221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
521368
Trở lại Sao Mai
1
Article
null
Trở lại Sao Mai
,

(VietNemNet) - Sao Mai ở đây là tên của một trung tâm của người khiếm thị. Nơi đó, dự án phát triển mạng lưới tin học từ xa cho những người sống trong bóng tối đã được hình thành và "chạy" miệt mài suốt năm qua...

Người khiếm thị học lướt Web... từ xa

Soạn: AM 158719 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Thúy Mơ không ngờ có ngày mình được "sờ" vào bàn phím máy tính.

Khi đoàn phóng viên trong và ngoài nước, trưởng dự án, đại diện Công ty Điện tử Samsung đến thăm Trung tâm (TT) nuôi dạy trẻ khiếm thị Tây Ninh thì Thúy Mơ đang say sưa... lướt web. Em là một cô bé hiền lành dễ thương, chẳng may bị mù do tai nạn sét đánh hồi mới lên hai. Năm 2000, Mơ được gia đình gửi vào TT này để vừa học văn hóa vừa học nghề. Nhưng trước đây, nghề mà Mơ và các bạn khác ở đây được dạy là làm chiếu, chổi ni-lông, dệt thảm...

Rồi khi chủ Dự án - anh chàng khiếm thị tên Đặng Hoài Phúc, mới 22 tuổi đến gõ cửa nơi này, thì một cô bé tên Sương Mai được gửi lên TT Sao Mai để đào tạo làm "trợ giảng". Sau đó, cô trợ giảng này đã về lại Tây Ninh, để "vệt sáng" công nghệ thông tin (CNTT) lan đến các em khác, trong đó có Thúy Mơ.

Soạn: AM 158721 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Phóng viên nước ngoài ghi nhận những hoạt động của TT Tin học Sao Mai.

Mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi 4 giờ, các giảng viên và trợ giảng cứ cần mẫn từ "con số 0 vi tính-ngoại ngữ" với những bạn trong độ tuổi 15-20. Vậy mà đến nay, khi được dạy sử dụng các phần mềm đặc biệt dành cho người khiếm thị, Thúy Mơ cũng như các em khác có thể dễ dàng "đọc" báo VietNamNet, Tuổi Trẻ online,... Đây là điều mà cách đây một năm, cô bé không thể ngờ tới. Sau một hồi trò chuyện, cô bé xin địa chỉ email của phóng viên và nhanh nhẹn nhập vào phần mềm.

Không chỉ lướt web, các em còn học soạn thảo văn bản, học các chương trình quản lý máy tính. Trong tương lai, những em khá sẽ được học thêm những chương trình nâng cao như thiết kế trang web.

Và không chỉ có Tây Ninh, các em khiếm thị ở Bến Tre, An Giang và Đồng Nai cũng được dịp tiếp xúc với thế giới số thông qua Dự án của Phúc, được sự tài trợ của chương trình Samsung DigitAll Hope 2003 khu vực châu Á-Thái Bình dương với mức trên 40.000 USD.

Soạn: AM 158901 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Giờ học tin học tại TT nuôi dạy trẻ khiếm thị Tây Ninh.

Đây là hình thức giúp người khiếm thị có thể học tin học ứng dụng tại chỗ (được nhận giáo trình, có giáo viên, máy móc, website hướng dẫn học tại chỗ). Chỉ phải đến Sao Mai để kiểm tra cuối tháng và thi lấy giấy chứng nhận kết thúc khóa học. Lần đầu tiên, loại hình này được tổ chức ở Việt Nam, khởi động từ tháng 2/2003 và nay Dự án đã bước vào giai đoạn cuối.

TT Tin học Sao Mai đã đầu tư phần mềm cũng như trang bị 16 chiếc máy tính, bốn modem, bốn bộ chuyển đổi, bốn máy in laser cùng một số trang thiết bị khác, nối mạng cho bốn trung tâm ở các tỉnh. Tài liệu được nhóm giáo viên tại TT Sao Mai biên soạn phù hợp với hình thức đào tạo: các dạng chế bản điện tử, sách chữ nổi, các hình minh họa nổi (Braille Books & Tactile Graphics) và sách nói (Talking Books). Học viên có thể gửi các câu hỏi qua thư điện tử hoặc đặt câu hỏi trực tiếp qua điện thoại với giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, các vấn đề đơn giản sẽ do các trợ giảng trả lời.

Soạn: AM 158725 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

TT Sao Mai chụp hình lưu niệm với phóng viên trong và ngoài nước.

"Tụi mình sẽ tổ chức hội thảo và làm lễ bế giảng trao chứng chỉ cho 33 bạn vào cuối tháng 10 này." - Phúc vui vẻ "khoe" với chúng tôi.

Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng 11/2003, chương trình truyền hình Discovery Channel đã thực hiện phóng sự về các dự án nổi bật của Samsung DigitAll Hope 2003, trong đó có dự án của Phúc 

Một "ông chủ" chưa tốt nghiệp Đại học

Sau một tai nạn năm lớp 4, đôi mắt của Phúc không còn nhìn thấy gì nữa. Qua một người quen, Phúc xin vào Câu lạc bộ Bừng Sáng ở quận 10, TP.HCM, một nơi chuyên dạy trẻ khiếm thị để tiếp tục được học. Phúc bắt đầu học chữ nổi, học nhạc rồi ra ngoài học chung với các bạn sáng mắt tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Phúc tốt nghiệp Trung học năm... 16 tuổi. Đăng ký thi Đại học, chỉ mỗi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là nhận đơn của Phúc, còn các trường khác đều từ chối. Thế nhưng khi đã đậu vào Khoa Anh rồi, con đường học tập của Phúc cũng không được suôn sẻ.

Soạn: AM 158727 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đặng Hoài Phúc trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình ABS-CBN (Philippines)

Vì năm 1999, một người thuộc tổ chức nhân đạo của Italy đến Bừng Sáng dạy tin học với mục đích đào tạo giáo viên khiếm thị. Suốt hơn một năm học đánh máy, lập trình, sử dụng Internet và kỹ năng sư phạm, Phúc nhận thấy tin học là một thế giới mới mẻ mà người khiếm thị có thể khám phá và dạy nhau. Khi dự án kết thúc, máy móc chuyển sang tặng cho Sao Mai, Phúc cùng hai thành viên khác đến đây làm thầy. Trong quá trình dạy, Phúc thấy không phải ai cũng có cơ hội học tập trung. Thế là ý tưởng giảng dạy và học từ xa hình thành. Ý tưởng này trở thành hiện thực khi dự án của Phúc vượt qua nhiều dự án khác trong và ngoài nước để được nhận tài trợ trong chương trình Samsung DigitAll Hope 2003.

"Hết đi Thái rồi lại đi Mỹ, học hành đành phải gác lại." - Phúc kể. Vì vậy, vào trường từ năm 1999 đến nay Phúc vẫn chưa được... ra trường. Dự án này chuẩn bị kết thúc, trong đầu Phúc đã có manh nha một dự án khác: "Tạo môi trường học tập cho sinh viên khiếm thị" - một dự án đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều người. Những bạn nhỏ khiếm thị sẽ được trao cho các "chìa khóa" về tất cả các kỹ năng xã hội, tin học... để có thể vượt qua mặc cảm, trở ngại và đến trường một cách thuận lợi hơn.

Soạn: AM 158729 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Phúc tại buổi lễ "Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2004".

Đó là chưa kể những việc nho nhỏ mà trước kia Phúc đã từng tham gia thực hiện như làm web, làm nhạc, đào tạo tin học cho các em nhỏ. Các kỹ năng nghiên cứu mô hình, công nghệ, phương pháp, khả năng áp dụng, lên kế hoạch xin tài trợ Phúc học ở đâu ra trong khi anh chàng này chưa tốt nghiệp Đại học? "Mình học được các kinh nghiệm này từ các dự án của nước ngoài dành cho người khiếm thị. Thế nhưng điều khó khăn nhất không phải là những thứ kể trên. Dạy không khó, khó nhất là phải thuyết phục người ta biết được lợi ích thật sự của công nghệ thông tin. Nhiều người còn cho rằng đó là điều gì đó xa xỉ." - Phúc tâm sự - "Lúc mới đầu, dự án đào tạo tin học từ xa cũng có người nói vô nói ra, mình lo lắm. Nhưng bây giờ thì an tâm rồi".

Tham gia Ban điều hành TT Sao Mai, Phúc nhận trọng trách nghiên cứu và đào tạo. Những gì Phúc tâm huyết đã được đơm hoa, kết trái. Cùng với Trần Bá Thiện - phó Giám đốc trung tâm, vừa qua Phúc đã được Tuần Tin e-Chip tôn vinh là một trong các "Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2004". "Mình tạm hài lòng với bản thân nhưng còn rất nhiều điều phải học thêm. Về kiến thức chuyên môn, tạo dựng các quan hệ và phải hiểu được cộng đồng người khiếm thị. Ngoài ra, mình cũng rất lo cho sự ổn định của TT vì hiện nay TT rất bấp bênh về kinh phí hoạt động." - Phúc tâm sự.

Soạn: AM 158731 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Phóng viên Lynette Lee Corporal: "Tôi học ở Phúc rất nhiều điều". 

Trong buổi đi thăm TT Tin học Sao Mai và TT nuôi dạy trẻ khiếm thị Tây Ninh, các phóng viên nước ngoài rất ấn tượng về Phúc.

Phóng viên Lynette Lee Corporal của tờ báo Philippines Star nói với VietNamNet: "Đây là một dự án rất đáng khâm phục vì nó tạo ra cho người khiếm thị một cơ hội thích nghi với sự thay đổi của thế giới. Nhất là khi công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng. Nó cũng giúp người khiếm thị có thể sống độc lập hơn, bằng nhiều cách. Ở đất nước chúng tôi không có những chương trình như vậy dành cho họ".

Còn "người trong nhà", ông Nguyễn Khuê - giám đốc Trung tâm Sao Mai - thì nói "gọn lỏn" hai câu nhưng rất ý nghĩa: "Những người khiếm thị thường bị lãng quên trong cuộc chạy đua công nghệ thông tin của xã hội. Dự án của Đặng Hoài Phúc muốn nhắc lại cái điều "lãng quên" ấy"!

  • Vân Điển
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,