Mặc dù vẫn còn thống lĩnh thị trường máy tính cá nhân, vị thế máy tính để bàn (desktop) bắt đầu bị lung lay khi máy tính xách tay (laptop), từng được xem là một mặt hàng xa xỉ, đang được nhiều doanh nghiệp chọn lựa.
Sự phát triển của laptop
Hình ảnh những "anh" nhân viên vai đeo laptop đi làm không còn mấy xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. |
Sau một phần tư thế kỷ luôn chiếm vị trí cao trong danh sách thiết bị văn phòng của các công ty, destop đang mất dần ưu thế của mình cho laptop vì không thể thoả mãn yêu cầu về tính di động của người sử dụng.
Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng hoạt động, nên nhân viên và những nhà điều hành càng phải đi lại nhiều hơn để tìm hiểu và nắm bắt thị trường. Đồng thời, nhu cầu thu thập và xử lý thông tin cũng ngày càng cao khiến cho laptop trở thành một chon lựa của họ. Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, năm 1999 chỉ có một người dùng laptop trong năm người sử dụng máy tính, nhưng tỷ lệ này hiện nay là một - ba, và trong vài năm nữa, con số này sẽ vượt quá 50%.
Ông Jerry Polcari, Giám đốc CNTT của công ty chăm sóc sức khoẻ Harvarrd Pilgrim ở Massachusetts (Mỹ), cho biết khi ông bắt đầu làm việc cho công ty vào năm 2000, chỉ có 2-3% trong 1.800 nhân viên sử dụng máy tính của công ty có laptop. "Bây giờ tỷ lệ này là 54%. Mọi nhân viên di động hoặc làm công việc phân tích thông tin đều có laptop", ông nói.
Trong nhiều năm qua, mức tăng trưởng về doanh số của laptop trên thế giới đã tăng gấp đôi so với desktop. IDC dự đoán đến năm 2008, laptop sẽ qua mặt desktop về số lượng được đặt hàng.
Laptop được sử dụng ngày càng nhiều 34% 66% 30% 65% 25% 51% 19% 49%
Lĩnh vực/ngành
Tỷ lệ Laptop
Tỷ lệ Laptop trong số máy tính đang sử dụng
Tỷ lệ Laptop trong số máy tính mới mua
Dịch vụ kinh doanh
Sản xuất
Dịch vụ bán sỉ và lẻ
Khu vực nhà nước
Tài chính và bảo hiểm
19%
46%
Dịch vụ giải trí
21%
45%
Dịch vụ tiện ích và viễn thông
27%
40%
Các nhân tố hỗ trợ laptop
Những thói quen trong công việc và những tiến bộ trong kỹ thuật là hai yếu tố tạo nên sự phát triển của laptop. Tập quán làm việc sẽ còn thay đổi vì sự phát triển của công nghệ không dây giúp cho người sử dụng kết nối mạng một cách tự do, không còn bị ràng buộc vào một vị trí cố định. Ngày càng có nhiều người muốn sử dụng laptop và kết nối không dây "mọi nơi mọi lúc" để thuận tiện trong công việc cũng như để gửi và nhận thư điện tử một cách nhanh chóng.
Những thiết kế mới dựa trên công nghệ tiết kiệm năng lượng như bộ vi xử lý Pentium M của Tập đoàn Intel càng làm tăng tính linh hoạt của laptop. "Ngày nay, một laptop chuẩn có thể phục vụ các bạn liên tục trong 3-4 giờ, thậm chí đến năm giờ", nhà phân tích Steve Kleynhans của Công ty Gartner nói.
Paul Melnyk, Giám đốc kỹ thuật của Alias Systems Inc., một công ty chuyên về phần mềm đồ hoạ ba chiều ở Toronto, Canada, cho biết một phần ba nhân viên của Alias đang dùng laptop, 90% số này là nhân viên của bộ phận kinh doanh. Nhờ vậy, sự phối hợp giữa các nhân viên trong việc phát triển phần mềm trở nên linh hoạt và có hiệu quả hơn. Ông hy vọng trong vòng ba năm tới sẽ có 70% nhân viên sử dụng laptop.
Mức chênh lệch giá bán giữa laptop và desktop đang được thu hẹp một cách đáng kể nhờ chi phí sản xuất màn hình LCD, thường chiếm 60-70% giá thành của laptop đã giảm đi nhanh chóng. Công ty nghiên cứu thị trường Forrester Research dự đoán chi phí này sẽ còn giảm nữa trong năm nay. Giá của một số laptop bình dân hiện đã ở mức dưới 600 đô la.
Những tiến bộ về công nghệ cũng giúp cải thiện một cách đáng kể hiệu suất hoạt động của laptop. Những chuyên viên phát triển phần mềm và thiết kế đã bắt đầu chấp nhận sử dụng laptop vì nó đáp ứng được các yêu cầu xử lý công việc của họ như có bộ nhớ RAM 2GB, card đồ hoạ 128MB, màn hình lớn với độ phân giải cao và góc nhìn rộng, ổ cứng dung lượng lớn...
Các nhà cung cấp cho biết vỏ máy, bản lề và bán phím của laptop đã được cải tiến nên bền hơn trước. Đồng thời, ổ cứng có chức năng giảm sốc cũng làm tăng mức độ tin cậy của người sử dụng đối với loại máy tính này.
Những giới hạn về tính di động
Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng dù có những ưu điểm nói trên, laptop vẫn không thể thay thế hoàn toàn desktop. Trợ lý hành chính, nhân viên trực tổng đài và những người làm việc cố định một chỗ vẫn sử dụng desktop.
Theo Roger Kay, nhà phân tích của Endpoint Technologies Asociates Inc. ở Wayland, Massachusetts, có khoảng 30% nhân viên của công ty vẫn sử dụng desktop vì họ không phải di chuyển nhiều. Thêm vào đó, pin của laptop chưa thể cung cấp điện năng liên tục trong một thời gian dài để thoả mãn những yêu cầu trong công việc của họ.
Trong một số ngành như dịch vụ tài chính hoặc pháp lý, việc sử dụng laptop còn dẫn đến nhiều quan ngại về bảo mật thông tin, ông Kleynhans của Gartner nói. Công ty Hewlett-Packard đã phải tích hợp công nghệ mật mã hoá và sinh trắc học vào một số dòng laptop của mình, thậm chí còn lưu mật mã trong BIOS, để tăng cường tính bảo mật trong việc xác nhận quyền truy cập vào hệ thống máy tính.
Dù vậy, việc sử dụng laptop càng ngày càng được nhiều người chấp nhận. Ông Polcari của Harvard Pilgrim thừa nhận rằng tính di động của laptop đã làm thay đổi cách làm việc ở công ty của ông.
Những phương thức bảo mật cho laptop |
Sự xác nhận Thẻ thông minh và đầu đọc dấu vân tay là hai thiết bị thường dùng cho việc xác nhận quyền truy cập vào hệ thống máy tính. Tuy nhiên, các kỹ thuật sinh trắc học cũng có sai số khoảng 5%. Hãng Dell không trạng bị đầu đọc dấu vân tay cho laptop do hãng sản xuát, nhưng 20% số máy này có thể sử dụng thẻ thông minh. Trong khi đó, một số loại laptop, như dòng ThinkPad X của Lenovo, lại lưu mật khẩu vào chip TPM (Trusted Platform Module) chứ không lưu vào ổ cứng vì ổ cứng dễ bị hư hỏng hơn. Truy suất laptop bị mất Laptop bị mất có thể chứa những dữ liệu quan trọng. Khi đó, người ta có thể dùng những phần mềm truy tìm như Computrace của Absolute Software Corp. để xoá dữ liều từ xa. Tuy nhiên, hiệu quả của những phần mềm này chỉ cao khi chúng có thể đăng nhập vào hệ thống và máy bị mất phải đang kết nối Internet. Mật mã hoá Những phương thức xác nhận quyền truy cập không bảo vệ được dữ liệu nếu ổ cứng bị lấy ra khỏi máy. Sự mật mã hoá các tập tin của Windows cũng chưa đủ mạnh vì nó bị hoá giải khi sự đăng nhập của người sử dụng là hợp lệ. Có những phần mềm cho phép chúng ta mật mã hoá toàn bộ ổ đĩa, hoặc chỉ những thưc mục đặc biệt được chỉ định, hoặc những loại tập tin riêng biệt không phân biệt vị trí của chúng trong đĩa. Hãng Seagate dự tính đưa kỹ thuật mật mã hoá dựa trên phần cứng vào dòng ổ đĩa Momentus của hãng vào cuối năm nay. Trong khi đó, Dell và IBM gần đây cũng tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến các tính năng bảo mật trong sản phẩm laptop của họ. |
(Theo Thời báo Vi tính Sài Gòn)