221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
681290
Lê Nguyên Bình: "Tiến bộ để hòa nhập với cuộc đời!"
1
Article
null
Hướng tới chương trình "Hiệp sĩ CNTT 2005":
Lê Nguyên Bình: 'Tiến bộ để hòa nhập với cuộc đời!'
,

Là một thanh niên cần cù, ham hiểu biết, táo bạo trong suy nghĩ và hành động, Lê Nguyên Bình hiểu rất rõ những lợi ích mà công nghệ thông tin (CNTT) mang lại cho bản thân. Mong ước cháy bỏng của anh là làm sao phổ biến được nhưng hiểu biết của mình về CNTT cũng như những những lợi ích của nó đem lại, đến những người khuyết tật - bạn đồng cảnh của anh trên mảnh đất Hội An quê hương.

Tin vào CNTT

Anh Lê Nguyên Bình với ước mơ cháy bỏng là học CNTT và phổ biến CNTT cho những người khuyết tật như mình!.

Là một người khuyết tật, liệt hai chi dưới và một tay, Lê Nguyên Bình thấm thía những khó khăn về vận động do khuyết tật mang lại. Từ năm 1990 anh đã cố công tìm hiểu và học tập những kiến thức về tin học với những niềm say mê đặc biệt. “Hồi đó học tin học đâu có dễ như bây giờ, tài liệu thì ít và cũng không có máy tính đề mà thực hành, rồi sự phát triển nhanh như vũ bão của nền công nghiệp công nghệ, những kiến thức vừa học đã lạc hậu, mọi kiến thức anh hiện có phần lớn là tự học”, anh Bình tâm sự.

Như những gì đã biết về anh qua nhiều dịp gặp gỡ, trao đổi qua email và website www.forum.wso.net (một trong những diễn đàn người khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam do Nguyên Bình lập nên từ năm 1998, viết trên hai thứ tiếng Anh và Việt)…, tôi nhận thấy rõ quá trình tiếp cận tin học khá bài bản của Bình. Anh đã tốt nghiệp một khóa đào tạo đặc biệt của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng và một khóa đào tạo liên tục 01 năm của một kỹ sư công nghệ thông tin nước ngoài. Với nền kiến thức đó cộng với một vốn tiếng Anh rất khá, Nguyên Bình đã vận dụng được hiệu quả nhất những kiến thức về công nghệ thông tin vào công việc và cuộc sống của mình.

Anh hạnh phúc bao nhiêu khi nhận ra cuộc sống của mình thay đổi khi có sự trợ giúp của máy tính, thì cũng trăn trở bấy nhiêu là làm thế nào để những người khuyết tật như mình cũng được hưởng những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại. Tại sao ít có người khuyết tật quan tâm đến vấn đề này? Sao bao đêm trằn trọc suy nghĩ, anh đã tìm ra lời giải đáp: Bởi người khuyết tật  có trình độ văn hóa thấp, và họ khó có khả năng sắm riêng cho mình một dàn máy vi tính và quan trọng hơn cả là nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật còn lệch lạc. Chính vì thế mà người khuyết tật rất khó tiếp cận được với CNTT.

Năm 1997, Trung tâm tin học Tiến Bộ được thành lập, và tạo mọi điều kiện để người khuyết tật có thể vào đó học tập, từ việc sửa sang lại cửa cho đủ rộng và tạo đường dốc cho những người đi xe lăn có thể vào được đến việc miễn hoàn toàn học phí và biên soạn giáo trình sao cho đễ tiếp thu đối với những người có trình độ văn hóa thấp. “Phải làm sao để một người có trình độ văn hóa cấp 2 cũng hiểu được”, anh Bình tâm sự. Tiến Bộ là trung tâm tin học đầu tiên của thị xã Hội An, từ đây đã có biết bao học viên khuyết tật vào học. Bốn người trong số đó hiện nay ở lại trung tâm, cùng với anh Bình giảng dạy các khóa học mới.

Làm việc không ngừng nghỉ

8 năm, đã có hàng nghìn học viên tin học là người khuyết tật và cả người bình thường tốt nghiệp từ Tiến Bộ. Thành công của anh Bình, của Trung tâm đã thấy rõ, vậy mà khi tôi đặt vấn đề sẽ viết một bài về anh, để giới thiệu trên e-CHÍP, anh vẫn dè dặt: “Chúng ta đã quá hiểu nhau, em hãy viết đơn giản thôi vì anh biết còn có nhiều người khác họ làm việc tốt hơn anh nhiều”.

Tôi thực sự khâm phục anh, bởi với sự khó khăn về vận động như vậy mà sức làm việc của anh thật đáng nể, ngoài công việc tại trung tâm Tin học Tiến Bộ, anh còn là trưởng nhóm tự lực Hòa Nhập (Reaching Out), và là chủ cửa hàng lưu niệm và thủ công mỹ nghệ Hòa Nhập. Cửa hàng Hòa Nhập nơi bán những sản phẩm của người khuyết tật trong nhóm, và của người khuyết tật cả nước, cho khách du lịch, riêng cửa hàng đó đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 30 thành viên là người khuyết tật trong nhóm. Chính tôi đã được anh tư vấn cho rất nhiều trong việc làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ “ phải làm sao để người ta mang về nước được dễ dàng, hoa và tranh em làm, tuy đẹp nhưng cồng kềnh, họ thích nhưng không mang về nước được”. Trong khi đang phỏng vấn Nguyên Bình, anh vẫn nhắc tôi là làm tranh gấp để mang vào Hội An anh bán hộ, mùa này khách du lịch đến Hội An nhiều.

Là trưởng nhóm Tự lực, nên anh rất hay ra Hà Nội để tham gia các cuộc hội thảo về các vấn đề khuyết tật, anh là người thẳng thắn và trực tính, tham gia thảo luận rất sôi nổi và quyết liệt không khoan nhượng cho việc bảo vệ lợi ích của người khuyết tật. Tôi có hỏi chị Hồng Hà một người bạn lâu năm của anh, chị đã nói về Lê Nguyên Bình, đó là “một người cần cù, ham hiểu biết, luôn biết vận dụng những cái mới vào trong công việc, và biết quan tâm đến bạn bè”. Chính những đức tốt đẹp đó mà anh Lê Nguyên Bình được cộng đồng người khuyết tật Việt Nam quý mến và kính trọng.

Còn nhớ, ngày 15 tháng 5 năm 2003, trong Ngày sáng tạo Việt Nam tại khách sạn Daewoo, lần đầu tiên tôi được gặp trực tiếp anh, nghe tiếng anh đã lâu lần đó mới được gặp trực tiếp, tôi tranh thủ hỏi anh rất nhiều về tin học, mặc dù bận nhưng anh vẫn dành thời gian cho tôi, anh mách tôi: “Em vào website www.echip.com.vn và vào mục nhóm Fontpage ấy, trong đó có nhiều kiến thức về tạo web lắm đấy – Tin học như cơm bình dân ấy mà”. Từ đó tôi biết đến e-CHÍP và ngày hôm nay, tôi lại viết về anh cho e-CHÍP…

Trung tâm Tiến Bộ - điểm đến của người khuyết tật Hội An
* Tại sao anh lại lấy tên là Trung tâm tin học Tiến Bộ?

- Trung tâm tin học Tiến Bộ là một bằng chứng sinh động về việc hòa nhập vào cuộc sống của những người khuyết tật Hội An, tại đây không chỉ có những người khuyết tật mà còn có cả những người bình thường theo học.

* Học viên khuyết tật thì được miễn học phí chứ?

- Tất nhiên rồi.

* Vậy họ muốn học cao hơn những điều mà trung tâm cung cấp thì sao?

- Mình tạo cho họ những kiến thức cơ bản, đáp ứng những kiến thức cơ bản cho họ, còn họ muốn học cao hơn thì phải đến các trung tâm lớn của nhà nước thôi.

* Những người khuyết tật Hội An muốn học vi tính thì đến đâu?

- 103 Nguyễn Thái Học. Nhưng bây giờ thì hiếm học viên khuyết tật lắm, hầu như những người khuyết tật ở đây đều học qua trung tâm của mình. Hiện tại cứ luân phiên mỗi khóa chừng 70 đến 80 người đều là người bình thường cả.

 

TRỊNH CÔNG THANH

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,