũng đơn giản là tôi đã từng là sinh viên CNTT, cũng đã hiểu được phần nào những suy nghĩ của các bạn sinh viên hiện đang học CNTT.

Trong quá trình học CNTT ở trường ĐH, tôi và phần lớn những cựu sv CNTT thừa nhận là bị phải học 1 lượng lý thuyết quá nhiều mà thực hành thì quá ít. Các bạn có thể tin được là có sv năm thứ 3, đôi khi là năm thứ 4 mà KHÔNG BIẾT GÌ về kiến thức cơ bản của CNTT như : MSDOS, PASCAL, gõ văn bản đôi khi còn quên dấu, Cấu trúc của máy vi tính... mà vẫn tốt nghiệp bình thường (cá biệt có sv còn tốt nghiệp loại KHÁ). Vậy thì nguyên nhân vì đâu? Đơn giản vì các môn học trong trường ĐH có quá nhiều môn kết thúc bằng việc thi lý thuyết, làm bài thi trên giấy nên những sv KHÔNG BIẾT GÌ có thể quay copy, nhờ vả và họ có thể đạt được điểm cao.

Mặt khác, đối với những môn đòi hỏi kỹ năng về lập trình thì thầy giáo thường hay cho sv về nhà làm bài tập lớn và không bao giờ "quên việc chia nhóm". Chính việc chia nhóm đó đã vô hình chung tạo điều kiện cho người KHÔNG BIẾT GÌ tha hồ đi chơi, nghỉ xả hơi và ung dung ngồi đợi "người trưởng nhóm" làm xong và đem bài đi nộp. Trong khi đó thì "người trưởng nhóm" phải thức đêm thức hôm suy nghĩ, trăn trở để tìm ra cách giải quyết vấn đề, cách làm sao để bài tập lớn của minh có thể tốt nhất, đẹp nhất, hay nhất nhưng cuối cùng thì chưa chắc là "người trưởng nhóm" đã được kết quả cao nhất. Đó chỉ là 1 vài hiện thực trong rất nhiều hiện thực đáng buồn khác đang và sẽ còn tồn tại ở các trường đào tạo về CNTT ở nước ta. Thiết nghĩ, để có thể thay đổi được phương pháp đào tạo CNTT ở nước ta thì cần phải có thời gian dài và những phương pháp mới, nhân đây tôi cũng xin đóng góp 1 vài ý kiến nhỏ của mình như sau:

Thứ nhất : muốn đào tạo được 1 kỹ sư CNTT thì điều đầu tiên là chúng ta phải định hướng rõ ràng cho các tân sv CNTT hiểu các em sẽ được học cái gì? học môn gì? những môn học đó sẽ giúp ích được gì và nó sẽ bổ trợ cho những môn học nào khác? và học xong thì các kỹ sư CNTT này sẽ làm được những việc gì... Làm tôt việc này là chúng ta sẽ giúp cho sv không còn hoang mang là đang được học cái gì? học xong thì sẽ làm gì...

Thứ hai : Để làm tốt được việc thứ nhất thì chúng ta cần phải có những sự thay đổi trong phương pháp giáo dục hiện nay, ví dụ như : ở nước ngoài để đào tạo 1 kỹ sư chuyên lập trình các phần mềm và hệ thống thì sv đó chỉ phải học các kiến thức đại cương về Toán học, logic học, về cấu trúc của các thiết bị phần cứng, sau đó học về các thuật toán và cuối cùng thì sv đó sẽ được đi sâu về các ngôn ngữ lập trình... Anh ta chỉ việc học và làm việc với các thuật toán, các ngôn ngữ lập trình phần mềm mà thôi. Đối với sv chuyên về hệ thống và thiết bị phần cứng thì chỉ cần anh ta học sâu về kiến thức phần cứng mà thôi. Chính việc làm như vậy đã giúp phát huy hết khả năng và sở trường của mỗi người, làm cho họ say mê hơn, giỏi hơn với lĩnh vực của họ. Vậy ở Việt Nam thì sao?

Tôi xin khẳng định 90% các trường ĐH dạy về CNTT ở VN (theo tôi biết chỉ có trường ĐHBK và một số trường khác là có lớp kỹ sư chất lượng cao, đào tạo theo phương pháp của nước ngoài) vẫn dạy theo phương pháp tổng quát chung mà việc đi sâu vào từng khía cạnh, từng lĩnh vực cụ thể như : phần cứng và phần mềm vẫn còn quá xa vời. Nếu có chăng thì là sinh viên cũng chỉ được lên lớp 60-75 tiết về 1 lĩnh vực nào đó, sau đó nếu ai thích về lĩnh vực nào thì "tự đi mà tìm hiểu". Điều đó dẫn đến tình trạng kỹ sư CNTT Việt Nam cái gì cũng biết, cái gì cũng hay nhưng cuối cùng thì chẳng có gì là giỏi. Có ai khá hơn một chút so với số còn lại được vào làm ở các cty nước ngoài thì cũng được đào tạo lại gần như từ đầu mới có thể đáp ứng được công việc. Điều này cho thấy việc thay đổi phương pháp đào tạo ngay từ đầu là một việc thật sự cần thiết và quan trọng, bởi vì có thế thì mới hy vọng chất lượng kỹ sư CNTT VN nâng cao hơn được.

Thứ ba : Trong giáo dục CNTT ở các trường ĐH hiện nay, theo tôi còn quá nhiều môn học thuộc lòng mà tôi thấy là không cần thiết và có thể trích bỏ đi được, ví dụ như các môn : triết học, lịch sử đảng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh,...

Ngoài ra, phương pháp thi kết thúc học kỳ hiện nay còn quá nhiều môn thi bằng giấy, theo tôi để đánh giá khả năng của một kỹ sư CNTT thì điều quan trọng là xem trình độ chuyên môn của anh ta đến đâu, trình độ xử trí tình huống của anh nhanh nhạy thế nào và kỹ năng lập trình của sv đó như thế nào? Những điều đó thì hoàn toàn không thể đánh giá được qua những bài viết trên giấy, mà ngược lại những điều đó sẽ được thể hiện hết qua những kỳ thi vấn đáp, thi thực hành ngay tại phòng máy và trả lời các câu hỏi của các thầy giáo trong hội đồng thi. Điều này thể hiện rất rõ khi chúng ta đi thi phỏng vấn ở các cty nước ngoài, người ta không cần biết anh học được những gì, học giỏi đến đâu, học ở trường nào... mà điều người phỏng vấn quan tâm nhất là trình độ của anh đến đâu thông qua các câu trả lời các tình huống xảy ra trong quá trình anh làm việc.

Mặt khác, bài tập lớn giao về nhà cho sinh viên thì không nên chia nhóm mà nên cho mỗi sinh viên một đề tài khác nhau hoàn toàn thì sẽ phát huy hết khả năng của mỗi người. Trên đây là một vài những tâm sự của tôi chia sẻ và đóng góp với các bạn sinh viên đang theo học CNTT và các nhà giáo dục của Việt Nam. Hy vọng rằng nó sẽ góp một tiếng nói nhỏ bé của mình vào phong trào cải cách việc dạy và học CNTT ở Việt Nam hiện nay. Xin cảm ơn các bạn! Chào tạm biệt.
 

Ho ten:
Dia chi:
Email: chihungt@hcm.vnn.vn
Tieu de: "Bằng cấp CNTT"
Noi dung: Xin chào, Tôi không có ý kiến gì nhiều về việc này, nhưng chỉ xin được trình bày về việc liên quan, đó là ở nơi tôi đang làm việc tại TP. HCM, 1 cơ quan thuộc cấp Bộ quản lý, có những nhân viên mang "mác" KS CNTT hoặc cử nhân CNTT, thực tế về bằng cấp như thế nào tôi không dám lạm bàn, chỉ biết trong công việc về chuyên môn, họ quá tệ, tệ đến độ không thể ngờ. Vậy mà họ vẫn hưởng lương cao hơn những người cùng làm, tuy không bằng cấp như họ, nhưng làm việc rất hiệu quả. Thực trạng này đến bao giờ mới hết! Trân trọng kính chào.
 

Ho ten: Xin được giấu tên
Dia chi:
Email:
Tieu de: Đào tạo Tin học
Noi dung: Tôi xin lỗi, vì không dám nêu tên. Tôi không bàn về những gì bài viết nêu ra. Chỉ xin phản ảnh về tình hình dạy Tin học ở các trường Đại học Đà Nẵng. - Giảng viên trình độ kém, cổ lỗ sĩ, không cập nhật, đặc biệt là những giáo viên dạy các môn cấu trúc dữ liệu, giải thuật quá tệ mà lại hay hù dọa Sinh viên - Giảng viên đại học mà lại đi dạy thêm ở nhà - Giảng viên hay nhận tiền của Sinh viên, ngoài ra các giảng viên dạy thạc sỹ chuyên nhận tiền của học viên để cho điểm cho cao.

Các học viên thì học hành không nghiêm túc, vì vậy chuyên dùng tiền để ..., đến khi có bằng cấp rồi thì thật sự rất dốt - Tôi thành thật xin báo đăng bài của tôi, nếu cần vào Đà Nẵng kiểm tra thì sẽ thấy các giáo sư, tiến sỹ ở đại học Đà Nẵng có trình độ hạn chế chừng nào, dạy Tin học mà chẳng biết gì. Còn ở trường dân lập Duy Tân thì giảng viên càng tệ hại hơn nữa, thế mà vẫn tồn tại, biểu sao đào tạo cho chất lượng?

Ho ten: Đăng Khoa
Dia chi: 69 Tô hiệu Hải phòng
Email: firelarge@yahoo.com
Tieu de: Nên đi theo cả 2 hướng
Noi dung: Tôi cũng là một "FAN" cuồng nhiệt đến Đam mê về Ngành Công nghệ thông tin (CNTT),Tôi chỉ tự học thôi nên kiến thức bị hạn chế.Tuy nhiên khi đọc những lời tâm sự của các Bạn trẻ về cách thức Dạy và học về Ngành CNTT thời hiện tại tôi cũng thấy cần chia sẻ những băn khoăn ấy.

1 - Hiện tại thật sự cũng có cảnh Sinh viên CNTT ra trường mà khi tiếp cận đến Máy tính mà cừ lập cập hình như chưa bao giờ động đến Máy tính vậy.Những kiến thức rất đơn giản về máy tính như Cài đặt các thiết bị ngoại vi,Truy cập Internet,Kết nối mạng các Máy tính với nhau,Các phần mền chuyên dụng ... chưa biết ra sao.Có những sinh viên CNTT đến phỏng vấn người ta nói Lập trình cơ sở dữ liệu Visual Foxpro để giải một Bài toán giản đơn cũng lúng túng không biết giải quyết ra sao...Như vậy thuyết phục làm sao được người tuyển dụng .v.v.

2 - Từ những thực tế ấy tôi xin mạn phép được đưa ra ý kiến của Mình để Quý vị và các Bạn cùng tham khảo.

+ Trong quá trình tuyển sinh nên sàng lọc chọn lựa : Những sinh viên ( trong số Sinh viên xuất sắc )có biểu hiện tư duy trừu tượng hơn nên xếp vào Dạng đào tạo kiểu "HÀN LÂM".Có nghĩa là đây là lực lượng Đào tạo Cơ bản sử dụng cho Sau này trên phương diện lý thuyết và những phát minh của họ và Ngành Công nghệ Thông tin.

+ Những đối tượng còn lại Nên tổ chức Đào đạo chuyên sâu lấy thực hành làm trọng tâm,Làm sao khi ra trường những sinh viên này là người có thể đảm đương "ngon lanh" những yêu cầu mà thực tế đòi hỏi.

+ Ngành CNTT là ngành phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế Xã hội hiện nay vì vậy việc truyền đạt kiến thức của người THẦY phải rất Cơ bản và mới mẻ.Theo kịp đà phát triển của Ngành này.Tránh tình trạng kiến thức cũ và lạc hậu trên thực tế không sử dụng...

+ Bản thân người học cũng phải tự trau dồi,cập nhật kiến thức mới về ngành mà mình theo đuổi...và nên Học đi đôi với hành. Vài điều mạo muội,Mong cho TRÍ TUỆ VIỆT NAM vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học Công nghệ thông tin trao đổi cùng Quý vị và các bạn.

Ho ten: James Nguyen
Dia chi: PO Box 2153,Orange,CA 92859
Email: st99936@yahoo.com
Tieu de: Hoc va Hanh
Noi dung:

1. Tuyen them cac giang vien,giang su part-time tu ngoai quoc ve. Uu tien cho ai da tung lam viec cho cac hang o ngoai quoc, va co nhieu kinh nghiem. Tai ngoai quoc, kinh nghiem duoc tinh hon la bang cap

2. Day bang tieng Anh

3. Phai lam nhung du an de ra truong, va nhung du an nay se bat sinh vien phai co mot kha nang thuc hanh

Ho ten: Đinh Ngọc Huy
Dia chi: HN
Email: dondoc1minh@gmail.com
Tieu de: Trường ĐH CNTT của VN
Noi dung: Tại sao Việt Nam lại ko thể có 1 trường ĐH chuyên ngành về CNTT ! 1 trường chỉ đào tạo CNTT theo tiêu chuẩn QT.Còn trong các trường ĐH thì lý thuyết nhiều hơn là thực hành, mà theo kinh nghiệm của tôi thì học CNTT mà ko được thực hành nhiều thì khác gì "ăn cơm mà ko có rau" .Cần phải có một nơi mà các sinh viên có thể thoả thích khám phá cái mà mình quan tâm như vậy mới tạo ra được niềm hứng thú trong học tập.Và một điều nữa chi phí cho học ĐH thì còn đỡ hơn khi học những Trung Tâm CNTT ở ngoài! --> đầu vào sẽ rất đông còn chất lượng thế nào thì tuỳ vào bộ giáo dục.
 

Ho ten: Do duc Loi
Dia chi: Ngoc Ha
Email: sevenloi@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Em cũng đang là sinh viên năm thứ 3 khoa CNTT.em thấy với cách đào tạo như ở các trường Đh Vn hiện nay thì quả là khó cho sinh viên sau khi ra trường có thể tìm được việc làm trong các công ty về CNTT nếu họ không theo học thêm một khoá học nào đấy như Cisco, Aptech...Ở trường em đang học bây giờ hầu như học rất nhiều môn về chuyên nghành CNTT nhưng mỗi môn chỉ dạy một số trình nào đấy trong 1 thời gian sau đó thi thế là xong 1 môn, mà CNTT môn nào cũng là một bầu trời kiến thức rộng lớn, học xong em cũng không có thời gian để nghiên cứu tìm hiểu thêm vì phải học môn mới.....Nói chung em thấy cách đào tạo của chúng ta bây giờ cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu nên khi ra trường không làm được việc gì cả.

  • VietNamNet

    Ý kiến của bạn như thế nào việc này? Xin tiếp tục phản hồi về Toà soạn VietNamNet theo mẫu sau: 


     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,