221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
726790
Viễn thông Trung Quốc: Bài học về mở cửa và cạnh tranh
1
Article
null
Viễn thông Trung Quốc: Bài học về mở cửa và cạnh tranh
,

Năm 1993 đánh dấu sự cải tổ mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc. Chính phủ nước này đã khởi xướng cải tổ với mục tiêu tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường - mà vào thời điểm đó vẫn chịu sự độc quyền của China Telecom. 

>> Truyền hình Internet Trung Quốc: Ngọa hổ tàng long?

Soạn: AM 606612 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bộ Công nghiệp và Thông tin, cơ quan quản lý viễn thông của Trung Quốc, đã chia China Telecom thành 6 mạng viễn thông độc lập là China Telecom, China Netcom, China Mobile, China Unicom, China Railcom và China Satcom.

China Unicom là hãng tiên phong trong việc hợp tác cùng đối tác nước ngoài, xây dựng các hệ thống mạng di động và cố định ngay từ năm 1994. Và đến năm 1998, hãng này đã tham gia tới hơn 20 dự án liên doanh khác nhau trong lĩnh vực viễn thông.

Trong thời gian hai năm 1995 - 1996, khu vực thiết bị viễn thông của Trung Quốc cùng dần dần mở cửa đón luồng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bộ Công nghiệp và thông tin yêu cầu cả nhà sản xuất trong lẫn ngoài nước đều phải trình sản phẩm qua giám định chất lượng và phê chuẩn của bộ, trước khi được cấp giấy phép bán ra thị trường.

Soạn: AM 606602 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Kể từ sau năm 2000, tổng cộng đã có 12 công ty Internet Trung Quốc phát mãi chứng khoán (IPO) . Ba hãng đầu tiên - Sina, Sohu và Netease, đều là cổng (portal). 9 hãng còn lại bắt đầu niêm yết cổ phiếu từ năm 2003, nhưng chỉ một trong số đó là cổng. Lúc này, Netease cũng đã phát triển thành một nhà cung cấp game online. Sự thay đổi này đã biểu thị một xu hướng chuyển biến rõ rệt trên thị trường Internet Trung Quốc: Game online, quảng cáo trực tuyến và các dịch vụ giá trị gia tăng không dây hiện đang trở thành ba cần câu tiền trụ cột của thị trường.

Viễn thông Trung Quốc và WTO

Ngày 19/12/2001, thứ trưởng ngoại thương Trung Quốc Long Yongtu có mặt tại Geneva, Thụy Sĩ, tham dự phiên họp đại hội đồng WTO với tư cách phái đoàn chính thức của nước thành viên thứ 143, hoàn tất quy trình gia nhập WTO của nước này. Mục tiêu cơ bản của nhà nước Trung Quốc khi gia nhập WTO chính là tăng cường sức cạnh tranh cho nền kinh tế nội địa, mà ngành công nghiệp viễn thông chính là một trong những trụ cột trọng yếu nhất.

Thị trường viễn thông Trung Quốc đã chứng kiến một tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua, nhất là sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO. Số người sử dụng điện thoại cố định và di động đã tăng từ 153 triệu hồi năm 1999 lên 421 triệu vào năm 2002. Cũng trong năm 2002, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ lần đầu tiên, để trở thành thị trường di động số 1 thế giới.

Ngành công nghiệp viễn thông Trung Quốc có tính chất rất đặc thù, hoàn toàn khác biệt với những nước khác. Ngay từ những ngày đầu (1994), nhà nước đã giám sát và kiểm soát khu vực này rất chặt chẽ, không cho phép nước ngoài đầu tư vào các dịch vụ cơ bản. Tuy nhiên, từ sau khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp được bao bọc này cuối cùng cũng  mở cửa để đón nhận sự cạnh tranh quốc tế.

Theo một thỏa thuận ký kết giữa Trung Quốc và Mỹ, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty nước ngoài có thể sở hữu 50% các dịch vụ giá trị gia tăng trong vòng 2 năm, và 49% đối với các dịch vụ điện thoại cố định/di động trong vòng 5-6 năm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cam kết với WTO sẽ triển khai một chính sách luật định khuyến khích cạnh tranh trong khu vực viễn thông.

 
Soạn: AM 606608 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Theo nhà phân tích..., trong công trình nghiên cứu "Tính cạnh tranh của thị trường viễn thông Trung Quốc", 3 xu hướng nổi trội, bao trùm khu vực viễn thông tại các thị trường mới nổi bao gồm: việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước; nới lỏng bới các quy định ràng buộc và sự toàn cầu hóa, do có sự can thiệp của dòng vốn nước ngoài (qua đường tư nhân hóa). Xu thế chung khó cưỡng lại của thị trường viễn thông các nước này là dần dần chuyển biến từ một (hoặc một số) các tổng công ty nhà nước thành một tổng công ty mẹ với nhiều công ty con thuộc sở hữu tư nhân, những tập đoàn đa quốc gia v..v..

Tuy nhiên, có một kết luận khá bất ngờ trong công trình này, đấy là việc cải cách ngành viễn thông chậm hơn đôi chút so với các nước láng giềng không những không gây bất lợi, mà còn là một ưu thế: "Bạn có thể đắc lợi từ những hiệu ứng tích cực, có thể học hỏi kinh nghiệm tư nhân hóa, và kiểm chứng tư nhân hóa có thực sự làm tăng giá trị của một hãng viễn thông hay không, nếu không có một chính sách kinh doanh hợp lý đi kèm với nó".

Soạn: AM 606610 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Viễn thông Trung Quốc đang phát triển theo một lộ trình rõ ràng: đi từ môi trường hạn chế cạnh tranh sang cạnh tranh hiệu quả, với việc nhà nước nới lỏng ảnh hưởng trực tiếp, chiến lược kinh doanh hướng tới thị trường hơn và cả sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới. Lúc này, các mạng viễn thông lớn tại Trung Quốc cũng đang dần chuyển hướng, từ toàn lực xây dựng cơ sở hạ tầng mạng sang cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng mới. Sự chuyển hướng này cùng với việc hạ thấp giá thành thiết bị viễn thông đã mang lại sự cải thiện đáng kể cho môi trường cạnh tranh của viễn thông Trung Quốc.

Một vài tiêu điểm của ngành công nghiệp viễn thông Trung Quốc

1. IPTV

Tháng 4/2005, chính phủ Trung Quốc cấp giấy phép IPTV (Truyền hình qua giao thức Internet) đầu tiên cho tập đoàn truyền thông Thượng Hải, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của IPTV với tư cách một ngành công nghiệp truyền hình hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, tương lai của IPTV vẫn còn là ẩn số vì nhiều lý do, như sự hạn chế của luật định, chiều rộng băng thông chưa đủ, mô hình kinh doanh chưa thật rõ ràng, các hệ thống quản lý bản quyền và việc thiếu một chuẩn công nghệ thống nhất.

2. Huawei

Được thành lập năm 1998, Huawei hiện là nhà cung cấp thiết bị viễn thông số một Trung Quốc. Năm ngoái, trị giá các hợp đồng mà hãng ký kết lên tới 5,6 tỷ USD, 41% trong số đó là với các thị trường ngoài nước. Trong vòng 17 năm, Huawei đã ghi được một chiến tích thần kỳ: từ gã tí hon (chuyên phân phối công tắc điện) lột xác thành gã khổng lồ về thiêt bị viễn thông có dây và không dây.

Từ khi thành lập, Huawei đã mở rộng không ngừng nghỉ, nhưng chưa bao giờ, bộ máy quản lý của hãng không theo kịp tốc độ bành trướng đó. Cũng trong năm nay, lần đầu tiên Huawei đã công bố công khai các kết quả tài chính của mình.  

Trong sự phát triển của IPTV tại Trung Quốc, một "đấu thủ" chủ lực không thể không nhắc đến chính là Huawei.

3. Sự bùng nổ của âm thanh và hình ảnh

Nhạc số, video số đang là thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Máy nghe nhạc MP3 đang từng bước thay thế dàn đĩa CD truyền thống. Đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của các đại gia nước ngoài, mà điển hình là Apple Ipod và Samsung, ngành công nghiệp chế tạo máy nghe nhạc MP3 nội địa vẫn có những vận hội và thế mạnh riêng. Nổi bật nhất chính là ưu thế về giá cả.

Có thể nói Trung Quốc đang ở giữa lòng một cuộc cách mạng xảy ra trên thị trường nhạc và DVD di động trong nước. Thiết bị MP4 đang đóng vai trò của một "con thoi" kết dính giữa máy tính với ti vi. Thị trường đầu đọc DVD di động đang từng bước nắm vị trí chủ đạo. 

Thiên Ý (Tổng hợp)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,