221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
637548
Thị trường di động Việt Nam sẽ cất cánh
1
Article
null
Thị trường di động Việt Nam sẽ cất cánh
,

"Với mật độ di động hiện nay mới chỉ đạt khoảng 7 máy/100 người dân và với một thị trường trên 80 triệu dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định ở mức 7-8%, thị trường di động Việt Nam rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp". Đó là lời phát biểu của ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông Việt Nam trong Hội nghị quốc tế Mobiles Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức tại Tp.HCM vào tuần qua.

Đồng tình với ông Hải, ông Bùi Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Thông tin Bưu điện (thuộc VNPT), cho biết: Việt Nam là địa điểm hấp dẫn để các doanh nghiệp trong nước cũng như các đối tác nước ngoài khai thác và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển về viễn thông, đặc biệt là thông tin di động nhanh nhất trong khu vực, đặc biệt là giai đoạn từ 2001-2004, tốc độ thuê bao đã tăng trưởng khá nhanh, bình quân là 47,8%/năm.

 

Hiện đã có 6 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh - cung cấp dịch vụ thông tin di động với 5 mạng di động được đưa vào khai thác, sử dụng cả công nghệ GMS và CDMA. Tổng số thuê bao cho cả 5 mạng di động hiện đạt trên 5 triệu thuê bao. Trong thời gian tới với việc ưu tiên phát triển của Bộ Bưu chính Viễn thông, thị trường thông tin di động Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh. Số thuê bao có thể sẽ tăng từ 7,3 - 7,7 triệu/năm và vào năm 2008 có thể tăng lên 21 triệu!

 

Theo ông Hồ Công Việt, Giám đốc Marketing của Vinaphone, thách thức lớn nhất của Vinaphone hiện nay số lượng thuê bao hoạt động không ổn định, do một số nhà khai thác mạng mới như Viettel, S-Fone... tung ra các chiến dịch khuyến mãi hấp dẫn.

 

"Vào những thời điểm đó, tỷ lệ dời mạng tăng. Các thuê bao thường tạm ngưng thời gian ngắn, rồi lại trở lại với Vinaphone. Nhưng thuê bao không ổn định sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của nhà khai thác mạng. Mục tiêu của chúng tôi là tăng trưởng nhưng tăng trưởng phải ổn định. Để ổn định thuê bao, chúng tôi phải đầu tư thường xuyên hơn và cao hơn bình thường.

 

Tháng 6 tới, Vinaphone sẽ thực hiện dịch vụ chuyển tiền thuê bao trước, có mệnh giá từ 20.000 đồng trở lên qua hệ thống SMS, tăng thời hạn sử dụng cho các mệnh giá thẻ cào, đầu tư nâng cấp mở rộng mạng phục vụ cho 6-8 triệu thuê bao nhằm đẩy mạnh hơn nữa nhu cầu đăng ký sử dụng mạng", ông Việt nói.

 

Không thể phủ nhận rằng thị trường di động Việt Nam là thị trường hấp dẫn, tuy nhiên theo ông Phạm Long Trận, Tổng giám đốc VNPT thì: "Thị trường di động Việt Nam vẫn là một ẩn số đối với các nhà phân tích thị trường bởi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng như khả năng cung cấp của các nhà khai thác vẫn đang ở mức khám phá ban đầu".

 

Với mật độ sử dụng điện thoại di động thấp nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm sao để Việt Nam có thể tăng nhanh số thuế bao di động trong thời gian ngắn như vậy?

 

Theo kinh nghiệm phát triển thị trường, Telenor ASA - tập đoàn viễn thông quốc tế có trụ sở tại Oslo (Na Uy) - bí quyết thành công tạo sức mạnh cạnh tranh ở các thị trường mới là: hướng đến khách hàng, tổ chức hoạt động hiệu quả, mạng lưới phủ sóng hiệu quả, mạng phân phối lớn, thiết bị cầm tay giá phải chăng, chính sách giá hấp dẫn, quan tâm chăm sóc khách hàng hiệu quả, trong đó vùng phủ sóng là rất quan trọng.

 

Còn theo công ty DTAC, (hiện chiếm 30% thị phần, đứng thứ 2 ở Thái Lan), muốn tăng nhanh mật độ thuê bao từ 10% - 50% trong một thời gian ngắn, điều quan trọng là phải chú ý đến chất lượng mạng, tiếp theo là xây dựng doanh nghiệp hướng tới thị trường, xây dựng mạng lưới phân phối... 

Về phía Việt Nam, để chuẩn bị cho thị trường thông tin di động có thể "cất cánh" trong thời gian tới, theo ông Phạm Hồng Hải, "Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực viễn thông, bao gồm Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Nghị định 160, Nghị định 24 và các văn bản hướng dẫn liên quan khác. Hệ thống pháp lý này được đánh giá là phù hợp với chuẩn mực của WTO. Về hành lang pháp lý, Bộ Bưu chính Viễn thông đã và đang thực hiện các chính sách minh bạch hóa trình tự, thủ tục cấp phép theo luật định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam".

(Theo TBKTVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,