221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
581754
Dự luật GDĐT cần sát thực tế hơn
1
Article
null
Dự thảo 5 Luật giao dịch điện tử:
Dự luật GDĐT cần sát thực tế hơn
,

(VietnamNet) - Dự thảo 5 của Luật giao dịch điện tử vẫn còn nhiều điểm cần bổ sung như về chữ ký điện tử, đối tượng áp dụng, các khái niệm, thuật ngữ...

Sáng 22/2, hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho bản Dự thảo thứ 5 (ngày 24/1) của Luật giao dịch điện tử đã được Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức, với sự hỗ trợ của Trung ương Đoàn Thanh niên.

Tại hội thảo, khá nhiều ý kiến góp ý đã được đưa ra cho bản dự thảo. Phần lớn các ý kiến đều khá xác đáng, không bị "lạc đề" sang các lỗi ngữ pháp như dấu chấm dẩu phảy... mà đều tập trung vào những nội dung chính, ảnh hưởng trực tiếp tới tính hiệu quả khi áp dụng của Luật. Chẳng hạn, trong quy định 1 tại Mục 2, điều 16 của dự thảo yêu cầu Người gửi thông điệp dữ liệu chịu trách nhiệm đối với thông điệp dữ liệu đó và các thông điệp dữ liệu được gửi bởi một hệ thống thông tin do mình lập trình để hoạt động tự động. Tuy nhiên, không phải người thực hiện giao dịch điện tử nào cũng có khả năng lập trình, nếu như không nói là rất ít.

Điều 17 của dự thảo đề cập về địa điểm gửi thông điệp dữ liệu, trong đó điểm 2 quy định "Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở hoặc nơi cư trú thường xuyên của người gửi". Tuy nhiên, trên thực tế, ưu điểm của giao dịch điện tử là có thể thực hiện ở bất cứ địa điểm nào có thể kết nối Internet, chứ không phải chỉ ở trụ sở hoặc nơi thường trú của người gửi thông điệp dữ liệu. 

Một nữ đại biểu tham dự hội thảo cũng có ý kiến cho rằng cụm từ thông điệp dữ liệu đã được dịch chưa hợp lý từ khái niệm data message trong tiếng Anh. Trong Tiếng Việt, khái niệm này có vẻ phù hợp với cụm từ tài liệu điện tử hoặc hồ sơ điện tử hơn.

Còn cần chỉnh sửa nhiều!

Đại biểu nêu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật giao dịch điện tử.

Về Điều 7, Chính sách của Nhà nước về phát triển giao dịch điện tử, đại biểu cho rằng việc đưac chính sách khuyến khích đi với một số đối tượng và lĩnh vực cụ thể vào Luật là không phù hợp. Đây chỉ có thể coi là chính sách trong một giai đoạn cụ thể trước mắt, và chưa chắc đã phù hợp trong tương lai, khi các hoạt động giao dịch điện tử đã phát triển phổ biến.

Điều 23 của dự thảo, điểm 1 có xác định về khái niệm và các điều kiện của chữ ký điện tử an toàn. Một đại biểu của Mạng An toàn thông tin VSEC, thuộc TT Phát triển KHCN và Tài năng trẻ/Trung ương Đoàn Thanh niên, góp ý rằng một đặc điểm rất quan trọng của chữ ký điện tử (còn gọi là chữ ký số hay chứng thực số) là chống chối bỏ nguồn gốc đối với người ký lại không được nhắc tới. Trong các văn bản, hợp đồng, giao dịch điện tử, đây là một đặc điểm quan trọng giúp đảm bảo tính pháp lý và trách nhiệm của những người tham gia giao dịch.

Đại biểu của VSEC cũng nêu ra tại điểm 1, Điều 2, Chương I, khái niệm "... tiến hành giao dịch trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cần được làm rõ hơn. Đồng thời, khái niệm "... tổ chức, cá nhân tiến hành giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài" tại điểm 2 Điều 2 cũng quá rộng và mơ hồ.

Về điều 37, và điều 55, một đại diện của TTXVN góp ý rằng các điều luật này chưa có quy định về việc bồi thường và xử phạt đối với của cơ quan nhà nước. Mọi đối tượng tham gia các hoạt động trong phạm vi của Luật giao dịch điện tử, bất kể là cơ quan nhà nước hay tư nhân, đều cần có hình thức xử lý tương đồng để đảm bảo công bằng.

Ngoài ra, các ý kiến khác như việc có nên đưa một khái niệm tối thiểu về công nghệ vào Luật giao dịch điện tử cũng được bàn luận. Việc đưa khái niệm công nghệ vào Luật từ trước tới nay được đánh giá là không nên, vì công nghệ liên tục thay đổi nhanh chóng, dẫn tới tính bất cập của Luật. Tuy nhiên, do tính đặc thù của giao dịch điện tử, cũng có những khái niệm công nghệ cơ bản và tối thiểu nên được quy định để sát thực với thực tế hơn.

Ngoài ra, trong khi Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo 5 Luật giao dịch điện tử được thực hiện vào 22/2 tại Hà Nội, thì đã có một bản dự thảo lần 6 được Ban soạn thảo đưa ra vào ngày 14/2. VietnamNet đã tìm được một bản dự thảo 6 tại website của Hội tin học TP.HCM, với lời đề nghị các hội viên góp ý cho dự thảo Luật Giao dịch điện tử.

  • B.M. 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,