,
221
5743
Đại hội Đảng X
daihoidangX
/chinhtri/daihoidangX/
787666
"Nhìn thẳng sự thật để thấy rõ trách nhiệm"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,
Tổng quan báo chí về Đại hội X:

'Nhìn thẳng sự thật để thấy rõ trách nhiệm'

Cập nhật lúc 08:58, Thứ Sáu, 21/04/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Diễn đàn Đại hội X ngày 20/4 thật sự là một cuộc tấn công mạnh mẽ vào những yếu kém trong cơ chế quản lý, lãnh đạo, thực trạng xuống cấp của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhiều giải pháp tâm huyết đã được đề xuất. VietNamNet tiếp tục tổng hợp một số ý kiến đáng quan tâm được đăng tải trên một số báo ra ngày 20/4.

 

Soạn: AM 755975 gửi đến 996 để nhận ảnh này

 

Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: "Công nghệ chọn người của chúng ta chưa tốt"

Đại hội X có nhiệm vụ quan trọng là tìm ra người tài, theo ông tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn ủy viên trung ương là gì?

 

Tôi quan niệm có một hệ tiêu chí, trong đó có điều kiện cần, bộ lọc đầu tiên là phẩm chất, lối sống. Nếu tham nhũng, tiêu cực thì không thể vào trung ương được. Nhưng như vậy chưa đủ, cần phải có năng lực thực sự. Thời đại chúng ta mọi sự kiện đều vận động rất nhanh, diễn biến rất phức tạp. Người đó cần có năng lực nắm bắt thời đại để có thể vận dụng được thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên.

 

Công nghệ chọn người của chúng ta chưa tốt. Bộ lọc đầu tiên về phẩm chất, chúng ta không xác định chung chung mà phải chọn ra những người có phẩm chất tốt, lối sống lành mạnh. Đây là những người lọt vào vòng 2 để xem xét năng lực. Chúng ta lẫn lộn và nhiều khi không rõ. Trong những người có phẩm chất tốt chọn được người có năng lực, dám đấu tranh cho cái mới, bảo vệ chân lý.

Ông Vũ Quốc Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ: "Một bộ phận cán bộ, đảng viên xuống cấp nghiêm trọng"

Suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng gia tăng cả về số lượng và phạm vi.

 

Đại hội VI cảnh báo: Trong xã hội ta diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích tập thể, của Nhà nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền” đến nay tình trạng đó đã và đang diễn ra ngay trong Đảng.

 

Từ chỗ chỉ có một bộ phận thì này đã diễn ra ở một bộ phận không nhỏ, trong đó có cả cán bộ, đảng viên có chức có quyền.

 

Sự suy thoái về đạo đức, lối sống làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiễu dân trước kia chỉ diễn ra ở cán bộ đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì nay xảy ra trong tất cả các ngành các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện các chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, công tác tham mưu hoạch định chính sác cụ thể…

 

Mức độ này tăng lên nếu trước kia chỉ là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất đơn lẻ thì nay diễn ra với nhiều thủ đoạn, có tính tổ chức chặt chẽ, móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngoài để trục lợi như: thông đồng, chia chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua sắm vật tư, thiết bị, hàng hóa, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối dự án, hoàn thuế giá trị gia tăng, trong cấp phát vốn, nhận lối lộ trong điều tra, truy tố, xét xử; “ra giá” trong việc cung cấp thông tin bí mật và trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.

Bà Hoài Thu, Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm UB các vấn đề XH của QH: "Muốn dân chủ phải dựa vào quần chúng''.

Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, muốn dân chủ thì chỉ có cách phải dựa vào quần chúng, chịu sự giám sát của quần chúng! Thoát ly, tránh né sự kiểm soát của quần chúng, coi như ''không chóng thì chày'' cũng dễ dẫn đến độc đoán. Dân chủ trong Đảng, khâu cán bộ là quyết định! (Cái này ai cũng nói được!) Làm sao có người cán bộ thực sự là có đức, có tài! Đức với tài phải đi liền nhau chứ không thể có đức không mà không có tài, không có năng lực để đảm đương nhiệm vụ được giao. Người có tài thiếu đức thì lại nghĩ ra trăm mưu, nghìn kế phá hại!

TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia tư vấn cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

"Theo tôi, điều quan trọng đầu tiên để xây dựng, chỉnh đốn Đảng là phải phát huy dân chủ trong Đảng... Đảng phải thực sự tuân theo luật pháp và mọi việc làm theo luật pháp. Đặt mình trong khuôn khổ pháp luật và Hiến pháp chứ không thể có chuyện Nghị quyết của Đảng có hiệu lực hơn cả pháp luật. Nếu đã công nhận nhà nước pháp quyền thì Đảng viên dù cấp nào đi chăng nữa cũng phải chịu sự phán xét của pháp luật. Không thể có chuyện đảng viên cấp càng cao thì phải đưa lên xem xét xem có thể đưa ra pháp luật xử lý được không, rồi thì cấp này cấp khác ra tuyên bố can thiệp... Những cái việc ấy làm cho dân và Đảng viên giảm niềm tin!

Chúng ta cứ nói là sẽ xem xét xử lý những trường hợp sai phạm theo đúng pháp luật nhưng mà vừa qua vẫn xảy ra rất nhiều việc như chạy chức, chạy quyền, chạy tội...Có lẽ nếu Đảng phát huy được dân chủ, dân chủ trong Đảng trước hết rồi sau đó ra ngoài xã hội và coi trọng sử dụng người ngoài Đảng (như thời Bác Hồ đã từng có Bộ trưởng không phải là Đảng viên, là các vị nhân sĩ, trí thức, người Việt nam ở nước ngoài) thì Đảng sẽ rất mạnh!"
 

 

 

Ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó chủ tịch UBND TP.HCM: "Người dân chưa hài lòng nghĩa là lãnh đạo chưa đúng"

"Chức năng hàng đầu của Đảng là xác định chiến lược và chính sách phát triển. Vai trò lãnh đạo của Đảng là chuẩn bị đội ngũ đảng viên đủ tầm, đủ tâm, có trí tuệ để dân chọn bầu vào các chức vụ chính quyền. Khi dân bầu người của Đảng vào chính quyền thì người đó phải chịu trách nhiệm trước dân...  Tôi nghĩ các đại biểu nhất trí với báo cáo chính trị của đại hội, trong đó có đoạn nói rõ “phải đổi mới phương thức và năng lực lãnh đạo của Đảng”. Theo tôi, đó cũng là nguyện vọng của các đảng viên và cũng là mong muốn của dân... Đảng cần phải chuẩn bị thật kỹ việc giới thiệu cán bộ của mình ứng cử vào các chức vụ chính quyền như Quốc hội, HĐND và các tổ chức chính trị - xã hội"

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: "Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!"

Để nhìn thẳng vào sự thật người ta cần lòng dũng cảm, vì sự thật có thể chỉ là viên “thuốc đắng”. Những đại biểu của Đại hội Đảng VI đã sẵn sàng “nuốt viên thuốc đắng” nói trên khi dũng cảm chỉ ra những căn bệnh như giáo điều, chủ quan, duy ý chí đã làm tê liệt khả năng của Đảng cầm quyền phản ứng lại với các vấn đề của cuộc sống. Và “thuốc đắng” đã “dã tật”, nhiều yếu kém ở tầm phương pháp tư tưởng đã được vượt qua, sự nghiệp đổi mới đã được đẩy tới. Viên thuốc đắng của ngày hôm nay chắc cũng sẽ đắng không khác gì so với của ngày xưa ấy, chỉ có điều sự thật của ngày hôm nay chắc chắn đã phức tạp hơn nhiều. Dưới đây là một vài trong số những sự thật như vậy:

1. Nạn tham nhũng đang trở thành thách thức của hệ thống. Không chống được tham nhũng không thể phát triển được kinh tế, không thể bảo đảm được công bằng, không thể củng cố được lòng tin.

2. Khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh. Không giảm bớt được khoảng cách này không thể có được sự phát triển bền vững, không thể có được một môi trường xã hội lành mạnh, an toàn.

3. Các nguồn lực khó được phân bổ chính xác. Nếu các nguồn lực không được phân bổ đúng đắn không thể có sự tăng trưởng có chất lượng và bền vững.

4. Cơ hội và thách thức của hội nhập là rất to lớn. Nhận biết những cơ hội và thách thức này đã khó, hoạch định đường lối chính sách để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức lại còn khó hơn...

Ông Nguyễn Đức Tâm: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức TƯ: "Công tác cán bộ hiện nay đang tồn tại cái gọi là “chủ nghĩa thân quen”.

"Điều tôi quan tâm nhất ở đại hội (ĐH) này là vấn đề con người. Vì từ việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách cho tới thực hiện đều từ con người mà ra. Đường lối, chính sách đúng mà con người không tốt thì cũng không thực hiện được. Nhưng có khi đường lối, chính sách còn khiếm khuyết, thiếu sót song có con người tốt, có năng lực thì đường lối, chính sách sẽ lại được bổ sung hoàn thiện trong quá trình đi vào cuộc sống.

Công tác cán bộ hiện nay đang tồn tại cái gọi là “chủ nghĩa thân quen”. Tức là những người thuộc êkip, bà con thân thích thì dễ được đưa vào bộ máy.  PMU 18 là một ví dụ, họ đưa cả họ hàng, người thân vào đấy. Hơn thế, một số người cấp trên còn gửi gắm cả người của mình vào. Thế là chằng chéo nhau, khi vụ việc vỡ lở là bao nhiêu người có liên quan... Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến không ít vụ việc thối nát kéo dài nhiều năm mà không bị phát hiện. Thậm chí phát hiện ra được nhưng còn bao che bởi xử lý nó cũng là xử lý mình.
 

 

 

 

Phó Thủ tướng Vũ Khoan: "Đến 2010, thu nhập theo đầu người có thể trên 1.000 USD"

Với những tồn tại của nền kinh tế hiện nay, việc đề ra mục tiêu sớm trở thành nước trung bình, ra khỏi trình trạng kém phát triển liệu có lạc quan quá không?

Đấy là tiêu chuẩn mà quốc tế định ra được. Một đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, tức là mức thu nhập tính theo đầu người là trên dưới 1.000 USD. Hiện nay, chúng ta đã đạt mức 640 USD, nếu trong 5 năm nữa, chúng ta tăng được lên 2,1 lần thì sẽ đạt được trên 1.000 USD. Như vậy là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đấy là có tính toán rất kỹ lưỡng chứ không phải là suy nghĩ chủ quan. Đó là khả năng hoàn toàn hiện thực.

Nhưng trong 5 năm nữa, tiêu chuẩn quốc tế sẽ không còn là 1.000 USD?

Thì đó là dự đoán của chúng ta. Còn bây giờ, chúng ta vẫn phải lấy tiêu chuẩn đang có hiệu lực, tức là tiêu chuẩn của LHQ hiện nay vì người ta chưa thay đổi tiêu chuẩn đó. Tất nhiên, nguy cơ tụt hậu vẫn còn rất lớn, chứ mục tiêu 1.000 USD chưa phải là con số ghê gớm gì. Mục tiêu này không trùng lắp với mục tiêu là đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước CNH-HĐH mà là một bậc thang để đến 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước CNH-HĐH.

Theo Phó Thủ tướng, năm 2010 sẽ khác năm 2006 như thế nào?

- Chắc chắn thu nhập theo đầu người sẽ thay đổi. Bây giờ trên 600 USD/người, lúc đó có thể trên 1.000 USD. Cứ nhìn vào thời gian từ năm1995 đến nay đã bao nhiêu thay đổi, vậy thì chắc chắn đến 2010 cũng vậy.
 

 

 

Ông Nguyễn Tuấn Khanh - Phó ban Nội chính TƯ :  "Phải phát huy vai trò của báo chí; tăng lương cho cán bộ, công chức".

Cần thực hiện nghiêm túc quy định về kê khai tài sản và kiểm soát thu nhập của cán bộ công chức.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí trong việc phát hiện, lên án và tạo dư luận đấu tranh kiên quyết với các hành vi tham nhũng. Cần khuyến khích báo chí đưa tin một cách khách quan, trung thực, tránh gây ngộ nhận hoặc làm cho quần chúng nhân dân hiểu lầm quyết tâm chính trị của Đảng ta.

Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, thu nhập và chế độ đãi ngộ của cán bộ công chức. Một trong những nguyên nhân của tham nhũng là mức thu nhập của cán bộ công chức còn thấp." 
 

 

 

Nhà báo Mai Thúc Long - Đài Tiếng nói Việt Nam: "Suy nghĩ và mong đợi".

 Đảng cần xác lập lại niềm tin trọn vẹn của dân bằng những quyết sách hợp lý, công khai, minh bạch, không lẫn lộn với chính quyền, không có rào cản vô hình. Thượng tôn pháp luật là yêu cầu tuyệt đối, bất khả kháng với tất cả mọi thành viên xã hội. Dù biết Đảng còn có những hạn chế nhất định, song “Lòng dân yêu Đảng như là yêu con” (Tố Hữu). Đảng lãnh đạo dân nhưng Đảng từ lòng dân mà ra. Giữa hai khái niệm Đảng, Dân thì Dân bao giờ cũng là gốc. Cơ chế một Đảng lãnh đạo như thế nào để xây dựng một niềm tin tuyệt đối trong dân cũng là vấn đề cần tháo gỡ. Cần phải  biết rõ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và luật pháp. Cần có một đạo luật về sự lãnh đạo này hay không? Phải chăng, Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chính sách, trong đó trí tuệ, công tác tư tưởng để thuyết phục là chính chứ không là mệnh lệnh – có phải thế không?

  •  Đ.Q (tổng hợp)

   

,
,