,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
450992
TP.HCM cần gì để thành "tâm điểm của Đông Nam Á"?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

TP.HCM cần gì để thành 'tâm điểm của Đông Nam Á'?

Cập nhật lúc 08:28, Thứ Hai, 28/06/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Qua 20 năm đổi mới với những tác động vừa tích cực vừa tiêu cực, để TP.HCM thực sự trở thành “đầu tàu” của cả nước, Viện Kinh tế TP.HCM cho rằng cần phải cải tiến nhiều hơn nữa.

 

Tiếp tục đổi mới

Đầu tàu của cả nước TPHCM

Thứ nhất, cần xem chính sách và thể chế kinh tế là một nguồn nội lực có vai trò rất quan trọng đối với quá trình CNH. Thực tế quá trình đổi mới đã cho thấy, nếu có chính sách và giải pháp về kinh tế phù hợp thì sẽ mở ra một sức sản xuất rất mạnh mẽ. Không những thế, nó có thể tạo ra những bước tăng trưởng nhảy vọt trong từng lĩnh vực. Đặc biệt, là khai thác tối đa những ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới và nguồn lao động tiềm năng sẳn có.

 

Thứ hai, cần chủ động nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để tạo điều kiện cho nền kinh tế hướng vào xuất khẩu. Để bảo đảm thắng lợi trong mở cửa, hội nhập đề nghị Trung ương hình thành chính sách đồng bộ và nhất quán trong từng lĩnh vực với nội dung và bước đi cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn các doanh nghiệp và địa phương xây dựng chiến lượt của mình.

 

Thứ ba, cần đổi mới mạnh mẽ tư duy về chức năng quản lý kinh tế của nhà nước trong điều kiện quan hệ thị trường (phương thức lập qui hoạch, kế hoạch, sử dụng công cụ điều hành kinh tế vĩ mô …). Nhà nước phải đóng vai trò hỗ trợ thật sự đối với các doanh nghiệp và xác định chức năng quản lý kinh tế ở từng cấp, từng ngành. Xóa bỏ những công cụ và phương thức quản lý nhà nước cản trở sự vận động bình thường của thị trường.

 

Đòi hỏi từ thực tiễn

 

Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cái nhìn thấy trước mắt theo đánh giá của Viện Kinh tế thành phố: đã có những thay đồi căn bản so với trước. Đó là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân của thành phố từ 1986-1990 chỉ đạt bình quân 7,82%/năm, nhưng 5 năm kế tiếp (1991-1995) GDP thành phố tăng cao, đạt 12,6%.

 

Hàng thủ công mỹ nghệ rất ăn khách nước ngoài

Đây là thời kỳ mà “sức sản xuất trên địa bàn thành phố được giải phóng rất mạnh mẽ, nhờ tác động tích cực của đường lối đổi mới và các nhân tố của quan hệ thị trường”. Điều đáng chú ý, theo Viện kinh tế “giai đoạn này khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng sự đầu tư vào thành phố trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như một tâm điểm của khu vực Đông Nam Á”.

 

Đặc biệt, nhiều mô hình thu hút đầu tư mới của thành phố và sau này phổ biến trong cả nước cũng xuất hiện trong thời gian này như Khu chế xuất, khu công nghiệp, sử dụng hình thức đầu tư BOT (xây dựng-điều hành-chuyển giao) trong xây dựng hạ tầng đô thị và tiến hành thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước... để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư.

 

Nhiều ý kiến cho rằng, thật ra môi trường kinh tế vĩ mô lúc bấy giờ (chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật...) chưa được hoàn thiện như hiện nay, nhưng sức thu hút đầu tư rất mạnh mẽ. Lý do thứ nhất, đường lối mở cửa kinh tế của nước ta đã tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam. Thứ hai, TP.HCM có lợi thế rất lớn về môi trường đầu tư so với các địa phương khác trong cả nước như: ví trí, địa kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, truyền thống kinh doanh …

 

Thế nhưng, sang giai đoạn 1996-2003, mức độ tăng trưởng GDP của thành phố chậm lại, duy trì ở mức 10,04%/năm. Sự tụt giảm trầm trọng nhất xảy ra vào các năm 1998, 1999 lúc đó GDP của thành phố lần lần lượt là 9,0% và 6,2%, chỉ bắt đầu tăng lại từ năm 2000. Các số liệu này đã chứng minh, kinh tế TP.HCM có chiều hướng suy giảm trước khi bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, bắt đầu từ cuối năm 1997.

 

Mặt khác, điều đó cũng khẳng định rằng, việc tăng trưởng kinh tế chững lại trước hết xuất từ những yếu kém trong nội bộ nền kinh tế. Theo Viện Kinh tế TP.HCM, bức tranh kinh tế thành phố trong 5 năm (1996-2000) đã phản ánh rất rõ nét sự kém hiệu quả của Nhà nước trong vai trò điều tiết thị trường. Đây cũng là biểu hiện sự yếu kém trong công tác kế hoạch hóa, sự chậm đổi mới về tư duy kế hoạch trong điều kiện kinh tế thị trường.

 

Để khắc phục tình trạng này, Đại hội Đảng bộ Thành phố lấn thứ VII (12/2000) đã thông qua Nghị quyết, thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Xem sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng chất xám cao và coi đây là yếu tố theo chốt để tạo nên sự phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố.

 

Cho đến nay, tuy kết quả các chương trình trên còn hạn chế (có ý kiến cho 12 công trình và chương trình trọng điểm vẫn còn nằm trên giấy – NV) nhưng đã thể hiện sự đổi mới tư duy về quản lý kinh tế của Đảng bộ và Chính quyền thành phố. Điều này thể hiện qua phương thức chương trình hóa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng bộ với mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị.

 

Xuất khẩu tăng đột biến

Xuất khẩu một lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất khi thực hiện công cuộc đổi mới

Do giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH luôn có mối quan hệ nhân quả. Trong 20 năm qua quá trình này đã có những tác động rất sâu sắc đến các vấn đề kinh tế, xã hội, đô thị, trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

 

Cơ cấu lao động giữa 3 khu vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp là “địa chỉ” đầu tiên. Nếu như năm 1985 lao động ở khu vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm 23,8% thì đến năm 2002 đã giảm xuống còn 6,2%. Ngược lại lao động trong khu vực công nghiệp xây dựng đã tăng từ 28,5% lên 41,3% và khu vực dịch vụ tăng từ 47,7% lên 52,5%. Sức hút mạnh mẽ lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ không chỉ đóng góp vào việc biến đổi cơ cấu lao động trong khu vực ngoại thành, mà còn giải quyết một lực lượng lao động rất lớn di chuyển từ các vùng nông thôn khác vào thành phố. Chính điều này đã góp phần đáng kể vào quá trình tái cấu trúc cơ cấu lao động của cả nước.

 

Điểm nổi bật khác trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, đó là mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Nếu như kim ngạch xuất khẩu của thành phố khi chưa đổi mới, đạt con số 71,2 triệu USD vào năm 1985, thì đến năm 1990 con số này tăng đến 785 triệu USD, gấp 11lần và năm 2003 là 7,3 tỷ USD, tăng gấp 9 lần so với năm 1990 và hơn 100 lần so với năm 1985. Bên cạnh đó, là sự xuất hiện của 15 Khu công nghiệp và Khu chế xuất với diện tích đã xây dựng hơn 4.000ha. Các loại hình kinh tế này đã chuyển mục đích sử dụng hơn 2.000ha đất nông nghiệp kém màu mỡ, thành đất đô thị có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh. Điều này, làm cải thiện đáng kể đời sống một bộ phận dân cư ngoại thành, "biến" họ từ nông dân thành thị dân.

 

Tuy nhiên, những tác động mang yếu tố tiêu cực do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải không có. Trước hết là sự phân hóa nhanh các giai tầng xã hội, làm khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Kế đến, là sự tăng nhanh lao động nhập cư ở các ngành như may mặc, da giày, chế biến lương thực thực phẩm … đã tạo gánh nặng đối với các dịch vụ đô thị...

 

  • Trần Thanh
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,