221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
637486
“Tôi hiểu mình đang làm gì”
1
Article
null
Giám đốc Trung tâm dạy nghề tư nhân đầu tiên ở Bình Phước:
“Tôi hiểu mình đang làm gì”
,

Sáu năm qua, Trung tâm dạy nghề Hà Long của “hắn” - trung tâm dạy nghề tư nhân đầu tiên của tỉnh Bình Phước - đã khá “nổi đình nổi đám” ở thị trấn Lộc Ninh...

Có lẽ vì vậy mà tên cúng cơm của "hắn" là Trần Văn Long, dân Sài Gòn chính hiệu, nhưng người ta vẫn quen gọi "hắn" là Long “Lộc Ninh”.

Một kẻ “ngoại đạo”

Trần Văn Long - Ảnh: Q.L.

Trụ sở trung tâm là dãy ba phòng nằm cạnh nhau ngay mặt tiền quốc lộ 13; cũ và khá chật, không nổi bật  gì giữa những căn nhà phố cao tầng gần đấy. Một phòng nhỏ làm văn phòng, hai phòng còn lại là phòng máy. Cách đó mấy căn là các tiệm sửa chữa điện tử, cơ khí đồng thời cũng là nơi thực hành của các lớp điện tử.

Chỉ là trung tâm dạy nghề thị trấn nhưng có bốn “chi nhánh” tại các xã. Tại phòng máy Trường THCS Lộc Hưng, chúng tôi thấy một số bạn trẻ đang tập gõ văn bản. Những dòng chữ lần lượt hiện lên màn hình cùng nét rạng rỡ trên khuôn mặt hai nữ sinh đeo phù hiệu lớp 8 ở góc phòng.

Cả hai thú thật “trước nay chưa biết vi tính là gì”. Được biết, mỗi dịp hè, có lúc đến 600 học viên đăng ký học ở các điểm liên tục từ sáng tới tối. Riêng các lớp tiếng Anh tạm thời mượn phòng của nhà thiếu nhi huyện.

“Trung tâm dạy nghề Hà Long ra đời đã thật sự đáp ứng nhu cầu đào tạo tin học, ngoại ngữ cho thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên đồng bào thiểu số tại Lộc Ninh. Sắp tới chúng tôi triển khai dự án xóa mù tin học và chắc chắn không thể thiếu Trần Văn Long”.

NGUYỄN HỒNG TRÀ
(Bí thư Tỉnh đoàn, chủ tịch Hội LHTN tỉnh Bình Phước)

Người chủ cơ ngơi ấy năm nay 30 tuổi. Cả nhà đã phản đối khi “hắn” khăng khăng rời chốn phồn hoa lên Bình Phước và cái ý định lập trung tâm dạy nghề không ăn nhập gì với cái bằng cử nhân luật của Long. Long vay mượn bạn bè 50 triệu đồng làm vốn, tự tin “vác” 10 chiếc máy vi tính lên rừng.

Đến đây, thuê chỗ, làm thủ tục lập cơ sở dạy nghề “rao” dạy vi tính, mời giáo viên, liên kết với Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM cấp chứng chỉ...

Người ưa nhìn vào kêu “trẻ mà có chí”, kẻ không ưa bảo “thằng này ở đâu tới đây”... “Chỉ mình mới hiểu mình đang làm gì” - Long tâm sự. Chẳng qua vì trung tâm, cơ sở dạy nghề do cá nhân đứng ra thành lập trước giờ chưa có tiền lệ ở Bình Phước...

Ước mơ về một trường nghề

Những lớp học vi tính đầu tiên lèo tèo vài chục học viên rồi tăng dần. Một số bạn trẻ dân tộc cũng đăng ký học. “Sao trường không dạy sửa điện tử?”, một bạn trẻ đặt vấn đề. Long chạy đến các xưởng cơ khí, sửa chữa điện tử đặt vấn đề hợp tác. Những lớp điện tử đầu tiên ra đời.

Rồi lại dò đường đến các trường cấp II “xin” đưa tin học vào trường. Nhiều nơi bối rối vì chưa nơi nào dạy tin học cho học sinh cả, phải chờ ý kiến của Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh. Cuối cùng, những phòng máy tại các trường THCS Lộc Hưng, Lộc Tấn, Lộc Điền và mới đây là Lộc Hiệp với 50 máy đi vào hoạt động.

Trung tâm dạy nghề Hà Long bắt đầu “ra ngô ra khoai” từ năm 2003 bằng quyết định thành lập, bổ nhiệm giám đốc của chủ tịch huyện. “Đang chờ huyện quy hoạch để mua lại miếng đất, đầu tư cơ sở vật chất ổn định lâu dài”, Long tâm sự.

Tuổi 30 rất nhiều dự định ấp ủ. Long đưa người đi học trang điểm, làm đẹp ở TP.HCM và sắm nguyên dàn đồ nghề, máy uốn tóc này nọ gần 20 triệu đồng để dự kiến chiêu sinh các lớp dạy trang điểm, làm đẹp. Rồi cả một ý tưởng khá “lãng mạn”: những lớp dạy dệt thổ cẩm để lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào; bắt tay với các trung tâm dạy nghề TP.HCM để dạy lái xe bốn bánh.

Đó là một giám đốc trẻ hay cười, ai khen chê gì cũng  chỉ cười. Không phải cười cho vui mà để xắn tay áo vào với các dự tính của mình, như mới đây Long đã tự nhảy vào đứng lớp những lớp dạy lập trình, thiết kế web, mạng cho học viên tại Trung tâm cai nghiện ma túy Bố Lá (Bình Dương)...

(Theo TTO)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,