221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
712364
Phát triển phần mềm mở để thúc đẩy "nội lực" IT!
1
Article
null
Phát triển phần mềm mở để thúc đẩy 'nội lực' IT!
,

(VietNamNet) - Hôm qua 28/09/2005, Hội thảo và triển lãm quốc tế về phần mềm nguồn mở cho Chính phủ điện tử - COSGov Vietnam 2005 - đã chính thức khai mạc tại khách sạn Sheraton Hà Nội.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ KHCN - Bùi Mạnh Hải nhấn mạnh: “Phát triển phần mềm mã mở sẽ thúc đẩy Công nghiệp CNTT nói chung và phần mềm nói riêng, hình thành đội ngũ nhân lực trình độ cao, làm chủ công nghệ và không ngừng sáng tạo…”

Soạn: AM 566035 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hội thảo và triển lãm về Phần mềm mã mở COSGov VietNam 2005  thu hút khoảng 300 người tham dự.

Phát triển phần mềm mở để thúc đẩy trí tuệ mở?

Nội dung hội thảo nhấn mạnh vào việc ứng dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) vào chính phủ điện tử. Ông Nguyễn Trung Quỳnh - Phó chánh văn phòng CNTT (Bộ KHCN) Giám đốc Ban quản lý Dự án PMNM khẳng định tại hội thảo:Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ là hai đơn vị áp dụng thí điểm đầu tiên.

Hội thảo lần này do Viện Công nghệ thông tin (IOIT) Việt Nam, tổ chức hỗ trợ phát triển năng lực Inwent (Đức) Viện nghiên cứu quốc gia về Khoa học máy tính và tự động hoá (Inria) - Pháp phối hợp tổ chức. Objectweb - tổ chức phần mềm nguồn mở hàng đầu châu Âu hỗ trợ nội dung công nghệ.

Hội thảo Cosgov VietNam sẽ được tổ chức trong vòng ba ngày: 28, 29 và 30 tháng 9. Xoay quanh các nội dung: Các dịch vụ điện tử công cộng cho giáo dục, đào tạo và nghiên cứu; các dịch vụ điện tử công cộng cho hoạt động kinh doanh; y tế; Các vấn đề pháp lý; chuẩn mở và tương thích; an toàn và bảo mật; các vấn đề kinh doanh.

Hiện tại, PMNM đang phát triển rất mạnh trong nền CNTT thế giới, và chắc chắn còn phát triển mạnh trong tương lai. Nhận thức được điều này, Việt Nam đã hạ quyết tâm bước vào phát triển PMNM để "thu hẹp phân cách số, nhanh chóng tiếp cận với các tiến bộ về CNTT và truyền thông" (lời Thứ trưởng Bùi Mạnh Hải). Quyết tâm này đã được thể hiện trong quyết định phê duyệt dự án tổng thể "Ứng dụng và phát triển PMNM ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008 (Ngày 02/03/2004).

Bình luận về vấn đề này, ông Jon 'maddog' Hall - Giám đốc điều hành, Linux International khẳng định với PV VietNamNet: "Các bạn đã khởi đầu rất thuận lợi. Có được sự chỉ đạo quyết tâm của các cấp lãnh đạo cao nhất như vậy là điều không phải quốc gia nào cũng có được. Mặc dù họ, các quốc gia khác, cũng đã nhận thức ra tầm quan trọng của PMNM."

Trong các lợi ích mà PMNM mang lại, trước nay nhiều người vẫn đặt vấn đề tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm lên cao nhất. Song trên thực tế quan điểm đó chưa hẳn đúng.

Chúng ta đều biết PMNM khi cung cấp cho người dùng đồng thời đưa ra tất cả mã nguyên bản một cách miễn phí. Và người dùng khác có thể tự thay đổi, phát triển ứng dụng dựa trên đó để sử dụng. Nhưng nếu không chủ động, dùng nguồn mở phụ thuộc vào các ứng dụng do người khác phát triển quá nhiều, sẽ đến lúc bạn phải mua các dịch vụ đi kèm do họ phát triển nên (ví dụ một bản vá lỗi). Và như thế bạn vẫn mất tiền (không phải cho sản phẩm mà cho dịch vụ đi kèm), dù có rẻ hơn PM nguồn đóng.

Nếu nhìn nhận xa hơn, chúng ta sẽ thấy rằng: Thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phần mềm và nâng cao năng lực sáng tạo của lao động IT trong nước - đó mới là lợi ích lớn nhất của việc đẩy mạnh sử dụng PMNM.

Việt Nam đang ở đâu?

Tại hội thảo, nhiều đại biểu tới dự là doanh nghiệp, kỹ sư phần mềm, lập trình viên... có chung thắc mắc ấy.

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trung Quỳnh. Ông Quỳnh cho rằng, dự án phát triển và ứng dụng PMNM ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, rất khiêm tốn. Và ông khẳng định, cần phải triển khai từ từ: "Ý tưởng lớn, làm nhỏ lẻ". "Phải hết sức thận trọng, nếu không có thể kết quả thu được sẽ ngược lại với mục tiêu ban đầu".

Theo ông Quỳnh, điều đó được rút ra từ việc cân nhắc và phân tích các khó khăn mà Việt Nam đã, đang và sẽ gặp phải khi đẩy mạnh phát triển PMNM.

Những khó khăn ông Quỳnh đưa ra với PV VietNamNet có những điểm chính: Thứ nhất, vấn đề nhận thức, nhiều người còn chưa hiểu, chưa biết hết lợi ích của việc sử dụng PMNM và vì thế coi thường nó. Khó khăn thứ hai thuộc về nhân lực, phải có trình độ nhất định mới sử dụng được PMNM, chưa nói đến việc phát triển nó, khó khăn về nhân lực thể hiện ở cả các chuyên gia CNTT và phía người dùng; Thứ ba, khó khăn vì vấn đề các ứng dụng PMNM hiện nay ở Việt Nam còn ít và kém tương thích, ít tài liệu, hướng dẫn, ít nguồn hỗ trợ kĩ thuật.

Song, khó khăn lớn nhất, lại là vấn đề thói quen của người sử dụng. Người ta ngại ngần trước cái mới và e dè một sự thay đổi, trong khi bản quyền phần mềm ở Việt Nam lại quá thấp, có tới hơn 90% số lượng phần mềm đang được sử dụng là không bản quyền.

"Tuy nhiên những thách thức đó theo chúng tôi là hoàn toàn có thể khắc phụ được". Đại đa số các diễn giả thuyết trình xoay quanh vấn đề chính sách mã nguồn mở tại Việt Nam tại Cosgov sáng nay đều khẳng định như vậy. Đồng thời nhiều ý kiến đưa ra góp ý cho các chiến lược phát triển nguồn mở ở Việt Nam.

"Vấn đề không phải là giải pháp, công nghệ, chính sách mà vấn đề chính nằm ở triển khai và thực hiện" - Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Mạnh Hải khẳng định.

Theo đó, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp thực hiện triển khai chiến lược phát triển nguồn mở đáng chú ý mà ông Nguyễn Trung Quỳnh đưa ra trong hội thảo: Trước hết thực hiện triển khai phát triển PMNM theo hướng thận trọng, đi từng bước. "Ý tưởng lớn lao, triển khai nhỏ bé" đầu tiên sẽ áp dụng trong chính phủ điện tử ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trước. Sau đó từ những thành công này mới nhân rộng ra.

"Ngoài ra, cần thực hiện song song cả hai loại hình phần mềm nguồn mở và nguồn đóng, để có sự chuyển đổi từ từ - hợp lý", ông Quỳnh nói tiếp. "Về sau có thể phải có cả các biện pháp cưỡng chế". Ông lấy ví dụ như với một số cá nhân có thể dùng PMNM nhưng do thói quen không chịu thay đổi mà cứ dùng PM đóng không có bản quyền.

  • Thế Phong
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,