221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
700176
Google - chiếc mũ nhận diện thời @?
1
Article
null
Google - chiếc mũ nhận diện thời @?
,

Hãy tưởng tượng bạn đang chuẩn bị rút khỏi một bữa tiệc. Bạn muốn giữ liên lạc với những người mới quen. Bạn sẽ chủ động hỏi xin số di động hay địa chỉ e-mail của họ, hay tự tìm trên mạng Internet? 
 

Thông thường, người ta sẽ sẵn lòng cho bạn những thông tin cần thiết để tạo cơ hội cho các dịp gặp gỡ vào sau này. Và bạn chợt nghe có ai đó hắng giọng: "Tại sao anh không google tôi nhỉ?".
 
Hiện tượng động từ hóa các danh từ riêng thuộc lĩnh vực thương mại hay công nghệ cao  thực ra không hề mới mẻ. Nhưng theo các nhà ngôn ngữ học, trong những năm gần đây, "hiện tượng Google" không chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi chức năng từ loại. Dường như, nó còn hàm chứa một sự thay đổi thói quen giao tiếp của con người trong thời đại Internet, khi việc tiếp cận những thông tin cá nhân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào bộ máy tìm kiếm thông dụng nhất thế giới hiện nay.
 
Cách đây không lâu, chúng tôi có dịp làm quen với một doanh nhân trẻ. Anh ta sở hữu một công ty chuyên cung cấp các thiết bị máy tính khá lớn ở TP Hồ Chí Minh. Thay vì trao danh thiếp, anh chỉ nhắn nhủ: "Nếu rảnh, google một cái là ra công ty mình ngay, số phone của mình có trong phần contact info đó!".
 
Quả thật, khi về nhà, vào trang google và ngoài số phone của anh ta, chúng tôi còn tìm thấy vài thứ thú vị khác. Không kể đến những thông tin về tiểu sử của vị giám đốc trẻ, chúng tôi còn bắt gặp những bài báo từng viết về ca ngợi anh ta như một doanh nhân thành công vươn lên từ hai bàn tay trắng. Không chỉ thế, Google dẫn chúng tôi đến một trang thông tin doanh nghiệp cho biết tên các thành viên còn lại trong công ty của anh ta, số đăng ký kinh doanh và số vốn điều lệ (chắc hẳn con số này lớn hơn nhiều trên thực tế).
 
Thử kiên trì tìm đến vài đường link nằm sâu trong bảng kết quả tìm kiếm của google, chúng tôi còn biết bạn bè nghĩ gì về anh ta trên một diễn đàn những bạn học đồng khóa. Thật bất ngờ khi phát hiện người yêu thời đại học của anh ta là người quen cũ của mình. Tôi quyết định tìm kiếm thêm thông tin về cô bạn gái cũ của anh ta. Biết nickname của cô, chúng tôi nhờ google truy ra những diễn đàn cô hay lui tới. Và trên một trang nhật ký o­nline, cô này trút hết nỗi niềm tâm sự về mối tình đẹp với người yêu thời sinh viên - nay đã là vị giám đốc nổi tiếng. Và  như thế, chân dung của người đàn ông thành đạt hiện lên mỗi lúc càng rõ ràng và đầy đủ hơn.
 
Câu chuyện trên chỉ là một trong vô số những thí dụ về khả năng "lục soát" thông tin cá nhân mà google có thể đem lại. Chỉ cần nắm những phép suy luận logic và biết cách kiểm tra thông tin theo chiều ngược, người ta có thể sử dụng google như một cái xẻng "đào bới" cuộc sống của người khác khá lợi hại.
 
Vấn đề đặt ra: Liệu bạn có nằm trong tầm ngắm của google khi bạn không nổi tiếng, không có website riêng hay thậm chí một địa chỉ e-mail? Để trả lời câu hỏi này, phải xem tên của chúng ta xuất hiện trên Internet bằng cách nào.
 
Trong ngữ vựng tiếng Anh gần đây đã xuất hiện hàng loạt từ mới chỉ những người không thực sự tồn tại trong các kết quả tìm kiếm của Google.
 
Chẳng hạn như: googleblind  (kẻ mù google hay bị google làm ngơ) hay  the UnRanked (kẻ nằm ngoài bảng xếp hạng của Google). Đặc biệt từ dodo hay dodos (số nhiều) là một từ cũ, thường có chỉ một loài chim cưu, thuộc bộ bồ câu, nay đã tuyệt chủng.
 
Theo các chuyên gia, những khả năng sau được xem là phổ biến nhất: 1) Bạn có website riêng; 2) Bạn làm  việc cho một công ty và công ty này liệt kê danh sách nhân viên của mình trên website; 3) Bạn tham gia các diễn đàn o­nline; 4) Bạn tham gia một câu lạc bộ, tổ chức, hay cộng đồng nhóm có danh sách thành viên trên niêm yết mạng; 5) Bạn phát biểu hay tham dự một sự kiện nào đó có website riêng hay được báo chí tường thuật. Và còn rất nhiều khả năng khác nữa...
 
Có thể dễ dàng nhận ra rằng có quá nhiều người trùng tên nhau. Chẳng hạn, nếu đánh chính xác tên người viết bài này (có dấu) vào ô tìm kiếm của Google, kết quả cho thấy có đến 154.000 liên kết. Bằng cách thêm sau cụm từ tìm kiếm ban đầu  hai từ "Thanh Niên", tôi tiếp cận được 5 bài viết gần đây của mình trong tổng số 20 trang kết quả của Google. 
 
Nhưng liệu tất cả mọi người trong xã hội đều có thể tìm thấy ở Google? Câu hỏi đó thật cũng khó trả lời. Bạn thử tìm thông tin về  người bán rau ngoài chợ Bến Thành, về anh lái xe ôm đang ngủ gật trên chiếc Dream trước bên hông Nhà hát Lớn. Hãy thử tìm kiếm trên Net tên anh nhân viên sở điện hằng tháng đến nhà bạn đo điện kế điện tử. Hay tìm xem có site nào đề cập đến bà nội trợ đang nấu nướng bên nhà hàng xóm hoặc ông thầy dạy Anh văn của bạn ở đại học? Nhân vật cuối cùng xem ra khả thi nhất.
 
Vậy, bạn sẽ xử sự như thế nào khi có người chụp chiếc mũ nhận diện thời @ lên đầu bạn, rồi hỏi: "Tôi có thể google ra anh không?". Người kia sẽ nghĩ gì nếu không thể search bất kỳ thông tin gì liên quan đến bạn? Liệu anh ta có xem bạn là người sống "chậm" so với nhịp tiến của thời cuộc? Hay thậm chí anh ta nghĩ  "liệu bạn có tồn tại hay không" nữa...
 
Phần mình, xin thú thực, thay vì nói câu "Hãy google tôi đi!", tôi vẫn thích sử dụng danh thiếp để bắt đầu những mối quan hệ mới...

(Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,