221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
725340
''Tạm thời ngừng cung cấp game online mới!"
1
Article
null
Kết luận liên ngành về ''vụ VinaGame'':
''Tạm thời ngừng cung cấp game online mới!'
,

(VietNamNet) - Về công tác quản lý dịch cụ game online (trò chơi trực tuyến) và "sự kiện VinaGame" nói riêng, sáng nay (1/11), đại diện của Bộ Bưu chính Viễn thông, Sở Bưu chính Viễn thông TP. HCM và Bộ Văn hóa thông tin (Cục Báo chí) đã có cuộc họp liên ngành, và đưa ra những định hướng, kết luận sơ bộ...

Phóng sự Game Online có cần giấy phép OSP? của VietNamNet TV

Hiện tượng game online và "sự cố" của VinaGame về giấy phép OSP: Những vấn đề bất cập về quản lý mà loại hình trò chơi trực tuyến đang tạo ra. Những cách hiểu khác nhau về game online khi áp vào Nghị định 55, dịch vụ ứng dụng viễn thông trên Internet hay chỉ đơn thuần là dịch vụ nội dung Internet? Ngoài ra, phóng sự cũng cung cấp các thông tin chi tiết về cuộc họp liên bộ sáng 1/11 giữa Bộ BCVT, bộ VHTT, Sở Bưu chính Viễn thông TP. HCM.
Game online là một loại hình dịch vụ khá mới ở Việt Nam, mới trở thành ngành kinh doanh "nóng" trong vài tháng trở lại đây. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý của VN đã cảnh báo rằng: "Game online là ngành mới, và phát triển nhanh, nên luật sẽ chưa thể theo kịp sự phát triển", Do đó để quản lý tốt, sao cho phù hợp với lợi ích của DN và tạo môi trường lành mạnh, thuận tiện cho người dân là điều không phải dễ dàng gì!

Các biện pháp quản lý, các quy định liên quan đến game online cũng đã được bàn đến trong cuộc họp liên ngành giữa Bộ Bưu chính Viễn thông (quản lý về kỹ thuật, điều kiện cấp phép) và Bộ Văn hóa thông tin (quản lý về nội dung, quy chế). Bên lề cuộc họp, PV VietnamNet đã có trao đổi với hai đại diện của hai Bộ: ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Bưu chính Viễn thông và ông Nguyễn Trí Dũng, Cục phó Cục Báo chí, Bộ Văn hóa Thông tin về vấn đề "nóng hổi" này.

- Liên quan đến dịch vụ game online và việc cấp giấy phép cho loại hình này, xin ông cho biết một vài kết luận sơ bộ sau cuộc họp?
Ông Phạm Hồng Hải: "Từ nay đến cuối năm 2005, chúng tôi sẽ ban hành quy định liên ngành đối với dịch vụ game online".

- Ông Phạm Hồng Hải: Sau cuộc họp, chúng tôi đã đi đến nhất trí với ba kết luận như sau:

Thứ nhất, dịch vụ trò chơi trực tuyến là nhu cầu giải trí chính đáng. Từ trước tới nay, các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Bưu chính viễn thông, và Bộ Văn hóa Thông tin, các Sở bưu chính viễn thông đều chưa bao giờ có ý định ngăn cấm dịch vụ này. Tuy nhiên, chúng tôi rất cần phải quản lý, để hạn chế những mặt tiêu cực của loại hình dịch vụ này.

Thứ hai, theo Nghị định 55, game online là loại dịch vụ ứng dụng Internet, và có bản chất là dịch vụ hội tụ của dịch vụ viễn thông truyền thống và nội dung. Vì là dịch vụ mới phát triển, cho nên cần phải quản lý phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan. Các bộ, ngành đã có một vài cuộc họp liên quan đến nội dung này, nhưng để có đầy đủ chi tiết hơn thì phải nhiều cuộc họp khác, nhằm đưa ra hình thức quản lý phù hợp nhất.

Thứ ba, Bộ Bưu chính viễn thông cũng đã đưa ra kế hoạch cần đẩy nhanh và đưa ra xử lý liên ngành các vi phạm trong năm 2005. Công việc quản lý nội dung và quản lý hạ tầng phải hỗ trợ nhau để đưa ra những biện pháp phù hợp nhất. Thời gian tới, liên Bộ sẽ tiếp tục có các cuộc họp chi tiết hơn về văn bản quản lý.

Soạn: AM 604271 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Trí Dũng: Phó Cục trưởng Cục báo chí.

- Xin được hỏi quan điểm của Bộ Văn hóa về quản lý dịch vụ này như thế nào?

- Ông Nguyễn Trí Dũng: Cần phải có nhiều cuộc họp và nghiên cứu nữa mới có thể đưa ra được một quy định quản lý đầy đủ và chi tiết hơn về game online. Hiện tại, dịch vụ này ở Việt Nam là một lĩnh vực rất mới, nhưng đã phát triển mạnh và cũng đến lúc phải được nhìn nhận, đánh giá kỹ càng trong quản lý.

Đối với trường hợp vừa qua, các cơ quản lý sẽ ngồi lại với nhau để đảm bảo DN phát triển bình thường. Bộ VHTT sẽ quản lý chặt chẽ về mặt nội dung. 

- Còn về giấy phép OSP đối với nhà cung cấp dịch vụ game online thì sao?

- Ông Phạm Hồng Hải: Về phía Bộ BCVT, khi soạn thảo Nghị định 55, chúng tôi cũng chưa có suy nghĩ coi dịch vụ game thuần tuý, và dịch vụ Game Online có phải là dịch vụ giá trị gia tăng hay không? Vì vậy, hiện tại, chúng tôi cũng chưa có danh mục quản lý chi tiết. Đối với game online, theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, từ nay đến cuối năm 2005, chúng tôi sẽ ban hành quy định liên ngành đối với dịch vụ này.

Hiện nay, pháp lệnh BCVT và nghị định 55 quy định nếu danh mục các dịch vụ viễn thông đã được xếp vào giá trị gia tăng thì phải xin giấy phép OSP. Bộ BCVT chắc chắn đã có những bất cập trong quản lý nhà nước của mình, ở chỗ cần phải đáp ứng kịp thời, hướng dẫn kịp thời những đề xuất trong quá trình phát triển. 

Đối với Sở BCVT Tp.HCM, Sở đã triển khai thực thi quản lý khá tốt. Nếu trong game online có cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng (voice chat, messaging, thư điện tử) đã được phân loại rồi thì phải tuân thủ, có giấy phép...

Vậy, trong thời gian chờ đợi này, việc hoạt động của các DN cung cấp dịch vụ game online sẽ ra sao?

- Ông Phạm Hồng Hải: Sự ra đời của các dịch vụ game hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý. Trước mắt, với hiện trạng này, chúng tôi cho rằng nên giữ nguyên tắc là tạm thời không phát hành game mới. Sự phát triển quá nhanh có nhiều tác động xấu ảnh hưởng tới xã hội, vì vậy, cũng cần thiết sớm đưa ra chế tài riêng cho dịch vụ này.  

Kinh nghiệm quản lý dịch vụ Game Online của Trung Quốc:

Theo tài liệu do Bộ Văn hóa Thông tin cung cấp, kinh nghiệm quản lý dịch vụ Game Online của Trung Quốc như sau: Vì Game Online được coi là một sản phẩm văn hóa bao gồm việc phân phối và phát hành trên Internet, các công ty kinh doanh phải xin phép các Sở Văn hóa xem xét và trình lên Bộ Văn hóa xác nhận nội dung của game là phù hợp và có thể truyền tải trên Internet (phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc).

Hoạt động Game Online bao gồm việc cung cấp và chia sẻ thông tin trên Internet, vì vậy, theo quy định về quản lý dịch vụ thông tin trên Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ này phải xin giấy phép hoạt động (kinh doanh) tại Sở Viễn thông hoặc đơn vị của Bộ Công nghệ thông tin cấp tỉnh, nhằm ngăn chặn việc sản xuất, sao chép, xuất bản và phổ biến các nội dung bất hợp pháp của các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin.

Nhằm ngăn chặn việc vi phạm bản quyền, các công ty kinh doanh Game Online phải đăng ký bảo hộ bản quyền để được pháp luật bảo hộ.

  • Hoàng Hùng (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,