221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
461068
TP.HCM: Tăng cường quản lý Internet đến cuối năm
1
Article
null
TP.HCM: Tăng cường quản lý Internet đến cuối năm
,

(VietNamNet) – Sở Khoa học - Công nghệ (KH-CN) TP.HCM đang chủ trì phối hợp với Sở Công an, Sở Văn hóa-Thông tin và một số ban, ngành liên quan để triển khai kế hoạch quản lý dịch vụ Internet từ nay đến cuối năm.

Kế hoạch này đã được đưa ra để các cơ quan có liên quan góp ý vào ngày 16/7 tại Sở KH-CN TP.HCM. Dự thảo Kế hoạch cho biết: Từ tháng 7 đến tháng 12/2004, Sở KH-CN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại TP.HCM do UBND Thành phố ban hành và có hiệu lực vào ngày 21/5/2004.

Việc triển khai Quy chế này nhằm phát hiện và kiến nghị UBND TP.HCM có biện pháp chấn chỉnh, uốn nắn sai phạm của các chủ thể tham gia hoạt động Internet (nhà cung cấp dịch vụ Internet - ISP, đại lý dịch vụ Internet công cộng, người sử dụng Internet,…). Thông qua công tác này, nắm bắt tình hình và đánh giá thực trạng họat động của các chủ thể tham gia hoạt động Internet để tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Internet.

Theo đề nghị của Sở KH-CN TP.HCM, các cơ quan có liên quan sẽ tổ chức kiểm tra việc chấp hành Quy chế cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục việc sử dụng Internet thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng.

Từ tháng 2/2004, Trung Quốc đã cho ngừng hoạt động 8.600 quán cà phê Internet không giấy phép trên toàn quốc.

Một chương trình tập huấn kỹ thuật kiểm tra phát hiện các hành vi sai phạm trong sử dụng Internet cho các cán bộ có trách nhiệm cũng đang được Sở KH-CN TPHCM chuẩn bị. Các cơ quan có liên quan cũng sẽ soạn thảo bản nội quy mẫu cho các điểm dịch vụ truy cập internet công cộng.

Tại cuộc họp, đại diện Sở Văn hóa-Thông tin TP.HCM đề nghị Thành phố cần bổ sung quy định khách hàng truy cập Internet ở các điểm dịch vụ truy cập Internet công cộng. Nếu là thiếu niên, học sinh và chưa có giấy chứng minh nhân dân thì phải xuất trình thẻ học sinh.

Trong khi đó, đại diện Sở Giáo dục-Đào tạo TP.HCM cho biết hiện có khoảng 20 trường học đăng ký sử dụng dịch vụ Internet ADSL trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ, hoặc nhiều trường học có kết nối Internet qua đường điện thoại nên Sở không nắm được có bao nhiêu trường học tham gia sử dụng Internet. Do đó, Sở này đề nghị Thành phố cần bổ sung quy định các trường học có sử dụng Internet thì phải báo cáo với Sở! 

Tại cuộc họp, Sở KH-CN TP.HCM cũng lưu ý: Khi thực hiện kiểm tra Quy chế, các cơ quan có liên quan “không được gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của các chủ thể tham gia họat động internet”.

Một khoản kinh phí, dự kiến trên 600 triệu đồng, đã được dự trù để thực hiện kế hoạch nói trên.  Dự kiến, sau khi Sở KH-CN có tờ trình gởi UBND TP.HCM vào tuần tới và nếu được thông qua, kế hoạch này sẽ được phổ biến đến 22 quận, huyện trên địa bàn.

Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Thành phố, do UBND TP.HCM, ban hành trong tháng 5 vừa qua có một số nội dung đáng chú ý như quy định trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet thuộc các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân. Người sử dụng dịch vụ Internet có nghĩa vụ không gây rắc rối, phá hoại hệ thống thiết bị, phong toả, làm biến dạng hoặc huỷ hoại các dữ liệu trên Internet

Theo báo cáo của Cục Bưu chính-Viễn thông (Khu vực II) tại cuộc họp, TP.HCM hiện đang có khoảng 1.600 điểm dịch vụ truy cập Internet công cộng hoạt động thường xuyên.

● Bích Vân 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,