221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
713984
Giới trẻ nghĩ gì về game online?
1
Article
null
Giới trẻ nghĩ gì về game online?
,

Game online đang trở thành vấn đề thời sự trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam và thế giới. Theo đó, nhiều ý kiến, bài viết đã phản ánh những ảnh hưởng tiêu cực của game online đối với người chơi, đặc biệt là giới trẻ.

Game online đang là nhu cầu không thể thiếu của phần lớn thanh thiếu niên - (ảnh: Tố Tâm - Thanh Niên)

Những thông tin đó đã tác động thế nào đến các game thủ trẻ tuổi? Thanh Niên xin trích đăng một số ý kiến tham gia diễn đàn "Bạn trẻ và game online" tại trang web www.tinhoctre.org/forum (CLB Internet - Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM), và tại diễn đàn Anh hùng luận dành cho game thủ toàn cầu trên BBC.

Loại hình giải trí nào cũng có hai mặt

"Làm việc, nghỉ ngơi và giải trí là ba loại hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người. Nhu cầu giải trí lúc nào cũng có và các hình thức giải trí thay đổi theo thời gian: ngày xưa là bắt bướm, hái hoa, bắn bi, đánh đáo... và đến ngày nay là game online. Loại hình giải trí nào cũng có hai mặt và mọi sự lạm dụng đều dẫn đến có hại, ngay cả chơi thể dục thể thao mà lạm dụng cũng còn gây hại nữa là... Vậy nên vấn đề ở đây là sự điều độ: gia đình hãy quản lý và khuyên nhủ các thành viên của mình; xã hội nên tạo được dư luận về phương pháp giải trí lành mạnh; Nhà nước nên có biện pháp chế tài để dẫn dắt các hoạt động giải trí theo hướng mà công dân, gia đình và xã hội mong muốn. Việc làm ầm ĩ một loại hình giải trí vốn dĩ bình thường trong thời đại công nghệ thông tin có khi lại phản tác dụng". (Hozung)

Biết dừng lại đúng lúc

Li Yang, một game thủ nổi tiếng Trung Quốc - (ảnh: BBC)

"Được tung hoành ngang dọc trong thế giới rộng lớn của các game online là một niềm say mê với nhiều dân ghiền game. Quăng mình vào cuộc chiến, mấy ai nhận ra rằng tất cả những thứ họ có trong tay như tiền bạc, vinh quang, chiến công, đẳng cấp... tất cả chỉ là ảo? Khi ấy, đồng tiền và thời gian bỏ ra cho việc chơi game thu được gì ngoài việc sức khỏe sa sút, tuổi trẻ bị rửa trôi trên bàn phím hằng ngày, hằng tháng, thậm chí hằng năm... Theo ý kiến của tôi, game là một hình thức giải trí có thể gọi là lành mạnh nếu chúng ta xác định rõ ràng rằng đó chỉ đơn thuần là để giải trí. Chơi game không chỉ nâng cao khả năng tư duy mà còn giữ cho giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung tránh xa những tệ nạn của xã hội. Chúng ta chỉ nên chơi game trong tư thế chủ động, đừng để nó chi phối thời gian, sức khỏe, tiền bạc. Các nhà sản xuất game chắc hẳn cũng không muốn gamer vì quá nghiện mà đánh mất bản thân của mình". (Hoàng Tuấn)

Game không có hại

"Ý kiến cá nhân của cháu là game online không có hại, mà tất cả chỉ do con người. Phải sắp xếp thời gian như thế nào cho hợp lý, và chỉ nên chơi cho vui, cho biết. Mặt khác, văn hóa trong game cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với các game thủ vì chơi game online là một phần hóa thân của người chơi vào nhân vật, bộc lộ tính cách của người chơi. Có nhiều bạn ăn học tử tế nhưng khi vào chơi thì giống như không có học, dùng những ngôn từ rất vô văn hóa. Mong các GM cùng admin thẳng tay với những trường hợp trên để game online luôn lành mạnh, trong sạch...". (danhphuong86@yahoo.com)

Có ảnh hưởng đến cuộc sống!

"Vấn đề nào cũng tồn tại hai mặt đối lập, game online cũng thế. Riêng tôi, ảnh hưởng xấu nhất là lâu lâu vẫn online suốt đêm để luyện cấp (nhưng chỉ khi nào tôi được nghỉ ngày hôm sau mà thôi). Còn ảnh hưởng tốt chính là tôi đã biết cách quan tâm chia sẻ với người khác, biết giúp đỡ người khác từ trong game ra đến cuộc sống thật. Tôi cũng có lời khuyên với các gamer, chúng ta là những người trẻ tuổi, chúng ta chơi game như một hình thức giải trí, hãy vui chơi lành mạnh, điều độ chứ đừng để dẫn đến tình trạng suy nhược như một số bạn đã mắc phải gần đây". (Võ Ngọc Thư, 230/6 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM).

Nên kiểm soát thời gian chơi game

"Tôi là một gamer của PTV xin đề xuất mấy ý nhỏ sau đối với các nhà cung cấp dịch vụ game online. Tôi nghĩ nên thêm đoạn code để kiểm soát giờ chơi theo giờ đi học, đi làm và tránh tình trạng các gamer chơi liền tù tì suốt 24 giờ. Những cơ quan có trách nhiệm phải xét duyệt thật kỹ các game trước khi phổ biến để người chơi ở Việt Nam có thể qua trò chơi học được nhiều điều bổ ích. Qua sự kiện Mobile game tại Việt Nam đang diễn ra, tôi tự hỏi tại sao người Việt Nam chúng ta không tự tổ chức cuộc thi sáng tạo game online mang đậm dấu ấn các trò chơi dân gian, lịch sử...". (Bùi Anh Kiệt, 561/1 Điện Biên Phủ, P.1, Q.3, TP.HCM)

Còn chơi game nghĩa là còn... sống!

"Ừ thì tôi là dân nghiện. Nghiện game. Tôi biết mình đang điên cuồng bên màn hình vi tính, mỗi ngày chơi năm bảy tiếng, cuối tuần "tăng ca" lên 15 tiếng, và có lúc đạt kỷ lục 48 tiếng đồng hồ chiến đấu không chợp mắt! Nhiều lúc chả ngủ một tẹo nào. Từ khi dấn thân vào nghiệp game, tôi biết cơ thể mình đang dần bị hủy hoại, không hề tập thể dục, cảm sốt nhức đầu lung tung.

Diễn đàn "Bạn trẻ và game online" đang được Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM tổ chức nhằm trao đổi về những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của game online. Diễn đàn diễn ra bằng 2 hình thức: diễn đàn online và tọa đàm trực tiếp (tại Nhà Văn hóa Thanh niên vào ngày 9.10). Tham gia diễn đàn, các bạn trẻ có thể gửi bài viết, tham luận bày tỏ những ý kiến của mình đối với game online đến địa chỉ diendan@nvhtn.org.vn, gửi bài trực tuyến tại diễn đàn của CLB Internet Nhà Văn hóa Thanh niên (www.tinhoctre.org/forum) hoặc gửi thư đến Phòng Khoa học giáo dục Nhà Văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch Q.1). Ban tổ chức sẽ nhận bài tham gia diễn đàn đến hết ngày 7.10 và sẽ có giải thưởng cho các bài viết, tham luận hay.

Nhưng nào có hề gì, vì còn chơi game nghĩa là còn... sống! Chơi game online, ta có thể cảm nhận được hàng triệu chiến hữu cùng sát cánh với mình. Đâu dễ gì có được không khí cộng đồng như thế ! Anh trở thành hiệp khách, cùng tứ hải giai huynh đệ với mọi người. Anh, tôi thành một đội sống chết có nhau. Con người ta dễ gì hết mình như thế ở ngoài đời!". (Li Yang, kỹ sư phần mềm tại Bắc Kinh, Trung Quốc)
Xem ti vi cả chục tiếng, sao không bảo là nghiện ?

"Tại sao lại gọi game thủ bọn tôi là "con nghiện"? Khối người ngồi lì bên màn hình ti vi cả chục tiếng mỗi ngày sao không bảo là nghiện? Mỗi ngày tôi chỉ ngồi đồng trên mạng 4-5 tiếng thôi, cuối tuần thì khoảng 15-16 tiếng gắn bó với game. Chơi game giúp tôi thoát khỏi những điều buồn chán, mệt mỏi của cuộc sống hiện tại. Cứ xông pha giang hồ đi, bạn vừa được xả stress vừa được "giao tiếp" với mọi người. Tôi sống trong một thị trấn nhỏ, và chỉ qua game tôi mới có dịp kết bạn với mấy chiến hữu từ Thụy Điển, Úc và Hàn Quốc. Chúng tôi tôn thờ chủ nghĩa tự do game, vì đó là niềm vui. Phải biết tận hưởng những niềm vui nho nhỏ như thế chứ". (Brandon Hipsher, Ấn Độ)

Chỉ giảm thời gian chơi khi... vợ đẻ

Cứ nghỉ chơi game chừng 5 phút là tôi muốn... đổ bệnh! Tôi chỉ kịp đi uống một chút nước thôi là phải quay lại máy vi tính ngay. Ăn game, uống game, còn ngủ thì tất nhiên là không có. Làm việc tại công ty, tôi cũng tranh thủ lên thăm các forum game để chào hỏi bằng hữu. Sắp tới vợ tôi sẽ sinh con nên tôi cũng đành ngậm ngùi giảm bớt thời gian bên máy vi tính để chăm nom vợ thôi. Nhưng tôi ghét những người cứ bảo chơi game không phải là cuộc sống. Mấy ông thử chơi vài ngày coi có sống được mà thiếu game không? Nói vậy thôi chứ những ai còn chưa “dính chưởng” của game thì đừng có dại mà thử, vì các bạn sẽ "cảm" nó mất thôi. Giống như biết trước mình sẽ nghiện rượu, bạn có dại gì nếm thử ly đầu tiên không? Chắc là không mà". (Navee Khan, London, Anh)

Tố Tâm - Đăng Hạnh (Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,