221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
724898
Nỗi khổ mất điện thoại
1
Article
null
Nỗi khổ mất điện thoại
,

Tìm hiểu để viết bài báo này, chúng tôi phát hiện ra một điều thú vị: Những người đã bị mất điện thoại di động (ĐTDĐ) cho rằng: không mất mới là chuyện lạ! Họ còn hồ hởi "giới thiệu" nhiều bạn bè cũng... mất điện thoại.

Nghe điện thoại ngoài đường, "mồi ngon" cho dân "ăn bay".

Chưa bao giờ nạn cướp giật, trộm cắp ĐTDĐ lại hoành hành đến thế. Ngoài việc mất tài sản, khổ chủ còn dính phải nhiều rắc rối kể từ khi số điện thoại liên lạc hằng ngày bị mất đi theo máy.

Đang đi bị giật

T.A là nhân viên của một văn phòng trên đường Điện Biên Phủ. Một ngày đen đủi, T.A đi ngang đường Võ Thị Sáu thì có cuộc gọi đến. Anh móc ĐTDĐ ra nghe. Chợt... vù một cái, chiếc ĐTDĐ đã bị giật khỏi tay và biến theo hai tên cướp chạy xe như gió. Xe T.A chao đảo rồi đổ xuống lòng đường. May không bị ai đâm vào. Anh hoàn hồn nhớ lại: "Hai thằng cướp ăn mặc bảnh chọe ngồi trên xe Dylan đỏ! Có lẽ tụi nó thường xuyên "ăn hàng" trên đường chứ không chủ ý theo tôi từ cơ quan".

Lần đó, T.A bị giật chiếc Nokia 8910i. Với anh, mất tiền không quan trọng bằng mất đi những số điện thoại VIP cài trong máy liên quan đến công việc, làm ăn. Mấy ngày sau đó, T.A nhận được nhiều lời than phiền về việc "máy cứ tắt hoài". Tai hại nhất, ngay sau lúc bị cướp, có một VIP gọi cho T.A. Hai thằng cướp cũng chẳng buồn vứt sim đi mà vẫn nghe máy. Chúng... chửi người gọi. VIP này sững sờ. Tưởng T.A là loại người mất dạy, ông tìm cách gặp lại để "giáo dục", khi đó mới biết chuyện. Mất sim, T.A mất luôn gần 400 trăm số điện thoại đối tác làm ăn.

Một phó giám đốc phụ trách chi nhánh phía Nam của Vinaphone cho biết: "Tại khu vực TP.HCM, trung bình một tháng công ty có 300 - 400 khách hàng đến xin làm lại sim. Các lý do gồm: sim hư, sim bị treo, sim bị nhúng nước và sim bị cướp! Các trường hợp bị cướp thường khai báo rằng họ bị cướp vào buổi tối, đêm, trên những đoạn đường vắng vẻ". Vị này khuyến cáo khách hàng không nên móc điện thoại ra nghe khi đang đi trên đường. Nếu trường hợp gấp, nên dừng xe, tấp vô lề, chọn chỗ an toàn rồi mới bắt máy. Nếu bị cướp, gọi ngay cho tổng đài 151 để khóa sim, sau đó mang chứng minh thư, hợp đồng thuê bao đến các điểm giao dịch để xin làm lại.
 
H. làm kế toán tại Bình Dương. Trên đường về nhà, qua khúc đường Quang Trung thì trời nóng quá, cô dừng xe Attila để mở cốp lấy đồ chống nắng. Dù đã dừng xe, tấp vào lề đường và thao tác rất cẩn thận nhưng cô vẫn không thể ngờ... Một người chạy xe vụt qua! Vù một cái, y ngả người tóm chiếc túi xách, giật và rồi rồ máy chạy mất dạng. Nhanh gọn. Điêu luyện như xiếc. Đó là những gì H. cảm nhận. Cô kể với tâm trạng... thán phục: "Nó rất điêu luyện. Tôi vừa tức cười vừa thấy nó... giỏi, xe tôi không đổ, người không sao nhưng đồ thì mất". Trong túi xách đó là một chiếc điện thoại hiệu Inno trị giá trên 4 triệu đồng, gần 3 triệu tiền mặt cùng giấy tờ tùy thân và một thẻ ATM. Lập tức H. phải lên tổng đài khóa sim và khóa thẻ.

Còn chị Ng., một lần đi qua chợ Nhật Tảo thì có điện thoại gọi tới. Không hề cảnh giác, chị đàng hoàng rút máy vừa đi vừa nghe. "Bốp" một cái, mặt chị Ng. như bị ai tát! Chiếc điện thoại bị cướp khỏi tay tức thì... Chị Ng. mua tiếp chiếc ĐTDĐ thứ hai với thái độ cảnh giác hơn. Thế rồi lại một ngày đen đủi, chị có điện thoại gọi tới khi đang đi đường. Lần này thì chị cẩn thận dừng xe, tấp vô đường, nhìn trước nhìn sau trước khi bắt máy. Nhưng bọn cướp cao tay hơn! Chúng đi hai, một tên chạy xe, một nhảy xuống... đi bộ. Tên đi bộ ung dung tiến lại và... cướp. Cướp xong, nó đàng hoàng lên xe chạy. Chị Ng. ngỡ mình đang xem một bộ phim hành động của nước ngoài!

Không đi cũng bị mất!

Sếp của công ty A. dùng một lúc hai máy ĐTDĐ đắt tiền. Ông có thói quen để hai máy trên bàn khi đang làm việc. Một ngày... đẹp trời, giữa trưa gần hết giờ làm có một đối tác rất đàng hoàng xộc vào phòng xin gặp, bàn chuyện làm ăn. Một hồi hỏi thăm, anh ta xin bảng giá sản phẩm. Vui vì có vụ làm ăn may mắn, sếp của A. hối thúc nhân viên tìm hộ và bản thân ông cũng sang phòng khác lấy bảng giá về. Lát sau, quay lại với bảng giá trên tay... Nhưng vị khách đã không còn, trên bàn ông còn lại mỗi một chiếc điện thoại. Chiếc xịn hơn đã "bốc hơi" theo vị khách không mời mà đến.

Anh Hiếu là một nhân viên của hãng sơn. Anh to cao và nhanh nhẹn tưởng bọn cướp cũng phải nể. Ấy vậy mà cũng bị cướp. Lần đó đang đi làm về qua đường 3 Tháng 2 vắng vẻ thì anh có điện thoại. Tấp vào lề đường, vừa móc điện thoại ra nghe thì anh nghe tiếng xe máy rồ lên sau lưng. Hiếu đã đoán chắc có chuyện chẳng lành. Nhưng không kịp nữa... Tên cướp đã tóm được nửa thân chiếc điện thoại Samsung loại gấp và giật. Anh Hiếu chưa kịp tri hô thì y đã vọt mất. Trên tay anh còn lại... nửa cái điện thoại. Anh kể: "Cái máy 4 "chai" mấy (khoảng trên 4 triệu đồng). May thì nó bán được vài trăm nghìn". Cũng may cho anh là thân máy còn giữ được nên không mất sim.

Ông Ngô Đa, một cán bộ của Mặt trận Tổ quốc TP bị mất điện thoại trong hoàn cảnh tức cười: Ngày hôm ấy, vì nhà đang sửa, ông gọi ĐTDĐ về cho con gái, kêu con rể qua làm lại cổng. Đến tối, nhà khép cổng hờ. Tới đêm, chợt tiếng điện thoại bàn reo vang. Ông Đa hỏi ai gọi tới thì cậu con trai bảo, con gái gọi hỏi thăm "đêm hôm có chuyện gì mà ba gọi cho con". Nghĩ không có chuyện, ông quay về phòng ngủ tiếp. Đi ngang toa-lét, chợt ông thấy hai cái áo bị rơi. Quay vào đập bà vợ dậy, đi kiểm tra và phát hiện nhà có trộm. Nhìn lại đồ đạc trong nhà thì ti vi, dàn máy tính... vẫn còn.

Kiểm tra hồi lâu, ông Đa phát hiện chiếc điện thoại để trong túi áo không còn. Nghi vấn dần được sáng tỏ khi vào buổi sáng hôm sau, cô con gái ông Đa cho biết cú điện thoại cuối cùng cô nhận đêm qua là từ máy ông Đa. Từ đó, gia đình ông suy luận: Tên trộm vào nhà, đầu tiên lấy điện thoại. Do không thạo hoặc vô tình chạm tay vào phím gọi (cuộc cuối cùng ông Đa gọi đi là cuộc gọi cho con gái) nên con gái ông Đa nhận điện thoại. Thấy ba "nháy máy" lúc nửa đêm chắc có chuyện gấp nên cô gọi lại về máy bàn hỏi chuyện. Điện thoại nhà reo làm tên trộm... hết hồn bỏ đi. Mất điện thoại nhưng ông Đa... vui. Ông nghĩ: "Cũng may mà nó lấy điện thoại  rồi đi. Chứ còn ở trong nhà, mình còn mất khối thứ".
 
Buồn vui thời "di động"

Có chuyện vui sau khi bị mất máy: Sáng hôm sau, ông Đa gọi lại số cũ thì có một cô "ăn nói đàng hoàng" trả lời. Ông trách tại sao cô lại lấy điện thoại của mình thì cô gái nói "nhặt được cái sim rơi trên đường Âu Cơ nên lấy dùng". Mấy ngày sau, bạn bè ông Đa cũng liên tiếp gọi lại số này và vẫn gặp cô gái ấy. Một lần, có ông bạn rủ ông Đa đi uống cà phê (tất nhiên là gọi vào máy bị mất của ông). Chẳng biết trùng hợp cuộc hẹn thế nào, cổ kêu: "Em đang bận, lát gọi lại!". Lát sau ông bạn gọi lại thì... ông chồng cô ta nghe máy. Ông la lối: "Ông là ai, sao dám rủ vợ tôi đi uống cà phê!". Thấy bất tiện, một thời gian sau ông Đa thông báo cho bạn bè mình mất điện thoại nhưng không nhờ tổng đài cắt số cũ vì... "lười".

Thu Hương làm tại Công ty vận tải AA&Logistics. Chủ nhật tuần rồi cô bị mất điện thoại khi đi du lịch tại Bình Thuận. Đó là chiếc Motorola V3 "siêu mỏng". Chiếc điện thoại đó thường xuyên được để trong chiếc bao "xấu xí, xù xì", nếu có rơi ra ngoài chắc cũng chẳng ai để ý. Thế mà vẫn mất! Cô xác định mình đã bị móc túi, nhưng khi khai mất với công an, bảo vệ đứng rất nhiều tại khu du lịch đó thì không ai chia sẻ hay phản ứng gì. Giờ Hương đành dùng điện thoại E630 cùng một chiếc dây móc ở ngón tay để phòng bị cướp giật.

(Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,