221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
564652
Chất xám Việt có về nguồn?
1
Article
null
Chất xám Việt có về nguồn?
,

Ngày càng có nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ra nước ngoài học công nghệ thông tin-Truyền thông (CNTT-TT). Những gì họ "mắt thấy, tai nghe, tay làm" trên xứ người là những điều đáng suy ngẫm đối với ngành giáo dục và CNTT Việt Nam...

Băn khoăn chọn điểm dừng chân!

Có thể các du học sinh (DHS) và nghiên cứu sinh (NCS) trong bài viết này khác nhau về trình độ, tuổi đời, kinh nghiệm... nhưng họ đều cùng trăn trở với một câu hỏi chung: "Về Việt Nam hay tiếp tục ở lại nước ngoài?".

Soạn: AM 242585 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Phạm Việt Thắng, ĐH Quốc gia Singapore: "Nhớ mãi bài học về bản quyền"!

Khá khiêm tốn, Lê Thanh Tuấn (du học tại Nhật) cho biết sẽ làm việc hai năm sau khi tốt nghiệp rồi về làm cho các công ty con của Nhật ở Việt Nam. "Học việc ở Nhật rồi trở về Việt Nam sẽ dễ tìm công việc ổn định." - Tuấn nói. Còn mong muốn của Nguyễn Công Thành (du học tại New Zealand) là tìm được việc làm thích hợp sau khi tốt nghiệp tại New Zealand vì tại đó có điều kiện tốt hơn để Thành mài giũa những gì đã học. "Nhưng nhất định sau khi đủ kinh nghiệm và vững chắc trong chuyên môn tôi sẽ trở về Việt Nam." - Thành quả quyết. Đối với Trần Quốc Hưng (du học tại Mỹ), mức lương khởi điểm khoảng 700 USD cho vị trí quản trị mạng hay tư vấn công nghệ tại Việt Nam cho những kỹ sư tốt nghiệp ở Mỹ về là hợp lý: "Mình sẽ không ở lại Mỹ vì hầu hết các công ty Mỹ làm về mạng, bảo mật hay những công việc mang tính nhạy đều yêu cầu ứng viên dự tuyển phải là công dân Mỹ. Tuy nhiên, nếu ở Việt Nam mà không được mức lương như vậy, mình sẽ đi làm tại các quốc gia khác trong khu vực như Singapore". Và Hưng nói tiếp: "Còn hiện giờ, mình vẫn đang dự các kỳ phỏng vấn của một số công ty tại TP.HCM."

Với NCS cao học Phạm Việt Thắng (du học tại Nhật), có hai khả năng: "Tôi dự định trở về Việt Nam sau khi học xong. Tuy nhiên, nếu có cơ hội, tôi mong muốn được tiếp tục làm NCS tiến sĩ ở một nước khác". Còn trên đất Pháp, Nguyễn Xuân Dũng, NCS bậc tiến sĩ năm thứ hai về cơ sở dữ liệu tại Lab LISI (Laboratoire d'Informatique Scientifique et Industrielle) thuộc trường ENSMA (L'Ecole Nationale Supérieure de Mécanique et d'Aérotechnique), cho biết: "Dễ dàng nhất cho những người đang làm nghiên cứu như chúng tôi khi trở về Việt Nam là tiếp tục được nghiên cứu trong các trường ĐH hoặc các viện nghiên cứu. Còn nếu đi làm, tôi muốn làm về tư vấn CNTT hơn cả."

Trong những năm qua, nước ta đã rất chú trọng vào việc bồi dưỡng nhân tài. Nhưng qua những gì các DHS, NCS bộc bạch cho thấy: Quê nhà hiện chưa phải là điểm dừng chân duy nhất và chắc chắn của dòng chất xám DHS người Việt. ngành CNTT-TT Việt Nam sẽ có những chính sách gì để làm dịu cơn khát "nhân lực" cho những cung đường phát triển sắp tới?

Du học khác gì học trong nước?

Ở Việt Nam, SV vẫn chưa được tạo nhiều điều kiện để nghiên cứu và học tập. Tại Mỹ, các thư viện trong ĐH cho sinh viên (SV) truy cập vào thư viện điện tử của các tổ chức lớn về CNTT-TT như IEEE, ACM miễn phí.

Soạn: AM 242587 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nguyễn Công Thành, ĐH Kỹ thuật Auckland, New Zealand: "Tôi không còn sợ hãi tiếng Anh nữa!"

Ở Tokyo, cứ đến năm thứ ba, từ ĐH hay năm thứ hai trung cấp, SV đều kiếm việc làm thêm. Nhật quy định, mỗi DHS chỉ làm việc 120 giờ/tháng, nhưng cũng có DHS làm quá so với số giờ quy định. Lương làm thêm tính theo giờ, từ 700 đến 1.000 yen/giờ tùy theo vùng nông thôn hay thành thị. Ở Tokyo, nếu làm sau 22 giờ đêm sẽ được tăng 25% thù lao. Tuy nhiên, ở Tokyo mà trình độ tiếng Nhật yếu thì khó xin việc và Tokyo cũng khó kiếm việc hơn những nơi khác.

Lê Thanh Tuấn, DHS ngành ngôn ngữ lập trình, Trường Trung học Chuyên nghiệp Digital College (Tokyo) cho biết đã bắt đầu tìm việc làm thêm từ đầu năm thứ hai, mặc dù hàng tháng vẫn được học bổng 52.000 yen (1 yen = 150 đồng), với mong muốn có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế.

Còn Phạm Việt Thắng, Cao học CNTT, Viện I2R thuộc ĐH Quốc gia Singapore thì nhớ mãi bài học đầu tiên về bản quyền. "Ở đảo quốc sư tử này, tôi nhớ mãi bài học đầu tiên: "Một câu văn, một dòng mã lệnh lập trình không phải của mình thì phải ghi rõ là lấy từ nguồn nào". Đó là trong chuyên đề nghiên cứu đầu tiên, thầy hướng dẫn yêu cầu chúng tôi phải tự tìm chủ đề và viết. Hai tuần sau khi nộp bài, tôi bị thầy gọi lên với lý do bài vi phạm nội quy plagiarism (tức là copy) của trường và cho điểm 0. Tôi rất bất ngờ vì đã liệt kê tất cả tài liệu tham khảo rất chi tiết. Sau khi thầy phân tích, tôi mới biết là do trích dẫn không đúng cách. Thì ra trường có yêu cầu: Dù chỉ dùng một câu của người khác cũng phải ghi rõ ra chứ không chỉ liệt kê ở mục tài liệu tham khảo, một điều mà ở Việt Nam rất ít được chú ý nhắc nhở".

Chi phí một tháng ở Singapore khoảng 600-700 đô la Singapore (S$), trong khi học bổng của NCS thạc sĩ tối thiểu là 1.500 S$ - thừa để tập trung nghiên cứu. NCS làm trợ giảng thì thu nhập còn cao hơn.

SV Singapore chủ động hơn SV Việt Nam rất nhiều. Họ được khuyến khích nêu vấn đề và thảo luận cùng thầy. Nếu ở Việt Nam, đa số SV học là để đối phó thì bên này khó mà làm thế được! Các môn học đều có hệ thống bài tập, lab, hướng dẫn buộc SV phải tập trung ngay từ đầu. Tiếp xúc với nhiều bạn SV Việt Nam học tại đây, tôi thấy họ hơn hẳn SV ở nhà về cách trình bày, tiếp cận và mở rộng vấn đề.

Nguyễn Công Thành, ngành thương mại điện tử (e-business), ĐH Kỹ thuật Auckland, New Zealand cho biết: "Một ưu điểm khi du học tôi không còn "sợ hãi" tiếng Anh! Hơn thế, tôi còn kiếm được việc làm quản lý hàng (inventory management) cho các website bán hàng trực tuyến và các cửa hàng tại sân bay quốc tế Auckland của một công ty chuyên bán hàng lưu niệm tại New Zealand để thực hành những gì đã học. TMĐT là một ngành mới nên nhiều khi các giáo sư cũng không thể truyền đạt được mọi khía cạnh của ngành, thế nên SV phải tự trau dồi khả năng tổng hợp thông tin".

(Theo PC World B)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,