221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
680340
Hơn 20.000 thuê bao ADSL của FPT có bị cắt?
1
Article
null
Hơn 20.000 thuê bao ADSL của FPT có bị cắt?
,

Sau khi Công ty Truyền thông FPT tạm ngưng cung cấp dịch vụ ADSL cho các thuê bao mới do chưa hoàn tất các thủ tục về giấy phép thiết lập cơ sở hạ tầng mạng, hơn 20.000 khách hàng thuê bao ADSL hiện có của FPT không thể tránh khỏi lo lắng về việc mình liệu có phải ngưng sử dụng dịch vụ?

Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo của Công ty Truyền thông FPT cho biết hiện FPT vẫn cung cấp dịch vụ ADSL cho các khách hàng cũ tại TP.HCM bình thường, chỉ tạm dừng việc ký tiếp các hợp đồng mới. Tại các địa phương khác, các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ADSL không có gì thay đổi. Ông Hoàng Minh Châu, Phó tổng giám đốc FPT cho biết: "Sở Bưu chính - Viễn thông TP.HCM chỉ yêu cầu FPT ngưng cung cấp ADSL cho khách hàng mới. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực để hoàn tất các thủ tục nhằm tiếp tục được cung cấp dịch vụ này".

Tháng 11/2003, FPT chính thức triển khai dịch vụ ADSL tại TP.HCM và cho đến trước ngày bị ngưng cung cấp ADSL cho khách hàng mới, đã có 20.548 khách hàng ký hợp đồng sử dụng. Trung bình mỗi tháng, FPT ký hợp đồng với khoảng 2.500 - 3.000 khách hàng mới. Riêng trong tháng 6 vừa qua, số đăng ký mới tại FPT lên gần 4.000 khách hàng. Mục tiêu của công ty này là đến hết năm 2005 sẽ đạt được 100.000 thuê bao ADSL trên cả hai thị trường TP.HCM và Hà Nội.

Theo Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông, doanh nghiệp được phép cung cấp hạ tầng mạng phải là doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp có cổ phần nhà nước chiếm từ 51% trở lên. Tuy nhiên, số cổ phần nhà nước hiện nay tại FPT chỉ chiếm dưới 20%. Nguồn tin từ  FPT cho biết, năm 2003, khi làm hồ sơ xin cấp giấy phép thiết lập cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, cổ phần nhà nước tại FPT vẫn chiếm trên 51%. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do nhu cầu cần tăng vốn FPT đã xin phép tăng vốn và được chấp thuận. Việc tăng vốn này làm cho số cổ phần của Nhà nước trong FPT giảm đi. Theo tìm hiểu riêng của Thanh Niên, có thể FPT sẽ thành lập riêng một công ty về thiết lập cơ sở hạ tầng mạng trong đó cổ phần của Nhà nước chiếm 51%, FPT chiếm 49% để tuân thủ đúng Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông. Tuy nhiên, phương án này cần có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền và Hội đồng quản trị FPT.

(Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,