221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
738916
Intel sẽ "kết liễu" nhãn hiệu Pentium?
1
Article
null
Intel sẽ 'kết liễu' nhãn hiệu Pentium?
,

Khi nhãn hiệu Intel Core ra mắt vào tháng 7/2006, nó cũng đồng thời đặt dấu chấm hết cho cái tên bộ vi xử lý Pentium quen thuộc. Cùng với nó, giữa chip máy tính và chip di động sẽ không còn bất cứ điểm dị biệt nào.

Bob Noyce - Đồng sáng lập viên của Intel, người đã cùng sáng chế ra dòng chip xử lý x86 nổi tiếng.

Tuyên bố này được đăng tải trên website PCWatch của Nhật Bản và nó đang gây náo loạn cả cộng đồng công nghệ. Nghỉ hưu sau 12 năm, liệu có phải một sự từ giã cuộc chơi quá sớm của Pentium?

Tuy đa số còn bán tín bán nghi, song cũng không ít chuyên gia cho rằng nhận định này cũng không hẳn vô duyên cớ. Một cái tên Pentium không thể gợi ra được điều gì? Đấy là bộ vi xử lý đơn lõi hay đa lõi? Có công nghệ siêu phân luồng hay không? Thay vì những cái tên loằng ngoằng đi sau Pentium như hiện nay (Extreme Edition Dual-Core Low Power Hyperthreaded EM64T), Intel chỉ việc đơn giản hóa mọi chuyện bằng cách bỏ nhãn hiệu Pentium và thay bằng một nhãn hiệu khác cụ thể hơn.

Theo như lộ trình kinh doanh mới nhất của Intel bị rò rỉ ra ngoài, Quý 3/2006 sẽ chứng kiến sự ra đời của hai sản phẩm cực kỳ quan trọng: Merom và Conroe, hai dòng vi xử lý lõi kép, được sản xuất bằng công nghệ 65 nanomet dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn (theo đúng thứ tự). Cả hai đều được phát triển trên nền công nghệ thế hệ mới của Intel - về cơ bản, công nghệ này kết hợp những thành tố chủ chốt của Pentium M với những tính năng mới nhất trong cấu trúc NetBurst của Pentium 4.

Pentium là bộ vi xử lý kiến trúc x86  của Intel, được sản xuất vào tháng 22/33/1993. Đây là sản phẩm hậu duệ của dòng chip 486.

Pentium ban đầu được đặt tên là 80586 hay i586, nhưng tên này không thể đăng ký thương hiệu được theo luật của Mỹ, vì số không thể là thương hiệu, nên đã được đổi sang thành Pentium (có thể vì tiền tố "pent-" mang ý nghĩa là 5 (five).

Bộ vi xử lý mới sẽ tập trung vào thông số Hiệu suất/Watt, hơn là mã lực thô như trước đây. Chính vì sự khác nhau cơ bản này, PCWatch dự đoán một nhãn hiệu mới, độc lập và khác biệt sẽ chào đời, có thể là Intel Core. Merom và Conreo đều có thể được cải biên thành một biến thể đơn lõi, vì thế sự ra mắt của chúng là một xuất phát điểm tốt để Intel công bố tiếp hai nhãn hiệu mới khác: Solo và Duo.

Sự khác nhau giữa Merom và Conroe là ở đâu? Chắc chắn, Merom sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn hẳn Conroe, vì vậy, nó thích hợp với các thiết bị cầm tay và di động, trong khi Conroe phù hợp với máy tính để bàn. Trong thời gian tới, Intel sẽ tiếp tục giới thiệu một loạt nhãn hiệu chip với mã số mới, như E, T, L hoặc U - tùy theo mức độ ngốn điện của các dòng sản phẩm này.

Không khó để suy luận rằng Merom sẽ thuộc vào dòng chip xử lý Intel Core từ T đến U (ngốn điện dưới 49 W), còn Conroe sẽ nằm trong Intel Core series E (50W hoặc hơn).

Thiên Ý (Theo The Inquirer)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,