221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
728804
Viễn thông Việt Nam trước thềm hội nhập
1
Article
null
Viễn thông Việt Nam trước thềm hội nhập
,

(VietNamNet) - Sáu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đang là mục tiêu hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian tới, cơ hội hợp tác, hội nhập của thị trường VT Việt Nam trước thềm WTO là rất lớn...  

Dịch vụ VT đã trở nên phổ biến ở VN, đặc biệt là điện thoại di động.
Với vai trò của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam sẽ ra mắt vào năm 2006, Tổng công ty BCVT Việt Nam VNPT hiện tại đang gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để nhanh chóng cổ phần hóa 2 công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động VinaPhone và MobiFone. Trong khi đó, Saigon Postel đã quyết định đầu tư 40 triệu USD vào việc mở rộng vùng phủ sóng và phát triển thêm 0,5 triệu thuê bao trong năm 2005. Viettel cũng đầu tư khoảng 50 triệu USD để xây dựng mạng lưới phục vụ 1,1 triệu thuê bao mới sẽ phát triển trong năm 2005.

Theo dự kiến, năm 2005, EVN Telecom sẽ mở rộng việc thử nghiệm dịch vụ điện thoại công nghệ CDMA ra 64/64 tỉnh, thành. Cùng với các dịch vụ trên, EVN Telecom cũng đang thử nghiệm dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao qua đường điện. Mục tiêu của EVN Telecom là chỉ riêng trong năm nay sẽ phát triển được 2 triệu thuê bao với mức đầu tư là 3000 tỷ đồng...EVN Telecom đã đầu tư lắp đặt hoàn thiện hệ thống viễn thông tại Hà Nội với gần 40 trạm phát sóng (BTS) và khoảng 300 km cáp quang, đáp ứng cho khoảng 1,5 triệu thuê bao.

Vishipel trong năm 2005 đặt ra mục tiêu cụ thể là tiếp tục triển khai cung cấp các dịch vụ truyền thống như dịch vụ Thông tin duyên hải, Inmarsat...;đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng và cung cấp dịch vụ VoIP 175, tiến hành cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác theo giấy phép của Bộ BCVT. Năm 2005, Vishipel sẽ phấn đấu duy trì là một trong 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Việt Nam.

Hanoi Telecom cũng đã chọn hướng liên kết với nhà đầu tư Hutchison Telecommunication (đến từ Lucxambua), với vốn đầu tư 655,9 triệu USD cho mạng CDMA 3G và mục tiêu là chiếm khoảng 20% thị phần dịch vụ thông tin di động.

Chuyển động từ hai phía

Việc quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, đến nay, không còn là vấn đề mới. Cho dù hiện Việt Nam chưa chính thức là thành viên của WTO ,song trên thực tế từ nhiều năm nay cũng đã có một số đối tác nước ngoài đã tham gia hợp tác với các DN Việt Nam để phát triển mạng điện thoại cố định như Tập đoàn viễn thông Korea Telecom của Hàn Quốc, Tập đoàn Nippon Telephone Telegraph của Nhật Bản và Tập đoàn viễn thông France Telecom của Pháp, Comvik của Thụy Điển...

Công ty Thông tin di động (VMS MobiFone) là một trong những doanh nghiệp đang được các nhà đầu tư tập trung “tầm ngắm”, mặc dù theo dự kiến phải đến năm 2006 VMS mới bán đấu giá. Đến thời điểm này đã có tới 5 công ty thuộc các tập đoàn viễn thông nước ngoài là Comvik (Thuỵ  Điển), Telenor (Na Uy), France Telecom (Pháp) và 2 công ty của Anh sẵn sàng bỏ ra số tiền  lớn để sở hữu cổ phiếu của VMS, dù chưa biết lượng cổ phần của VMS sẽ được bán là bao nhiêu.

Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc VMS cho biết, ''Theo kế hoạch, VMS phải hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để cuối năm nay đưa cổ phiếu ra niêm yết. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tất cả kế hoạch hoạt động của mô hình công ty cổ phần, dự tính sớm nhất cũng phải đầu năm 2006 mới hoàn thành việc định giá tài sản. Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là việc định giá tài sản. VMS được coi là một thương hiệu mạnh đã có uy tín trên thị trường.''

Cuối năm ngoái, giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (EC) đã có thỏa thuận về tiếp cận thị trường. Theo đó, đây được coi là một trong những mốc quan trọng của sự phát triển mối quan hệ đạt được những năm qua, bên cạnh việc tổ chức thành công Hội nghị ASEM 5 và hoàn tất Hiệp định song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Một số doanh nghiệp viễn thông như Comvik và Alcatel sẽ được tạo điều kiện chuyển đổi sang các hình thức hoạt động khác với những điều kiện không kém sau khi các BCC (hợp đồng hợp tác song phương) mà họ tham gia với đối tác Việt Nam hết hạn.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đối với những trường hợp như Comvik, vấn đề của họ lại chủ yếu phụ thuộc vào ý định của đối tác Việt Nam, và một trong những giải pháp đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực viễn thông này là tìm kiếm cơ hội mua cổ phần của các doanh nghiệp viễn thông cổ phần hóa trong nước.

Nhận xét về việc hợp tác giữa hai doanh nghiệp này, cựu thứ trưởng Mai Liêm Trực đã cho biết: Việt Nam luôn ủng hộ tích cực các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên, việc chuyển từ hình thức BCC sang hình thức công ty cổ phần là hoàn toàn khác nhau. Khi chuyển sang hình thức mới, VMS phải tuân theo mọi tiêu chí của một công ty cổ phần. Chúng tôi hoan nghênh Comvik - doanh nghiệp vốn đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế - tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến cho VMS trong quá trình CPH.

Đương nhiên, khi tham gia như vậy, các đối tác nước ngoài là hoàn toàn bình đẳng. Nhưng rõ ràng, đối tác truyền thống có 10 năm kinh nghiệm làm việc với VMS như Comvik thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi tham gia đầu tư. Hiện tại, 10 hãng viễn thông hàng đầu trên thế giới đang có ý định đầu tư vào VN đều được đánh giá là những đối tác tiềm năng, có nhiều kinh nghiệm khác nhau trên thương trường quốc tế.

Ví dụ, đối với dịch vụ thông tin di động, Comvik có thể đánh giá được đúng giá trị doanh nghiệp, nghiên cứu khả năng phát triển của thị trường Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Còn các đối tác khác, họ cũng có kinh nghiệm. Trong quá trình mời các đối tác tham gia, mỗi đối tác đều có thế mạnh riêng nhưng đều bình đẳng.

Cơ hội của viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO

Là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn, ngành viễn thông Việt Nam đang là đích nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu mà ngành viễn thông Việt Nam đề ra khi mở cửa thị trường là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cả các lĩnh vực.

Thị trường viễn thông hội nhập, DN viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các DN cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các DN viễn thông Việt Nam mà hơn nữa là với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới.

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển theo hướng có lợi cho cả DN và khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ, đòi hỏi họ phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập. Để cạnh tranh với các DN nước ngoài, DN Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ tốt và đặc biệt là phải có khách hàng.

Để có thể giành được vị thế trong cạnh tranh, các DN viễn thông cần nhanh chóng nắm bắt các nội dung cơ bản của các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đồng thời thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường liên quan; Chuẩn bị tốt tiềm lực để có thể thích ứng được nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam của hàng loạt các công ty nước ngoài.

  • Hoàng Hùng

     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,