221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
725302
"Sốt" phần mềm quản lý game online!
1
Article
null
'Sốt' phần mềm quản lý game online!
,

(VietNamNet) - Khi các cửa hàng Internet game online mọc lên như nấm sau mưa, cũng là lúc "bùng nổ" các loại phần mềm quản lý dịch vụ này. Đặc biệt, khi nhiều luồng dư luận coi hiện tượng "nghiện" game online trong thanh thiếu niên là "vấn nạn", các nhà phát hành game trong nước "đau đầu" tìm cách tháo gỡ, còn các nhà quản lý tìm cách điều tiết nhu cầu chơi game... thì phần mềm quản lý game online trong tình trạng khan hiếm.

VinaGame vừa thông báo đang "chuẩn bị những bước cuối cùng để đưa ra chương trình “Quản lý giờ chơi” giúp các bạn chơi game hay các bậc phụ huynh quản lý được thời gian chơi trò chơi trực tuyến sao cho phù hợp". Rồi lại có tin bên lề, trước yêu cầu bức xúc về ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động chơi game, VinaGame chuẩn bị trình lên Bộ Văn hóa - Thông tin phần mềm quản lý game mà Công ty này đã mua với giá "bạc tỷ".

Soạn: AM 604197 gửi đến 996 để nhận ảnh này
VinaGame cho biết, họ đang "chuẩn bị đưa ra chương trình “Quản lý giờ chơi” giúp quản lý được thời gian chơi game trực tuyến sao cho phù hợp". Ảnh: Thế Hà

Về phần mềm này, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị VinaGame có trao đổi với PV VietNamNet: "VinaGame đã làm việc với Công ty Đan Thanh về vấn đề này, tuy nhiên mọi chuyện vẫn dừng ở mức thảo luận, chúng tôi chưa hề có trong tay phần mềm ấy".

Hiện VinaGame đang đề xuất với Đan Thanh về việc nâng cấp phần mềm Cyber Station Manager nói trên để có thể kiểm soát, khống chế được thời gian chơi của bất kỳ game thủ nào, cho dù họ chơi ở bất cứ đâu.

Theo thông tin từ ông Trần Đình Đức, Phó Giám đốc Công ty Đan Thanh (TP. Hồ Chí Minh): "Phần mềm có tên Cyber Station Manager của chúng tôi chính là một giải pháp cho việc quản lý Internet cũng như game online. VinaGame đã đặt vấn đề mua độc quyền sản phẩm này, bao gồm cả việc chuyển nhượng source sode (mã nguồn)... VinaGame yêu cầu nâng cấp tiếp phần mềm này để có thể quản lý game một cách hiệu quả. Điều này đang trong quá trình thương lượng, cả về giá cả lẫn hình thức chuyển nhượng".

Theo ông Trần Đình Đức, ý muốn của Công ty Đan Thanh hiện tại chưa phải là bán đứt bản quyền phần mềm đó, để VinaGame toàn quyền sử dụng, mà nghiêng về việc tìm nhà phân phối phần mềm này trên toàn quốc, nhà phân phối sẽ hưởng phần trăm hoa hồng tính theo sản phẩm. Được biết, Công ty Đan Thanh không chỉ kinh doanh dịch vụ, sản xuất phần mềm quản lý phòng Internet, phòng game... mà việc "tạo ra phần mềm quản lý game online theo yêu cầu khách hàng" cũng là một "đích ngắm" của Công ty này.

Với VinaGame, nhà phát hành game online có sức thu hút nhất hiện nay là Võ lâm truyền kỳ - một trong số ít game online đã có nguồn thu phí chơi game lớn từ khách hàng và cũng là game đang bị "soi" nhiều nhất thì việc có trong tay phần mềm quản lý game online trở nên quan trọng.

Giám đốc một công ty kinh doanh game phân tích: "Nếu VinaGame mua và phát miễn phí cho các cửa hàng net, kết nối tất cả lại dưới sự quản lý của phần mềm dùng chung thì có nghĩa VinaGame nắm được hết thông tin về khách hàng, về thị trường game online riêng và Internet nói chung. Như vậy, cũng dễ hiểu VinaGame sẵn sàng đổ một số tiền lớn để có được phần mềm quản lý game theo ý họ". Điều này không phải không có cơ sở khi khác với phần mềm quản lý phòng Internet đang trở nên thông dụng, được ứng dụng trong nội bộ mỗi cửa hàng Interner; phần mềm quản lý game online phức tạp hơn, do hệ thống máy chủ của của đơn vị sở hữu phần mềm kiểm soát.

Ông Trần Đình Đức, Công ty Đan Thanh, cũng nói: "Hiện phần mềm chúng tôi sản xuất có thể khống chế thời gian của người chơi. Chẳng hạn VinaGame muốn phát triển thêm để quản lý số lượng người chơi, chơi một ngày bao nhiêu giờ, biết các máy 1, 2, 3... chạy những ứng dụng nào, muốn tắt ứng dụng nào...  theo yêu cầu thực tế thì chúng tôi có thể phát triển được. Như vậy, VinaGame không chỉ nắm được thông tin về game online Võ lâm truyền kỳ mà còn với các game online khác thông qua phần mềm quản lý game cài đặt tại các đại lý".

Soạn: AM 604195 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thông tin về phần mềm Cyber Station Manager mà Công ty Đan Thanh cho rằng có thể quản lý game online hữu hiệu

Như vậy, hàng chục loại phần mềm khác nhau dùng trong các điểm Internet trên toàn quốc vẫn đang cạnh tranh nhau quyết liệt, nhưng cũng đã bắt đầu tỏ dấu hiệu "bão hòa", "cung nhiều hơn cầu, mua đâu cũng có" thì lúc này nhu cầu thị trường cần đến một phần mềm có thể quản lý một cách hữu dụng loại hình đặc thù, đó là game online. Tuy nhiên, "cơn sốt" loại phần mềm này chỉ ở phía các nhà phát hành game, công ty kinh doanh game vì họ là đối tượng "đương đầu" với các vấn đề quản lý loại hình trò chơi trực tuyến, vốn đang được xã hội bàn luận sôi nổi suốt những ngày qua.

Chưa bàn đến việc tại Việt Nam, công ty kinh doanh game online nào sớm có phần mềm quản lý và việc sử dụng nó như thế nào, mà một điều đã thể hiện rõ ràng là: chưa lúc nào nhu cầu đưa các yếu tố kỹ thuật vào quản lý game online cao như lúc này. Nhu cầu này tỉ lệ thuận với việc game online đang bùng nổ tại Việt Nam và dư luận mong muốn nó có sự phát triển đúng hướng và bền vững, hạn chế được những tác hại không đáng có.

Ở Trung Quốc, trước tác động tiêu cực của game online đối với giới trẻ, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý cả về nội dung và kỹ thuật. Trong đó, nước này đã đưa ra những phần mềm kiểm soát thời gian chơi game. Theo đó, tất cả các nhà phát hành game chủ chốt đều phải cộng tác chặt chẽ với chính phủ để tạo ra một "môi trường xanh" (thông qua việc ký các bản cam kết khống chế thời gian chơi game: chơi liên tục dưới 3 giờ được coi là bình thường, chơi từ 3 đến 5 giờ bị coi là "gây mệt mỏi" và từ 5 giờ trở lên bị coi là "không lành mạnh".

Trong trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Hồng Minh của VinaGame tiếp tục khẳng định, họ đang tìm kiếm các giải pháp quản lý giờ chơi đối với khách hàng đồng thời với việc đang nỗ lực giải quyết yêu cầu VinaGame phải có giấy phép OSP cho hoạt động kinh doanh game online từ các cơ quan quản lý...

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc nhà cung cấp sử dụng phần mềm quản lý tại các đại lý game online và dùng phần mềm này để nắm các thông tin về những trò game online khác có được xem là hợp lệ hay không? khi các nhà cung cấp khác cũng không muốn những thông tin về hoạt động dịch vụ của họ bị các đối thủ cạnh tranh thu thập. Ngoài ra, Việc nhà cung cấp VinaGame cài đặt phần mềm quản lý tại 100% các đại lý trên toàn quốc cũng là điều không thể, vì các dịch vụ Internet có mặt ở khắp mọi nơi. Việc chỉ cho người chơi tại các đại lý cài phần mềm quản lý đăng nhập vào hệ thống máy chủ game online

Điều đó có nghĩa các tay "nghiền" game vẫn có thể chơi được liên tục nhiều giờ tại các cửa hàng không cài phần mềm, hoặc tinh vi hơn là trao đổi account chơi game qua mạng giữa một đại lý có cài phần mềm và một đại lý không có sau mỗi khoảng thời gian cho phép (chẳng hạn 3 tiếng), để 2 kẻ "nghiền" game chơi cùng nhau trong trò game ảo có thể đổi nhân vật qua lại, và vẫn có thể chơi bao lâu cũng được.

Tại các nước có nền công nghiệp game online phát triển, các hình thức quản lý giờ chơi game được thực hiện ngay trên hệ thống máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như khống chế người chơi chỉ có thể đăng nhập vào hệ thống trong vòng 3 tiếng. Quá thời hạn, hệ thống sẽ cảnh báo người chơi, yêu cầu ngừng. Nếu cố tình chơi tiếp sẽ bị trừ các "tài sản" đang sở hữu trong game, Khi đã thoát ra (log out) khỏi trò game sau khi hết thời gian chơi liên tục cho phép thì không thể đăng nhập vào chơi tiếp trong một khoảng thời gian nhất định. 

  • Bùi Dũng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,