221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
718588
“Thành phố Số” - mô hình của tương lai?
1
Article
null
“Thành phố Số” - mô hình của tương lai?
,

(VietNamNet) - Tập đoàn Intel vừa qua đã giới thiệu trên website của họ mô hình xây thành phố Số (Digital city). Theo đó, những hình ảnh và viễn cảnh của một đô thị điện tử thật tuyệt vời! Nhưng nó có quá xa thực tế?

Năm 2005, thành phố Philadelphia (Mỹ) lập một dự án lớn mang tên Thành phố Số (Digital city) . Theo đó người ta sẽ tạo ra các truy cập không dây trên khu vực 135 dặm vuông trong 2 năm tới. Những người chủ thành phố hy vọng dự án sẽ tăng tốc độ phát triển kinh tế và cải thiện giáo dục thông qua truy cập không dây khắp mọi nơi. Một thử nghiệm dịch vụ điện tử về kiểm tra các nhà ở nguy hiểm - vi phạm pháp luật cho thấy chỉ riêng phần này đã tiết kiệm cho thành phố 2.7 triệu USD.

Một trong các đặc điểm của thành phố điện tử là CNTT và số hoá được ứng dụng trong mọi dịch vụ thiết yếu.

Cùng với Philadenphia, các địa danh khác như: North-Rhine Westphalia (Đức), Các trường học ở Karlstad (Thụy điển), thành phố Corpus Christi, Texas (Mỹ)… là những ví dụ hết sức điển hình mà các nhà hoạch định của Intel đưa ra khi đề cập đến việc xây dựng mô hình thành phố điện tử! Họ muốn chứng minh tính thực tế của vấn đề và rằng, “thành phố Số” không là khái niệm gì quá cao siêu!

“Thành phố Số” là gì? 

Khái niệm thành phố số (Digital city) - hay thành phố điện tử đến nay vốn không còn là khái niệm xa lạ. Theo các tài liệu của Intel đưa ra khi mô hình hoá thành phố số, nó bao gồm các dịch vụ công được tin học hoá 100%. Các loại hình dịch vụ công cộng, dân sự thậm chí sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng được thực hiện bằng các tương tác kỹ thuật số thông qua mạng không dây Wi-Fi hay Internet băng thông rộng. Một đô thị với hàng loạt các trạm thu phát mạng không dây, các máy chủ cực mạnh và các phương tiện truy cập luôn hiện diện cùng người dân.

Theo đó một thành phố số điển hình sẽ có đầy đủ các dịch vụ tiện ích cho người dân như bỏ phiếu - trưng cầu dân ý điện tử, cấp phép trực tuyến, phản ứng nhanh (113), khoa học nghệ thuật, khám bệnh điện tử, giáo dục điện tử (eLeanring), thư viện điện tử… Các nhân viên Chính phủ cũng sẽ được hưởng các dịch vụ trực tuyến thiết yếu: Đấu thầu, hậu cần điện tử, bảo dưỡng quản trị tài sản thành phố, bảo mật - giám sát số, quản trị lao động, dịch vụ tòa án và tư pháp, lập kế hoạch thành phố, quản lý hồ sơ…

Với các đặc điểm đó, xây dựng thành phố số sẽ có những lợi ích gì? Theo các nhà hoạch định của Intel, trước hết nó giải quyết được những thách thức cơ bản mà nhiều Chính phủ đang phải đương đầu: “Áp lực ngày càng tăng trong nhiệm vụ điều hành quản lí bộ máy cồng kềnh và cả xã hội với nhu cầu người dân ngày một tăng cao mà nguồn lực – ngân sách ngày càng ít đi”.

Thêm vào đó, thách thức luôn phải nâng cao tăng trưởng kinh doanh, sức cạnh tranh nền kinh tế, trong lúc phải bảo tồn nếp sống cũ và bảo vệ môi trường. Kèm theo đó là đấu tranh tiêu cực và vấn đề an ninh, bảo mật.

Các yếu tố kỹ thuật số hoá các công đoạn thủ tục pháp lí, triển khai công nghệ mới sẽ giải quyết được các thách thức trên. Tiết kiệm ngân sách, thời gian - tăng tính đồng bộ, chính xác và hiệu quả của các hoạt động đó…

Ngoài ra thành phố số còn mang lại nhiều lợi ích to lớn nhìn thấy trước: tạo ra lợi nhuận thuyết phục tính trên khoản đầu tư, tăng  năng suất làm việc của Chính phủ, sử dụng tốt hơn từng đồng tiền thu từ người đóng thuế, tăng sức sống của nền kinh tế, cải thiện an ninh và bảo mật. Nhịp cầu số cũng sẽ giúp rút ngắn mọi khoảng cách và tăng sự thỏa mãn của người dân.

Chỉ là mô hình của tương lai?

Theo mô hình mà Intel xây dựng, để triển khai thành phố số cần một quy trình gồm bốn pha: Đầu tiên, phải “gỡ bỏ kết nối dây” bằng cách thiết lập các điểm truy cập Wi-Fi để người dân có thể thụ hưởng khả năng di động, cung cấp truy cập không dây cơ sở trên khắp thành phố. Phát triển kế hoạch IT, các ứng dụng Web cơ sở và cổng thông tin.

Tiếp đó, “nối dài” bằng cách mở rộng mạng không dây và tích hợp nó với cơ sở hạ tầng mạng sẵn có. Thứ ba, “di động hóa” bằng cách tạo ra roaming (chuyển vùng) toàn phần, triển khai các ứng dụng dịch vụ điện tử ở nhiều cơ quan Chính phủ, cho phép dữ liệu liên cơ quan và tạo khả năng họat động chung liên cơ quan.

Cuối cùng, “tiện ích hóa truy cập băng rộng liên tục và Dịch vụ điện tử diện rộng”, cho phép người sử dụng thụ hưởng các dịch vụ theo yêu cầu trong lúc di chuyển liên tục từ kết nối có dây qua kết nối không dây mọi nơi mọi lúc.

Intel cũng nhấn mạnh, “phát triển một thành phố Số không có nghĩa là phá bỏ hoàn toàn cấu trúc ứng dụng và truyền thông đang có”: Các công nghệ có thể biến thành phố Số thành hiện thực là các công nghệ ở dạng mô đun và có khả năng mở.

Có thể xây dựng thành phố số trên mạng IP, cáp quang băng rộng sẵn có bằng cách lắp thêm các điểm truy cập Wi-Fi và LAN không dây. Các điểm truy cập này phục vụ được một khoảng bán kính 30m, lúc đầu đặt ở các khu vực quan trọng như trụ sở chính quyền, trường học, thư viện... Sử dụng WiMAX không dây khoảng cách xa và các công nghệ băng thông rộng khác, các điểm truy cập không dây có thể kết nối với nhau thành mạng lưới của thành phố Số.”

Tuy nhiên, vấn đề dễ dàng nhìn thấy là việc đưa hàng loạt các công nghệ mới, thay đổi đa phần các kết nối phức tạp nhiều thành phần (băng thông rộng và không phải băng thông rộng) thành các kết nối không dây sẽ tốn kém một khoản chi phí ban đầu không nhỏ. Chưa kể đến vấn đề tiếp thu đào tạo công nghệ để xây dựng và làm chủ thành phố Số là vô cùng nan giải.

Liệu với mô hình xây dựng thành phố số mà Intel đưa ra, ở một quố gia đang phát triển như Việt Nam, có đô thị nào đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về trình độ dân trí, mặt bằng công nghệ và đủ ngân sách để hiện thực hoá giấc mơ số hoá thành phố - vốn mới chỉ xuất hiện không trọn vẹn ở một vài đô thị tiềm lực nhất thế giới?!

Cứ cho rằng mô hình thành phố Số là tuyệt đối ưu việt, thì cũng phải có đủ điều kiện mới thực hiện được. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam chỉ có thể áp dụng phần nào trong các bước tiếp cận “thành phố Số”. Bằng cách làm quen và tiến từng bước áp dụng IT trong các dịch vụ công, tiến tới dịch vụ công trực tuyến (khai báo hải quan, hành chính điện tử, thủ tục nhà đất, thương mại điện tử vv…). Hoặc xây dựng các hệ Thông tin địa lí (GIS) (chúng tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác) đang rất phát triển để ứng dụng cho nhu cầu người dân trước?!

Tuy nhiên ngay cả những bước đi ấy cho đến nay vẫn còn chưa thực sự thành công. Hãy xem các nước châu Á và khu vực sẽ tiếp cận mô hình thành phố hoá ra sao, có thể con đường ngắn nhất của Việt Nam nằm ở đó!

(Có thể xem thêm nội dung chi tiết tại:

http://www.intel.com/technology/magazine/communications/digital-communities-0905.htm)

 Thế Phong (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,