221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
738894
Forum địa phương không chính thống: LỢI hay HẠI?
1
Article
null
Forum địa phương không chính thống: LỢI hay HẠI?
,

(VietNamNet) - HaNoimuathu, YeuHaiPhong, YenBaittc, DiendanTuyenQuang, TuoitreHue, thanhnienBacNinh, RockThaiNguyen, TraiQuangNgai… những forum (diễn đàn trên mạng Internet) mang danh địa phương với đủ các tên miền .com, .net, .org, .biz... hiện nay mọc lên như nấm, kéo theo là hàng ngàn thành viên tham gia với đủ các tác động tích cực, tiêu cực.

 

Vâng! Chúng tôi đang đề cập đến hiện tượng bùng phát các forum địa phương không chính thống do một số bạn trẻ có khả năng tin học lập ra và tự điều hành.

 

Nhu cầu lên mạng, tham gia các diễn đàn (forum) để trao đổi, học tập, kết bạn hay  giải trí của các bạn trẻ cũng đều là chính đáng. (Ảnh:T.P)

Đây là các forum hoạt động vô vụ lợi, do một hoặc nhiều bạn trẻ tự thành lập, đăng ký tên miền, hosting, quản lí và chiêu mộ thành viên. Có một điểm đặc trưng chung của những diễn đàn dạng này là: định hướng hoạt động không thống nhất. Và đương nhiên, những diễn đàn này không có cơ quan chủ quản, không chịu sự quản lí trực tiếp của chính quyền địa phương. 

 

N.H., điều hành (admin) của một diễn đàn của các bạn trẻ Tuyên Quang cho biết, tên miền mà forum do bạn lập ra được cá nhân H. mua, đặt hosting ở nước ngoài, tự bỏ tiền túi ra trả theo năm và chính H. cũng là người trực tiếp điều hành, quản lí website: “Đi học xa quê thì làm một cái forum để bạn bè vào trao đổi hỏi han. Thiết nghĩ đâu cần xin phép cơ quan nào. Mà thực tế tôi không hề thấy qui chế nào cho các loại hình forum cả!”, N.H trả lời không do dự.

 

Việc thiết kế và thành lập một mô hình diễn đàn trực tuyến khá đơn giản. Chỉ cần có một số kiến thức tin học tương đối, dễ dàng có thể đăng kí các tên miền miễn phí, đặt host free tại các trang nước ngoài. Các vấn đề về công nghệ trong việc dựng web đều khá đơn giản.

 

Bà Phan Thanh Huyền - (Chuyên viên quản lí Báo điện tử - Internet - Cục báo chí, Bộ Văn hoá thông tin):

Hiện tại các hình thức forum được đưa về dạng trang web để quản lý - dựa vào các trang chủ của các forum đó. Chứ không quản lí forum như một dạng khác với website.

Vì thế các forum, website đều được quản lí theo nội dung quyết định số 27 mà bộ văn hoá thông tin ban hành ngày 10/10/2002 "Ban hành quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet.

Tuy nhiên, trong nội dung quyết định nói trên, không có nội dung quản lí các trang web cá nhân, vì thế những trang web, forum do cá nhân lập ra sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh và quản lý của quyết định 27.

Thiếu sót này là vấn đề khách quan, do vào thời điểm ban hành QĐ năm 2002 hình thức website cá nhân còn chưa phổ biến. Hiện tại đây là những nội dung rất đáng lưu tâm. Yêu cầu cần một văn bản, pháp quy, quy định.. để quản lý các web cá nhân và forum cá nhân...  là có thực. Tuy nhiên nó cần có sự hợp tác từ nhiều phía và bộ VHTT đang xem xét đến các khía cạnh này để có chủ trương hợp lý trong thời gian sớm nhất. 

“Cái khó là thu hút thành viên và thường xuyên duy trì hoạt động tốt!” N.H. tâm sự. Ngoài khó khăn muôn thuở của các bạn trẻ là vấn đề kinh tế, chuyện quảng bá tên tuổi của forum cũng chiếm nhiều thời gian và công sức. Theo ghi nhận của PV, thường thì các forum sử dụng những hình thức nghe nhạc, xem phim trực tuyến, tổ chức post hình ảnh, bàn luận những chủ đề "hot" của xã hội, "chat chit"... để thu hút thành viên.
 

Song cũng chính từ đây đã nảy sinh tiêu cực. Những phim ảnh ngoài luồng, thủ thuật hack game, hack web, các đoạn mã virus, "buôn chuyện" dẫn đến nói xấu nhau, đấu đá tranh giành thành viên giữa các forum cùng địa bàn... đều có thể phát xuất bất cứ lúc nào và có khi còn lôi kéo cả... admin vào cuộc.

 

Điển hình là việc một diễn đàn tự phát của thanh niên Hải Phòng đang hoạt động yên ổn với khoảng 14.000 thành viên mới đây đã bị một hacker dấu mặt đánh sập và gây ra nhiều nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ. Trước đó, nhiều người cũng biết tới một cuộc khẩu chiến “không biên giới” xảy ra từ hai forum tự phát của thanh niên Hải Phòng và Hà Nội, bắt nguồn từ những bài hát “nhạc chế” miệt thị nhau, tiếp đến là hàng loạt lời hăm doạ “thanh toán” sặc mùi xã hội đen…

 

Về mặt số lượng, các forum nói trên là hết sức phổ biến và không thể thống kê hết, có khi một tỉnh thành có cả chục trang diễn đàn tự phát như thế. Nội dung các diễn đàn này lại càng khó kiểm duyệt hơn, bởi nó giống như một cái chợ “thập cẩm”, một hình thức trao đổi tự do, ai  muốn nói gì, nghĩ gì đều có thể hiển thị lên mạng ngay lập tức. Điều này tất yếu cho thấy, việc kiểm duyệt và giám sát forum là khó và không đủ sức với bất cứ cơ quan tổ chức nào.

 

Vậy tại sao chính quyền địa phương không thành lập các mô hình forum cho thanh niên và nhân dân vào trao đổi nhằm kiểm duyệt và dễ  đưa ra định hướng? Trả lời câu hỏi này lại là một thực tế bi quan: nhiều địa phương đã có website (có đuôi .gov.vn hẳn hoi) nhưng không có diễn đàn. Và nếu có diễn đàn thì chúng thật "hiu hắt": Diễn đàn Hà Nam có tổng cộng 196 thành viên, diễn đàn Lâm Đồng có 108 thành viên, diễn đàn Hưng Yên có 119 thành viên...

 

Các diễn đàn nói trên rất có thể là nơi gắn kết các bạn trẻ với niềm say mê tin học, trao đổi kinh nghiệm học tập, tình đoàn kết, giương cao lòng tự hào về quê hương..., nhưng thực sự ranh giới của những diễn đàn đó với các tác động tiêu cực là hoàn toàn mong manh.  

 

Có thể nhận ra rằng, để quản lý triệt để những diễn đàn như vậy thật khó, Nhưng nên chăng, các cấp quản lý cần đầu tư xây dựng các forum chính thống nhằm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu giao lưu trao đổi học tập giải trí lành mạnh của các bạn trẻ địa phương, hoặc đưa ra các biện pháp giáo dục định hướng để đảm bảo tính tích cực của các diễn đàn tự phát vốn đã đông thành viên tham gia.

  •  Thế Phong

Ý kiến của bạn về các forum địa phương tự phát?, hãy phản hồi về toà soạn VietNamNet theo mẫu sau:

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,