221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
679234
Bùng nổ di động - Chạy theo số lượng hay chất lượng?
1
Article
null
Bùng nổ di động - Chạy theo số lượng hay chất lượng?
,

(VietNamNet) - Chiều qua (7/7), tại buổi họp báo ''Bùng nổ thông tin di động'' do Câu lạc bộ các nhà báo lĩnh vực CNTT-Viễn thông tổ chức, đại diện của Bộ BCVT và đông đảo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông: VNPT, Viettel, cơ quan chủ quản các mạng Vinaphone, MobiFone, S-Fone đã tham dự...

''Trách nhiệm với khách hàng sử dụng dịch vụ''

Xung quanh chủ đề chính về sự bùng nổ thông tin di động hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Viettel nhận định: Tiềm năng thị trường di động Việt Nam hiện nay đang còn rất lớn và khả năng sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong những năm từ 2006 -2008.

Nếu năm 2003, Việt Nam mới phát triển được 800.000 thuê bao/năm; thì năm 2004, con số này đã tăng hơn gấp đôi: 1,8 triệu/năm. Trong năm nay, các nhà cung cấp dự định sẽ phát triển vượt trội với 4 triệu thuê bao mới và tới năm 2010, dự kiến số thuê bao trên toàn quốc sẽ là 25 triệu.

Bên cạnh một số tham luận của đại diện Bộ BCVT và một số doanh nghiệp viễn thông về sự bùng nổ này, dường như tâm điểm của buổi tọa đàm đều chuyển về mối quan hệ giữa Bộ với doanh nghiệp mới và của VNPT - doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hiện nay - với các doanh nghiệp mới.

Bà Trương Thị Tố Lan - Trưởng phòng hỗ trợ Trung tâm điện thoại di động CDMA - mạng S-Fone nói: ''Việc điều chỉnh giá cước là xu thế chung của thị trường. S-Fone không có lợi thế như VNPT vì S-Fone phải thuê cơ sở hạ tầng. Chính vì thế, chi phí thuê cơ sở hạ tầng chi phối chiến lược giá của S-Fone. Bộ BCVT cần xây dựng và duy trì thị trường cạnh tranh lành mạnh, điều chỉnh giá cước một cách chặt chẽ.'' Cũng theo bà Lan, Bộ nên có lộ trình giảm cước cụ thể đối với doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế để không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp mới.

Soạn: AM 473955 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel): ''Chúng ta cần có trách nhiệm với người sử dụng!''

Đặc biệt, trước sự cố Viettel kêu cứu gây thiệt hại tới những người đang sử dụng dịch vụ di động Viettel Mobile, tại đây, báo giới quan tâm nhiều nhất tới cách khắc phục sự cố mạng này trong thời gian sớm nhất, để kịp thời phục vụ nhu cầu người sử dụng. Sau rất nhiều dẫn thuyết của đại diện Viettel, câu chuyện của ông Nguyễn Mạnh Hùng được nhấn mạnh với lời hứa rằng: ''Chúng ta cần có trách nhiệm đối với những người nuôi chúng ta, đang đóng tiền để chúng ta xây dựng hạ tầng mạng - đó là những người tiêu dùng đang sử dụng dịch vụ của chúng ta!''.

Rõ ràng, bùng nổ di động đang thực sự diễn ra tại Việt Nam, nhưng đằng sau nó, việc cải thiện chất lượng mạng di động của nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng như thế nào trong thời gian tới?

Sự cố liên mạng VNPT-Viettel: ''Vấn đề mấu chốt là điểm kết nối''!

VNPT huy động thêm 21 luồng E1 cho Viettel!

Liên quan việc kết nối giữa mạng viễn thông của Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), sáng 7/7, đại diện hai bên đã có buổi làm việc chính thức với nhau. Kết thúc buổi làm việc, VNPT thống nhất trước mắt huy động thêm 21 luồng E1 cho Viettel nhằm giúp Viettel khắc phục tình trạng nghẽn mạch. Trong đó, 10 luồng E1 tại tổng đài TOLL của VNPT ở Cần Thơ, tiến hành san tải lưu lượng các cuộc gọi di động của Viettel tại các tổng đài nội hạt ở Đồng Nai và Bình Dương... đồng thời xem xét lại tổng đài nào còn dung lượng thì sẽ san tải lưu lượng cho Viettel. Trong thời gian tới, VNPT sẽ thực hiện mở cổng tổng đài TOLL của mình theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trên nguyên tắc hợp đồng kinh tế.

Đại diện của Viettel, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết giải pháp mở 21 luồng E1 của VNPT vẫn chưa đáp ứng nhu cầu kết nối của Viettel (Viettel đưa ra yêu cầu trước mắt mở 62 luồng E1).
 

Chính vì thế, được nhắc tới nhiều nhất tại tọa đàm lại không phải là tiêu điểm "Bùng nổ thông tin'' mà là sự cố liên mạng VNPT-Viettel. Không chỉ báo giới mà ngay cả nhiều chuyên gia trong ngành hiện vẫn đang nhầm lẫn về nguyên nhân của sự cố này là việc chung đường trục.

Trả lời câu hỏi sẽ thành lập một công ty quản lý đường trục độc lập giải quyết vấn đề này, đại diện Bộ BCVT, thứ trưởng Trần Đức Lai nhấn mạnh: ''Tôi xin khẳng định rằng, nhận định này là hoàn toàn sai. Theo chính sách mở cửa, Bộ đã quyết định 3 công ty được làm đường trục là VNPT, Viettel và VP Telecom. Thực chất, vấn đề đường trục không liên quan gì đến kết nối. Vấn đề ở đây là đấu nối như thế nào?''

Về trách nhiệm của Bộ BCVT trong việc giám sát kết nối, ông Lai cho biết: ''Ngoài quản lý cơ chế bằng pháp luật, Bộ đã và sẽ tiếp tục kiểm tra, đánh giá thực thi pháp luật trong toàn xã hội, kể cả của các doanh nghiệp, ví dụ kiểm tra về chất lượng, sử dụng tài nguyên Internet... Công việc kết nối cũng được Bộ kiểm tra như thế''.

Thực tế, '''Bộ BCVT đã phê chuẩn thỏa thuận kết nối giữa các doanh nghiệp. Bộ BCVT quản lý bằng pháp luật và hoàn toàn trung lập. Về vấn đề kết nối, các doanh nghiệp đã thỏa thuận với nhau bằng các văn bản cụ thể. Vai trò của Bộ là thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đấu nối và đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa nhận được khiếu nại của doanh nghiệp nào về thỏa thuận kết nối.

Ngay với sự cố VNPT-Viettel, khi bộ nhận được văn bản khiếu nại của Viettel ngày hôm trước, hôm sau đã thấy có công văn gửi lên Chính phủ. Chúng tôi cũng đã ngay lập tức chủ trì cuộc họp với hai doanh nghiệp để tìm giải pháp khắc phục. Tôi hy vọng, sau sự chỉ đạo đó các doanh nghiệp có thể ngồi với nhau. Mới đây nhất, chúng tôi đã thống nhất thành lập ngay Tổ đặc trách của Bộ về vấn đề kết nối, tập hợp các chuyên gia kỹ thuật tập trung giải quyết các khiếu nại, tranh chấp của doanh nghiệp.''

Mục tiêu "tam giác ba lợi ích"

Thứ trưởng Bộ BCVT Trần Đức Lai: "Nhận định tách ra cơ quan quản lý đường trục độc lập là hoàn toàn sai!"

Một số báo đã nêu vấn đề thành lập cơ quan quản lý độc lập giải quyết những vấn đề cạnh tranh viễn thông, nhưng trên thực tế, việc này không thể diễn ra tại Việt Nam. Thứ trưởng cho biết: Đây là mô hình cơ quan quản lý độc lập với chính phủ (Independent Regulation) đã được xây dựng tại một số nước phát triển trên thế giới. Nhưng mô hình này hoàn toàn không phù hợp với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, vì hệ thống pháp luật về viễn thông kèm theo chưa thực sự hoàn thiện để có thể hoạt động độc lập.

Trả lời câu hỏi vì sao nhiều báo chí, nhiều người vẫn cho rằng Bộ BCVT quá ưu ái VNPT và phân biệt ''con đẻ, con nuôi'', thứ trưởng nói: ''Quan niệm cho rằng Bộ BCVT phụ thuộc vào VNPT là hoàn toàn không công bằng. Từ năm 1995, VNPT đã tách riêng ra khỏi Tổng cục Bưu điện, hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau hơn 10 năm nay. Bộ BCVT được thành lập với đặc thù riêng là không phải Bộ chủ quản của bất cứ doanh nghiệp nào. Và trên thực tế, không giống với định nghĩa của nhiều người, VNPT hiện nay, là Tổng công ty 91 - được thành lập dựa trên Quyết định số 91 của Thủ tướng Chính phủ!

Vì vậy, giữa Bộ và VNPT độc lập với nhau, quan hệ công bằng so với các doanh nghiệp khác. Thậm chí, như dư luận đã biết, thời gian qua, chắc hẳn VNPT đang ''bức xúc'' với Bộ vì trình phương án giảm cước điện thoại di động lên Bộ, nhưng vẫn chưa được phê duyệt, vì đang chờ xem xét...

Bộ quản lý bằng pháp luật, công bằng giữa các doanh nghiệp và hài hòa giữa ba lợi ích: của người tiêu dùng, của Nhà nước, và của doanh nghiệp. Đây là tam giác lợi ích không thể thiếu và luôn có giá trị ngang bằng, tương tác hai chiều, cùng hỗ trợ lẫn nhau''.

Kết luận buổi tọa đàm, Thứ trưởng cũng hứa rằng, Bộ BCVT sẽ rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách; Tăng cường giám sát việc thực hiện kết nối, thành lập tổ đặc trách về kết nối; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng trước kế hoạch đấu nối, kế hoạch về nhu cầu kết nối.

Đối với khó khăn của VNPT và Viettel, Bộ BCVT sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ để tháo gỡ thủ tục đầu tư cho VNPT, kịp thời nâng cấp hạ tầng và hàng tháng có hai buổi làm việc giữa bộ với các doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc.

  • Hoàng Hùng
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,