221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
744322
Trăn trở đào tạo kỹ sư CNTT ở Việt Nam
1
Article
null
Trăn trở đào tạo kỹ sư CNTT ở Việt Nam
,

(VietNamNet) - Vừa qua, VietNamNet nhận được rất nhiều ý kiến liên quan đến những bất cập trong việc dạy và học CNTT ở các trường đại học trong nước. Chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc những suy tư rất thật của cả "thầy" và "trò" - những "người trong cuộc".

Sinh viên băn khoăn

Soạn: AM 650561 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các cuộc trao đổi thường xuyên về "đổi mới phương pháp dạy và học" giữa sinh viên với khoa, trường liệu có giải quyết nổi những trăn trở?

Mới đây, trên diễn đàn sinh viên CNTT đại học Báck khoa Thành phố Hồ Chí Minh (www.bkitclub.net) có một topic rất sôi nổi bàn về việc góp ý cho "hội thảo phương pháp học tập" lần 2 của khoa diễn ra vào tháng 12/2005. Khoa CNTT - ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi rất hiếm - tổ chức hội thảo công khai và dân chủ giữa sinh viên với lãnh đạo khoa, trường về chủ đề học tập. (Lần đầu tiên tổ chức vào tháng 12 năm ngoái). Nội dung chủ yếu của hội thảo là thay đổi tích cực những bất cập và tìm ra phương pháp dạy và học tốt hơn cho sinh viên.

Chính từ topic đóng góp cho hội thảo này, đã có rất nhiều ý kiến bức xúc được trình bày một cách có tinh thần xây dựng và rất đáng quan tâm. Đại đa số các bạn sinh viên đề cập đến những bất cập trong phương pháp truyền đạt kiến thức của giáo viên CNTT. Chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, kém phần thực hành... Nhiều bạn bị sốc vì chương trình học, số khác lâm vào cảnh chán học và dẫn ra rất nhiều trường hợp không thể tốt nghiệp đúng năm.

Cách đây khá lâu, VietNamNet cũng nhận được email của một bạn đọc tại Hà Nội tên Nguyễn Tuấn Anh, than phiền về chất lượng đào tạo CNTT ở trường bạn đang học. Tuấn Anh không nói rõ tên trường, song khẳng định mình đang học năm thứ tư và bức xúc: "Lượng học lí thuyết thì nhiều, thực hành ít, lại không sát với thực tế... Cách dạy của giáo viên thường gây áp lực cho sinh viên..."

Ho ten: nguyễn tuấn anh
Dia chi: Hà Nội
Email: ngtuananh_hn@yahoo.com
Tieu de: cải cách việc dạy và học CNTT
Noi dung: Tôi đang học năm thứ 4 khoa CNTT của 1 trường ĐH. qua 4 năm học ở đây tôi thấy chất lượng đào tạo về CNTT còn kém lắm. Lượng học lí thuyết thì nhiều, thực hành thì ít, lại không sát với thực tế. trình độ của nhiều giáo viên còn kém, cách dạy thì thường gây áp lực cho sinh viên. Tôi nghĩ cần phải thay đổi ngay cái kiểu đào tạo công nghệ thông tin như hiện nay. nếu cứ kéo dài tình trạng như thế này thì chỉ làm tăng số sinh viên CNTT thất nghiệp mà thôi. Tôi đã đọc được 1 câu nói rất hay của 1 bạn: "Để chở thành chuyên gia về tin học thì cần : chất lượng đào tạo + sự ham mê của sinh viên". Tôi xin cám ơn các bạn đã đọc ý kiến của tôi

Khi trao đổi vấn đề này với một số sinh viên và cựu sinh viên  nhiều trung tâm đào tạo kỹ sư CNTT khác trong cả nước, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến tương tự. Tất cả đều công nhận rằng, chương trình học, phương pháp dạy, lượng kiến thức cập nhật... là vấn đề bất cập xuất hiện từ lâu tại các trung tâm này mà chưa được giải quyết triệt để. Có người còn so sánh với việc đào tạo CNTT ở Việt Nam với các nước Singapo, Thái Lan, Hàn Quốc.. và chỉ ra những yếu kém.

"Thực tế khi so sánh số chi phí đào tạo một kỹ sư CNTT trên GDP bình quân đầu người, thì chi phí ở nước ta rất đắt. Nếu như chi phí đào tạo một kỹ sư CNTT ở Việt Nam tốn số tiền tương đương với thu nhập bình quân của 3,5 năm - thì ở Hàn con số chỉ là 2,5 năm." Một cựu sinh viên ĐH BK TP HCM (chuyên ngành CNTT - mới du học từ Hàn Quốc về) so sánh.

Một người khác, là giám đốc công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT tại Thành phố Hồ Chí Minh thì tâm sự những băn khoăn về việc giáo trình học xưa cũ tại khoa - trường của anh. (ĐH KHTN TP HCM): "Giáo trình học xưa cũ và cập nhật chậm. Có những môn như Cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu vẫn học Pascal, không dùng các ngôn ngữ lập trình mới như Java hay .Net mà chỉ dạy các ngôn ngữ cũ như C++... Tôi phát hiện ra điều đó khi tuyển dụng nhân sự hàng năm vào công ty. Chương trình học hầu như không khác gì so với 10 năm trước lúc tôi học ở đây."

Thông điệp "con tàu"

Để có được cái nhìn khách quan và nhìn nhận rõ hơn những băn khoăn của không ít các sinh viên, cựu sinh viên CNTT nước nhà, chúng tôi có trao đổi với một số giảng viên và đội ngũ lãnh đạo các khoa, trường ĐH đào tạo CNTT trong nước. Người đầu tiên trả lời chúng tôi là T.S. Trần Đức Sự - trưởng khoa An toàn thông tin - Học viện mật mã. Thầy Sự cũng đồng ý, những băn khoăn của các bạn sinh viên như nói trên là hoàn toàn có cơ sở, những bất cập đó là có tồn tại, nhiều hay ít mà thôi.

"Cơ sở của những băn khoăn đó là thực tế của rất nhiều trường Đại học trong nước, và để giải quyết triệt để là rất khó hiện thực" - Thầy Sự nói. Tuy nhiên thầy cũng nhấn mạnh vấn đề còn nằm nhiều ở phía các bạn sinh viên nữa. Trong khi trao đổi, chúng tôi giả định rằng những bức xúc kể trên đến từ một bộ phận sinh viên lành mạnh và có đạo đức, thái độ học tập tốt.

Thầy Sự đưa ra bài toán hình tam giác: có ba kiểu tiếp cận kiến thức và thành công khác nhau: một số người học vì đam mê, dạng này có thể gọi là "dân amateur", họ sẽ rất dễ thích nghi với nhiều phương pháp dạy và học khác nhau vì có tinh thần tự học tốt. Dạng thứ hai học theo kiểu hàn lâm, đi sâu vào nghiên cứu tổng quan, sau này có thể chỉ chuyên làm nghiên cứu. Dạng thứ ba hướng kiến thức đến thực tế, tìm hiểu kiến thức từ các tình huống thực tế. Ở nước ngoài ba cạnh này gắn kết và không bài trừ nhau, nhưng ở Việt Nam thường ngược lại. Có sinh viên không nhận ra mình nên đi theo hướng nào, nên mất quyết tâm học tập.

Ông còn nói, đào tạo CNTT hiện nay có hai xu hướng: Hoặc là đi từ khoa học cơ bản (theo mô hình Liên Xô cũ) học theo kiểu "hàn lâm". Hơi nặng về lí thuyết, mang đến cho sinh viên những kiến thức nền tảng để từ đó tự xây dựng nên không gian kiến thức chuyên ngành hẹp, nếu học tốt sau này sẽ có khả năng rộng, thích ứng nhanh với các kiến thức, lĩnh vực mới.

Kiểu thứ hai là học chuyên sâu, theo kiểu phương Tây, thiên về đúc kết chương trình học từ thực tế. Dạy chuyên ngành hẹp, thực hành nhiều, cho sinh viên kỹ năng tốt để có kiến thức sâu và chuyên môn hoá cao.Ở Việt Nam, hầu hết các trung tâm đào tạo CNTT đều thiên về hướng thứ nhất, tức là dạy "hàn lâm". Nó là kết quả của những lời than phiền: "Cái gì cũng học, thành ra chẳng biết gì", "lí thuyết cao tận mây xanh, thực tế chân không chạm đất", "năm thứ hai thứ ba mà vẫn trong cõi "mông lung" của Toán cơ bản + các môn đại cương"...vv của sinh viên. Gây ra tâm lý chán nản của một số bạn.

Vấn đề thứ hai về phương pháp dạy, còn nhiều hiện tượng các thầy dạy theo kiểu cũ nặng về lí thuyết, ít thực hành. Kiến thức hạn chế và cập nhật kiến thức mới chậm. Có bạn lấy ví dụ thầy dạy lập trình mà không biết làm web v.v... Có người lấy ví dụ giảng viên ở Hàn Quốc chỉ được dạy không quá 10 tiết 1 tuần. "Ở Việt Nam đa số các thầy dạy nhiều hơn mấy lần, còn đâu thời gian mà nghiên cứu?"

Tuy nhiên ý kiến trên đây, bị nhiều giảng viên không đồng ý. Thầy phó khoa ATTT - Học viện mật mã cho rằng, người thầy phải nắm vững kiến thức chuyên môn là quan trọng hơn, kỹ năng có thể không bằng sinh viên ham tìm tòi. Một giảng viên khoa CNTT - ĐH Bách Khoa HN thì nói, hiện tại Bách khoa HN, và nhiều khoa - trường khác đang đầu tư rất lớn cho nhiều giáo viên trẻ ra nước ngoài học để update kiến thức mới.

Về phương pháp dạy, nó gắn liền với chương trình học. Dạy theo kiểu hàn lâm thì giáo viên phải có trách nhiệm giúp sinh viên hiểu một cách trực quan nhất về môn học và tính thực tiễn của nó. Giúp sinh viên có được sự say mê và có sự hình dung cụ thể về mục đích môn học. Từ đó bằng những kiến thức rộng được truyền tải, sinh viên có thể ham mê nghiên cứu và tự sinh ra không gian kiến thức rộng, sâu hơn người thầy. Tránh tình trạng học chỉ để thi, học hết môn này đến môn khác mà không biết nó dùng để làm gì?. Đây là quan điểm khá thống nhất của hầu hết các vị giảng viên, phó giáo sư, tiến sĩ đang công tác tại các trung tâm đào tạo kỹ sư CNTT.

"Chúng tôi cho rằng những băn khoăn của các bạn sinh viên phần nhiều là vấn đề tâm lí. Và tôi xin gửi tới các bạn một thông điệp" Khi các bạn đã lựa chọn và bước lên một con tàu, hãy tin tưởng vào những người cầm lái đưa các bạn đi. Không nên giao động và so sánh nó với con tàu khác mà bạn không thể, hay lúc trước không muốn đi. Tất nhiên những người lái tàu có trách nhiệm phải thông báo lịch trình cho các bạn và yêu cầu các bạn chuẩn bị đồ dùng cần thiết..." hình ảnh minh hoạ của một giảng viên khoa CNTT - trường ĐH BK HN mô tả về vấn đề này.

  • Thế Phong

 Ý kiến của bạn về đào tạo chuyên ngành CNTT của các trường Đại học ở Việt Nam? Xin mời phản hồi về Toà soạn VietNamNet theo mẫu sau:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,